3 Ứng Dụng Công Nghệ Nổi Bật Góp Phần Xây Dựng Nguồn Nhân Lực Số

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu, và là mục tiêu mà mọi quốc gia đều hướng tới. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp Việt Nam dễ gặp phải những nút thắt, mà một trong số đó là kỹ năng, tri thức của lực lượng lao động chưa theo kịp công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, vấn đề đào tạo và đào tạo lại đang được đẩy lên hàng đầu, và ứng dụng công nghệ chính là một phương pháp hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ, cải thiện chất lượng đào tạo nhân viên.

Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực số chất lượng cao

Tại Hội nghị và Triển lãm thế giới số ITU Digital World 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, chuyển đổi số là hướng đi quan trọng và đúng đắn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và bảo vệ an toàn cho người dân. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần giải quyết thành công bài toán về nhân lực. 

Đọc thêm: 5 Câu Hỏi Doanh Nghiệp Cần Trả Lời Trước Khi Tự Động Hóa

Thực tế cho thấy, nhu cầu đào tạo và tái đào tạo nhân lực số là rất lớn, và đội ngũ nhân viên đang trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp cần được ưu tiên chú trọng đầu tiên. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ rất khó đưa công nghệ vào ứng dụng nếu đội ngũ nhân viên không thể làm quen, bắt kịp và làm việc với hệ thống công nghệ mới. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng nhu cầu số hóa tăng cao, tốc độ các doanh nghiệp đào tạo và phát triển nhân viên cần tương thích với tốc độ nâng cấp hoặc đầu tư vào công nghệ.

Trong quá trình chuyển đổi số, nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Nguồn: daibieunhandan.vn

Tại Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực số vẫn còn khá hạn chế. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhân sự phải làm việc từ xa, việc đào tạo cũng trở nên khó khăn hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ cần thay đổi một chút góc nhìn, các doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận ra công nghệ tạo điều kiện cho phương thức làm việc hỗn hợp (hybrid) phát triển, thì cũng chính là chìa khóa để đào tạo ra lực lượng lao động số trong bối cảnh giãn cách. Với sự hỗ trợ của công nghệ trong công tác đào tạo và đào tạo lại, nhân viên không chỉ có thêm cơ hội làm quen với công nghệ, mà trải nghiệm và chất lượng đào tạo cũng được tăng lên đáng kể.

Ứng dụng của công nghệ trong đào tạo nhân lực

Nền tảng ứng dụng kỹ thuật số (DAP)

DAP (Digital Adoption Platform) là một lớp phần mềm được tích hợp bên trên một webiste hoặc một ứng dụng phần mềm khác để hướng dẫn người dùng về các tác vụ và chức năng. 

DAP được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhằm cá nhân hóa trải nghiệm của người học. Nguồn: digital-adoption.com

Mục tiêu của DAP là giúp những người mới sử dụng học cách tương tác với webiste hoặc ứng dụng một cách nhanh chóng, hoặc hỗ trợ những người đã sử dụng làm quen với những tính năng mới được bổ sung, tránh tình trạng những tính năng này bị bỏ quên. DAP là công cụ đắc lực giúp đơn giản hóa quy trình học tập, ngoài ra còn đóng vai trò như một  trung tâm thu thập, phân loại và chia sẻ dữ liệu như tài liệu học tập. 

Đối với việc đào tạo nhân viên, DAP được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhằm cá nhân hóa trải nghiệm của người học, dựa vào nhu cầu, trách nhiệm, và mục tiêu học tập của mỗi nhân viên, từ đó cải thiện kết quả học tập của họ. Cụ thể, DAP sẽ đưa ra những chỉ dẫn tự động, tùy chỉnh với từng nhân viên trong quá trình học tập, và một danh sách các hướng dẫn cụ thể, video, self-help menu, giúp nhân viên hoàn thành từng bước tác vụ một cách hiệu quả nhất. Không những thế, các nền tảng này còn cho phép nhân viên theo dõi lộ trình học của mình, bằng cách thu thập thông tin và hành vi của người học.

