3 Lý Do Để Ngành FMCG Ứng Dụng Tự Động Hóa Thông Minh

Nhu cầu khách hàng ngày càng khắt khe, thị trường ngày càng cạnh tranh đã thúc đẩy các doanh nghiệp FMCG ứng dụng Tự động hoá thông minh (IA) trong sản xuất và vận hành. Với khả năng tích hợp AI và RPA, IA có thể tối ưu hoá hoá gần như mọi khía cạnh trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán về nhu cầu khách hàng, xu hướng ngành và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Tự động hóa thông minh là gì?

Tự động hóa thông minh (Intelligent Automation – IA) là sự kết hợp giữa Tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation – RPA) và các công nghệ tân tiến như Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Máy học (Machine Learning – ML), Xử lý dữ liệu thông minh (Intelligent Document Processing – IDP) và Khai phá quy trình (Process Mining) nhằm tự động hóa những nhiệm vụ và quy trình phức tạp hơn, đòi hỏi khả năng phân tích, học hỏi, phán đoán và ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người.

IA đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (Fast Moving Consumer Goods – FMCG) bởi IA có khả năng mở rộng phạm vi tự động hoá của RPA, kết hợp với mô phỏng tư duy con người của AI để tự động hoá các quy trình quan trọng như chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng, xử lý hoá đơn, quản lý kho bãi, hậu cần. Đây cũng là một bước tiến tới Siêu tự động hoá (Hyperautomation) nhằm tạo ra một quy trình tự động hoá toàn diện, tối ưu, giúp doanh nghiệp tối đa hóa nguồn tài nguyên và nâng cao lợi thế cạnh tranh.     

IA là chìa khoá khai mở tiềm năng của ngành FMCG. Nguồn: provenconsult.com

Tại sao các công ty FMCG cần Tự động hóa thông minh?

Thị trường ngày càng cạnh tranh

Nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng và sự tăng trưởng của nhiều thương hiệu trên thị trường là những yếu tố thúc đẩy FMCG trở thành một ngành rất đa dạng và có mức độ cạnh tranh cao. Bất kỳ thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường đều phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ các “ông lớn” trong ngành. 

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã có tác động nặng nề tới nền kinh tế nói chung và ngành FMCG nói riêng. Giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều quốc gia dẫn đến đứt gãy lưu thông, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, kèm theo đó là thu nhập và tiêu dùng giảm. Giãn cách cũng là yếu tố làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng đang dần chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến thay vì truyền thống như trước đây để hạn chế tiếp xúc. Theo báo cáo từ Nielsen Việt Nam, có tới 63% người tiêu dùng sẽ đẩy mạnh mua sắm trực tuyến sau đại dịch.

Khách hàng ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến sau đại dịch. Nguồn: api.time.com

Điều này chứng tỏ đây là thời điểm vàng cho các doanh nghiệp FMCG hướng tới chuyển đổi số, tận dụng lợi thế của công nghệ để tác động thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức vận hành doanh nghiệp nhằm thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Với việc ứng dụng AI, doanh nghiệp có thể dự đoán xu hướng của ngành, phân tích hành vi, thói quen người tiêu dùng và đưa ra chiến lược phù hợp nhằm tiếp thị nhóm khách hàng tiềm năng. Tích hợp RPA còn cho phép doanh nghiệp tự động hoá toàn bộ tác vụ thủ công, tối ưu hoá quy trình vận hành và cải thiện năng suất. Đây đều là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp khai thác vị trí cạnh tranh trên thị trường khốc liệt của ngành FMCG.

Như vậy, nếu không kịp thời có những biện pháp thích nghi với xu hướng công nghệ trên toàn cầu, rất có thể doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ thụt lùi trước cuộc đua số hoá đang diễn ra mãnh liệt trong thị trường FMCG nói riêng và bán lẻ nói chung.

