4 Cơ Hội Nghề Nghiệp Đầy Hứa Hẹn Trong Ngành RPA

Một nghiên cứu của Deloitte năm 2015 dự đoán rằng, trong vòng 15 năm, các công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đã loại bỏ 800.000 vị trí công việc tại Anh, nhưng mở ra 3,5 triệu cơ hội việc làm mới.Tự động hóa, AI và RPA sẽ thay đổi thị trường việc làm trong một vài năm tới. Theo The Economist, những vị trí tuyển dụng có từ “Automation” (Tự động hóa) trong tiêu đề đã tăng 21% năm 2020. 

RPA đang dần thay thế những công việc có quy trình và lặp đi lặp lại, nhưng cũng mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp mới trong lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh. Đó là những công việc nào? Cùng khám phá trong bài viết đây.

Kỹ sư phần mềm RPA (RPA Developer)

(Nguồn: Freepik)

Kỹ sư phần mềm là người xây dựng và triển khai RPA cho công ty. Họ cần có kiến thức về quy trình kinh doanh để phát triển một hệ thống mới hoặc tiếp tục trên hệ thống có sẵn của công ty cho việc tự động hóa quy trình. 

Công việc này cần kỹ năng sắp xếp, trình bày thông tin và lên kế hoạch tốt để triển khai và quản lý dòng chảy công việc cho dự án. Các kiến thức lập trình căn bản cũng rất cần thiết cho vị trí này do kỹ sư phần mềm cần viết thêm mã code ngoài những giới hạn của các công cụ trực quan hóa. Mặc dù RPA không cần nhiều lập trình và có giao diện trực quan, các kỹ sư cũng cần có những kỹ năng lập trình về luồng điều khiển, xử lý ngoại lệ và hệ thống dữ liệu.

Những ai đã từng làm quản lý chất lượng và kiểm thử phần mềm đều có thể chuyển sang vị trí kỹ sư phần mềm RPA một cách dễ dàng. Sau đó, các RPA Developer có kiến thức nền IT thường phấn đấu trở thành Technical Leader, sau đó là Solution Architect (SA). Một hướng đi khác là trở thành Project Manager (PM).

Tìm hiểu thêm về nghề RPA Developer:

Kỹ sư thiết kế RPA (RPA Architect)

(Nguồn: Freepik)

Một kỹ sư thiết kế thường là một kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm từ 5-8 năm. Họ phụ trách việc cài đặt cơ sở hạ tầng ban đầu và kiểm tra tính khả thi của hệ thống. Kỹ sư thiết kế sẽ làm việc cùng với Trung tâm Xuất Sắc (Center of Excellence) để đảm bảo các tiêu chuẩn và chỉ dẫn mã code đang được toàn bộ lập trình viên tuân theo. Họ cũng cần có cái nhìn tổng quát về toàn bộ hệ thống RPA để đưa ra những đánh giá khi một quy trình đang sử dụng RPA sai cách hay các robot đang chạy không hiệu quả.

Do kỹ sư thiết kế là người đứng đầu trong việc thiết kế, duy trì giải pháp và quy trình làm việc, họ cần có kiến thức sâu rộng về mẫu thiết kế phần mềm (software design patterns).

Chuyên viên phân tích kinh doanh RPA (RPA Business Analyst)

(Nguồn: Freepik)

Chuyên viên phân tích RPA là người trung gian giữa bên kinh doanh và bên kỹ thuật. Công việc chính của họ là phân tích các quy trình nghiệp vụ có thể tích hợp công nghệ, chịu trách nhiệm cung cấp các giải pháp theo yêu cầu từ các bên liên quan và đóng gói tài liệu.

Với vị trí này, kĩ năng phân tích nghiệp vụ sẽ quan trọng hơn là kỹ năng phần mềm. Bên cạnh đó, họ cũng cần có kiến thức về RPA để trao đổi với người dùng về những tính năng có thể tự động hóa cho quy trình.

Như các vị trí khác, RPA Business Analyst sẽ xuất phát từ Fresher, tới Junior và Senior. Các vị trí cao hơn có thể là BA Leader, hoặc Product Manager (PM), tùy theo từng doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm về RPA Business Analyst và các kỹ năng cần thiết:

“Nhà vô địch” RPA (RPA Champion)

(Nguồn: Freepik)

“Nhà vô địch” RPA là người ủng hộ và dẫn dắt quá trình triển khai RPA trên toàn công ty. Họ đảm bảo quá trình tự động hóa diễn ra suôn sẻ trong khi lãnh đạo các hoạt động quản lý RPA. 

Do đó, “Nhà vô địch” RPA cần có nhiều kinh nghiệm với tự động hóa và luôn tin tưởng vào những lợi ích mà RPA mang lại. Vị trí này có thể được đảm nhận bởi một nhân viên bộ phận IT hoặc bộ phận kinh doanh. Nếu được phụ trách bởi bộ phận kinh doanh, họ sẽ là cầu nối giữa hai bên để đảm bảo sự hợp tác tốt và thành công lâu dài.

Người mới bắt đầu cần học gì để gia nhập ngành RPA?

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về các nghề nghiệp liên quan đến RPA qua ebook Hành trình nhập môn RPA – download miễn phí tại đây

Nếu bạn đang có ý định gia nhập các ngành nghề liên quan đến RPA, bạn cần đạt yêu cầu tối thiểu dành dù làm ở bất kì vị trí nào, đó là trang bị đầy đủ phải có kiến thức chuyên môn về giải pháp công nghệ này. Hiện nay bạn có thể tiếp cận với RPA qua nhiều hình thức với những ưu điểm riêng biệt phù hợp với nhu cầu học tập và quỹ thời gian của từng người. Bạn có thể tham khảo tại 5 Nguồn Kiến Thức Để Đón Đầu Xu Hướng RPA.

Kết

Tóm lại, sự phát triển của tự động hóa trong tương lai sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đầy tiềm năng, đòi hỏi nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, sẵn sàng làm chủ công nghệ. 

Đặc biệt, với thị trường đầy tiềm năng bùng nổ trong tương lai nhưng lại chưa có nhiều cạnh tranh trong thời điểm hiện tại, các bạn trẻ hoàn toàn có cơ hội đón đầu làn sóng này.

Tham khảo

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.