TPBank Gấp Đôi Giá Trị Đầu Tư Với akaBot

Theo đại diện TPBank, trong năm 2020, chuyển đổi số đã giúp ngân hàng tăng 24,47% tổng giá trị tài sản so với năm 2019, vượt hơn 14% kế hoạch năm. Ông Tống Văn Tiến – Giám đốc đổi mới số, khối công nghệ thông tin của TPBank cho biết, một trong những bước chuyển đổi số mang lại hiệu quả của ngân hàng là áp dụng trợ lý robot ảo để nâng cao hiệu suất lao động và tiết kiệm chi phí.

Thách thức

Ngân hàng TPBank đặt ra mục tiêu dẫn đầu khối ngân hàng thương mại trong công cuộc chuyển đổi số và tự động hoá, không chỉ trong các nghiệp vụ phục vụ khách hàng, mà còn góp phần tối ưu vận hành.

Ngân hàng có nhu cầu triển khai tự động hoá hàng loạt tới tất cả các phòng ban nghiệp vụ TPBank, với mục tiêu tối ưu vận hành, đảm bảo vận hành không gián đoạn và tiết kiệm chi phí. 

Giải pháp

Dự án tự động hoá TPBank bắt đầu bằng giai đoạn PoC và Pilot với một nhóm quy trình nhỏ. Đội ngũ triển khai lựa chọn dưới 10 quy trình có mức độ phức tạp từ thấp tới trung bình để ưu tiên ứng dụng tự động hoá RPA trước (Fast Automation). 

Trong năm 2020, đội ngũ akaBot dự kiến triển khai 45-50 bot RPA phục vụ 5 khối nghiệp vụ đầu tiên với những kết quả khả quan. Sau đó, TPBank bước vào giai đoạn “Mass Automation”, triển khai hàng loạt tới nhiều phòng ban khác. 

5 khối nghiệp vụ đầu tiên được đưa vào ứng dụng tự động hoá RPA bao gồm: 

  1. Trung tâm thẻ
  2. Khối vận hành
  3. Khối pháp chế
  4. Khối tài chính
  5. Khối quản trị rủi ro

 

Kết quả

Chỉ sau 6 tháng, akaBot đã triển khai thành công 75 bot cho TPBank, bao gồm các nghiệp vụ như: đóng mở tài khoản, chuyển tiền, rút tiền, các nghiệp vụ back-office về vận hành… Một số kết quả tiêu biểu: Giảm 80% thời gian xử lý tác vụ, giảm tới 40% chi phí vận hành, đồng thời cải thiện đáng kể hiệu suất và tính chính xác của kết quả công việc.  

Ông Tống Văn Tiến – Giám đốc đổi mới số, khối công nghệ thông tin của TPBank cho biết: “Với trợ lý robot ảo, chúng tôi có thể tận dụng, tối ưu, hoạt động ở từng quy trình khác nhau, đảm bảo hoạt động 24/24. Với mức đầu tư không lớn, chúng tôi đạt được kết quả thành công gấp hai lần so với giá trị đầu tư, tiết kiệm được khoảng 45 nhân sự”. 

Dự kiến trong tương lai

Trong năm 2021, TPBank dự kiến hoàn thành 145 bot, trong đó bắt đầu xuất hiện những bot thông minh (Intelligent Automation) ở mức độ phức tạp cao hơn, giải được những bài toán vận hành yêu cầu cao hơn từ phía ngân hàng.

Với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm, TPBank mong muốn dựa trên ứng dụng công nghệ, tự động hoá, có thể hiểu rõ hơn thị trường và khách hàng, từ đó xây dựng sản phẩm và dịch vụ chất lượng, nâng cao giá trị và lợi ích cho khách hàng, đảm bảo phát triển bền vững. 

Đăng ký nhận Case Study ứng dụng tự động hoá tại TPBank