Nhu cầu của khách hàng thay đổi

Người tiêu dùng quan tâm hơn tới môi trường 

Nhận thức của người tiêu dùng về các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường trong hoạt động tiêu dùng ngày càng rõ rệt. Theo thống kê, trên 55% người tiêu dùng trên toàn cầu quan tâm hơn đến môi trường sau tác động của đại dịch COVID-19 và 35% hướng tới tiêu dùng bền vững.

Với việc người tiêu dùng ngày càng bày tỏ sự quan tâm và ý thức bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có thể chủ động thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững, tạo kết nối với khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Để đạt được điều này, ứng dụng IA là chìa khoá giúp doanh nghiệp mở ra “cánh cửa” tiếp cận xu hướng xanh, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Tận dụng thuật toán của trí tuệ nhân tạo kết hợp với ML cùng hệ thống cảm biến và hình ảnh vệ tinh, các doanh nghiệp có thể nhận định lượng tài nguyên cần thiết cho quá trình sản xuất, từ đó đánh giá tác động tới môi trường và thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. 

Ví dụ, P&G, một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ, đã ứng dụng thành công AI, Máy học và các nền tảng lưu trữ dữ liệu để xác định các loại máy có thể cắt giảm năng lượng, nhờ đó giảm thiểu phế liệu và các tác động có hại cho môi trường. 

Đọc thêm: 13 trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

Doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ để đánh giá tác động tới môi trường và thực hiện quy trình vận hành xanh. Nguồn: cloudfront.net

Người tiêu dùng mong muốn trải nghiệm mua sắm tốt hơn

Trải nghiệm mua sắm thuận tiện, cá nhân hoá đang ngày càng được khách hàng chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là với những phân khúc khách hàng cao cấp.

Các công ty FMCG thường phải đối mặt với khối lượng dữ liệu khổng lồ, từ dữ liệu ngành hàng, xu hướng thị trường, khách hàng,…Những dữ liệu này được coi là tài sản vô giá, giúp doanh nghiệp thấu hiểu thị trường, khách hàng, từ đó có những cải tiến đối với sản phẩm để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc xử lý những dữ liệu này đòi hỏi lực lượng lao động lớn, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức. Bên cạnh đó, những lỗi sai trong việc xử lý là không thể tránh khỏi, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp FMCG thất bại trong việc phân tích insight khách hàng và đáp ứng kỳ vọng của họ về cá nhân hoá, gây tác động tiêu cực đối với doanh thu của doanh nghiệp. 

Trải nghiệm khách hàng là yếu tố then chốt của mọi doanh nghiệp FMCG. Nguồn: omacomp.com

Tin vui với các doanh nghiệp FMCG là thách thức này có thể được giải quyết nhờ việc tiếp cận chuyển đổi số, tận dụng sức mạnh của AI, ML và Dữ liệu lớn (Big data) cùng các công cụ phân tích. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đào sâu thông tin dữ liệu khách hàng, thu thập những thông tin hữu ích và đề ra các giải pháp nhằm cá nhân hoá sản phẩm, cho phép khách hàng trải nghiệm mua sắm thuận tiện, đa dạng, tích cực hơn. 

Giải quyết thách thức về quy trình hoạt động 

Để xây dựng một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời như vậy, các doanh nghiệp FMCG phải đảm bảo mọi bước thực hiện trong chuỗi cung ứng đạt độ chính xác cao và kịp thời.

Nhưng, khó khăn đặt ra đối với ngành bán lẻ nói riêng và FMCG nói chung xuất phát từ đặc trưng của ngành là nhiều tác vụ thủ công, lặp đi lặp lại, tiêu tốn nhiều gian và dễ xảy ra sai sót trong quá trình vận hành, đặc biệt là quy trình thực hiện đơn hàng. Theo đó, báo cáo của Visual Capitalist chỉ ra rằng có tới 49% quy trình thực hiện đơn hàng vẫn được tiến hành thủ công. 

Ngành FMCG gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý đơn hàng.