Với DAP, các doanh nghiệp có thể xây dựng một quy trình onboard nhân viên hiệu quả, đạt mục tiêu cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên lên tới 72% và năng suất tới hơn 70%, bên cạnh mục tiêu phát triển lực lượng nhân lực số.

Hệ thống quản trị học tập (LMS)

LMS là viết tắt của Learning Management System, là một ứng dụng phần mềm hỗ trợ quản lý, sắp xếp, theo dõi, báo cáo và cung cấp các khóa học, chương trình đào tạo hoặc phát triển. Đây là ứng dụng có phân khúc lớn nhất trong thị trường các hệ thống đào tạo, và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan nhanh.

Các hệ thống này được tích hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp chương trình đào tạo phù hợp với từng người học và phát hiện những lỗ hổng trong đào tạo. Dựa trên những hành vi và quyết định của nhân viên trong suốt khóa học, LMS sẽ điều chỉnh chương trình học và gợi ý những khóa học tương tự mà nhân viên có thể sẽ cần hoặc cảm thấy hứng thú. 

Các nền tảng LMS hiện đại được tích hợp với AI để đưa ra những gợi ý hữu ích cho người học. Nguồn: memberpress.com

Không chỉ hỗ trợ nhân viên đang hoàn thành khóa học, sự tích hợp AI trong LMS có thể giúp quá trình đào tạo nguồn nhân lực số trong tương lai hiệu quả hơn. Cụ thể, robot thu thập và lưu trữ dữ liệu về hành vi của người học, và khi gặp trường hợp học viên có những thói quen, hành vi tương tự trong lộ trình học tập của mình, robot có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn cho học viên mới, dựa trên những gợi ý đã có ích cho nhân viên cũ. 

“Game hóa” – Gamification

Gamification là một trong những xu hướng rất thịnh hành trong lĩnh vực nhân sự, nó sử dụng môi trường số để giúp nhân viên đạt được mục tiêu học tập của mình. Nhân viên sẽ tham gia vào các trò chơi tính điểm, và sẽ nhận phần thưởng khi họ cải thiện được các kỹ năng hoặc đáp ứng được mục tiêu mà công ty kỳ vọng. 

Sự phát triển của hình thức này đi cùng với sự phát triển của các ứng dụng di động ảnh hưởng đến thói quen chơi game của con người. Theo Tổ chức Phát triển Nhân tài (The Association of Talent Development), không chỉ giúp cải thiện chất lượng đào tạo, đây còn là hình thức hiệu quả giúp thúc đẩy nhân viên. Khi các phần thưởng điện tử (e-reward) trở thành một phần trong phúc lợi của nhân viên, người học sẽ có thêm động lực tham gia các khóa tự học, tự giác cải thiện kỹ năng của mình, thậm chí trong những khoảng thời gian rảnh rỗi.

Gamification sử dụng e-reward để thúc đẩy nhân viên. Nguồn: wewin.com.vn

Đào tạo nhân lực số trong tương lai

Trong tương lai, hình thức đào tạo trực tiếp sẽ nhường chỗ cho các hình thức trực tuyến, tập trung vào cá nhân hóa trải nghiệm người học, tùy chỉnh theo nhu cầu người học với sự giúp sức của trí tuệ nhân tạo (AI). Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng sẽ được tích hợp nhịp nhàng vào quy trình làm việc của nhân viên, hỗ trợ họ vừa học vừa làm, thay vì phân tách việc học và làm trong hai khoảng thời gian riêng rẽ. Với sự giúp sức của công nghệ, người học có thể đạt mục tiêu cải thiện kỹ năng làm việc với công nghệ trong quá trình làm việc tại nhà, , từ đó họ có thêm nhiều cơ hội học tập và tương tác với công nghệ.

Tham khảo 

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực số

Nhân lực số – những người lái con tầu Chuyển đổi số Việt Nam

Three Ways Technology Can Enhance Employee Training

New Technologies in Employee Training

Digital Adoption Platforms (DAP): A Guide to the 11 Best

Learning management system

Gamification: Playing Your Way to Better Employee Engagement

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.