Thông thường, các công ty FMCG phải giải quyết lớn số lượng đơn hàng với rất nhiều mặt hàng khác nhau. Những thao tác xử lý đơn hàng bao gồm thu thập thông tin khách hàng, kiểm tra tình trạng mặt hàng, trích xuất và chuyển các đơn hàng từ hệ thống SAP sang định dạng Excel, duyệt thủ công từng đơn hàng. Đây đều là những tác vụ thủ công, tiêu tốn rất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót. 

Để giải quyết bài toán này, ứng dụng công nghệ RPA sẽ giúp các doanh nghiệp tự động hoá hoàn toàn quy trình xử lý đơn hàng, giảm thiểu tối đa khối lượng công việc thủ công và chi phí vận hành. RPA có thể xử lý các tác vụ bao gồm:

  • Trích xuất dữ liệu từ SAP sau mỗi 5 phút và chuẩn bị dữ liệu để xử lý
  • Nhận hàng loạt file Excel chứa tất cả dữ liệu đơn hàng cần thiết
  • Tự động kiểm tra đơn hàng (tình trạng hết hàng, tình trạng tồn kho)
  • Cập nhật đơn hàng trên SAP
  • Thông báo với người bán về tình trạng đơn hàng

Việc ứng dụng RPA trong quy trình xử lý đơn hàng có thể mang lại những lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp:

  • 3840 giờ được tiết kiệm mỗi năm
  • 30% sai sót trong quá trình xử lý được giảm thiểu
  • 100% mức độ cung cấp dịch vụ được cải thiện
  • 1 tháng đạt được mục tiêu về ROI

Ngoài ra, RPA còn có thể được ứng dụng hiệu quả trong nhiều quy trình của ngành FMCG để giải quyết những thao tác thủ công như:

  • Thu thập dữ liệu: RPA giúp doanh nghiệp thu thập và quản lý hiệu quả các khoản thu-chi, hóa đơn, sao kê, và đối chiếu, cho phép doanh nghiệp cắt giảm tối đa những tác vụ đòi hỏi sự can thiệp của con người và nâng cao năng suất vận hành.
  • Xử lý hoá đơn: Ứng dụng RPA để quét, đọc và kiểm tra hóa đơn theo đơn đặt hàng, tự động gửi hóa đơn cho bộ phận liên quan, nhập hóa đơn vào hệ thống và đánh dấu hóa đơn sau khi hoàn tất đơn hàng…
  • Quản lý hàng tồn kho: RPA kết hợp cùng AI có thể hỗ trợ kiểm soát hàng tồn kho, theo dõi giao hàng và trả lời đơn đặt hàng nhờ sự tích hợp liền mạch giữa các hệ thống nhà cung cấp và nhà kho. Việc triển khai RPA hiệu quả có thể giúp quản lý hàng tồn kho một cách dễ dàng mà không cần sự giám sát của con người.

Kết luận

Như vậy, IA đóng vai trò nòng cốt trong việc định hình nên một thị trường thông minh hơn khi nói đến tương lai của ngành FMCG. Rõ ràng, việc tiếp cận IA và hướng tới Siêu tự động hoá là chìa khoá đưa các doanh nghiệp đến gần hơn với hành trình chuyển đổi số, tối ưu hoá quy trình vận hành, đáp ứng nhu cầu khách hàng và gia tăng trải nghiệm khách hàng trên mọi điểm chạm. 

Để tìm hiểu chi tiết hơn về ứng dụng và những lợi ích mà Tự động hoá thông minh và Siêu tự động hoá mang lại, doanh nghiệp vui lòng tìm kiếm thông tin tại đây.

Tham khảo:

RPA in FMCG

RPA Helps Stock Planners At A Fmcg Company Meet Their SLA

Importance Of Smart, Low-Cost Automation For FMCG Success

The State Of FMCG In Asia Pacific And The Keys To Winning

What Will the FMCG Industry Trend Be Like in 2022?

Trạng Thái Bình Thường Mới: Đáp Án Từ Nielsen Trước Câu Hỏi “Điều Gì Sắp Đến?”

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.