Trong thời đại mới, hạ tầng CNTT được xem là “nền móng” cho mỗi doanh nghiệp tương lai.
Mới đây, vào ngày 27/10/2021, Vụ Khoa học và công nghệ – Bộ Công Thương đã chỉ ra 5 nguyên nhân chính cản trở các doanh nghiệp bước vào đẩy nhanh, triển khai mạnh số hóa. Còn “mắc kẹt” trong những tư duy truyền thống, thì còn bỏ lỡ nhiều cơ hội lấy công nghệ làm đòn bẩy nâng tầm doanh nghiệp. Với đặc thù ngành ngân hàng nói riêng, chúng ta hãy cùng đào sâu vào gốc rễ dẫn đến sự chậm chạp này.
Tư duy ngại thay đổi
Công nghệ luôn thay đổi từng ngày và việc chủ động cập nhật công nghệ mới là yếu tố quyết định mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc vận hành cơ sở hạ tầng CNTT. Các hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng thường đã được xây dựng từ lâu và mạnh tay đầu tư hạ tầng ban đầu với chi phí cao và những đặc thù riêng. Khi công nghệ ấy nhanh chóng lạc hậu, các nhà lãnh đạo cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức cho việc cải thiện, thích ứng tình hình mới.
Tâm lý ngại thay đổi và trung thành với một hệ thống CNTT cũ kỹ nhìn sơ qua tưởng chừng vô hại và tiết kiệm chi phí, nhưng thực chất sẽ lấy đi cơ hội phát triển của doanh nghiệp và tạo ra tổn thất khó đo đếm bằng tiền bạc trong dài hạn.
Phớt lờ xu hướng số hóa
Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2019) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 67% doanh nghiệp cho biết họ đã tự động hoá một phần công việc trong 3 năm qua và có tới 75% công ty dự định sẽ tự động hoá công việc mới trong 3 năm tới. Số hóa đã khẳng định là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0.
Không phải đơn giản là chạy theo xu hướng, nhìn vào các con số thực tế cũng là minh chứng cho những lợi ích thiết thực của số hóa khi ứng dụng vào vân hành – kinh doanh: tiết kiệm chi phí, đơn giản hóa quy trình, nâng cao hiệu suất làm việc, bảo mật thông tin, v.v… “Với mức đầu tư không lớn, chúng tôi đạt được kết quả thành công gấp hai lần so với giá trị đầu tư, tiết kiệm được khoảng 45 nhân sự”, Ông Tống Văn Tiến – Giám đốc đổi mới số, khối công nghệ thông tin của TPBank chia sẻ về giải pháp trợ lý robot ảo, sử dụng công nghệ RPA của akaBot tại tọa đàm về chuyển đổi số.
Xem nhẹ mức độ cạnh tranh trong thị trường Tài chính – Ngân hàng
Đại diện Nam Á Bank, ông Nguyễn Vĩnh Tuyên, Giám đốc khối CNTT chia sẻ, cuộc đua về core banking đã diễn ra cách đây 10 năm. Giờ là lúc các ngân hàng chạy đua về việc tối ưu quy trình nội bộ và chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng.
Chưa bao giờ mức độ sẵn sàng sử dụng công nghệ số của người Việt cao như hiện nay. Mạng 4G phủ sóng 95% hộ gia đình, và Việt Nam cũng tiên phong ra mắt công nghệ 5G từ năm 2020.
Trong lĩnh vực ngân hàng, đây là “thời điểm vàng” để tận dụng thời cơ Làn sóng số hóa – tự động hóa trước khi bị bỏ lại phía sau.
Quan niệm công nghệ cao đồng nghĩa với chi phí cao
Việc ứng dụng công nghệ cao với chi phí đắt đỏ thực chất từng xảy ra tạo nên quan ngại này, nhưng đó là câu chuyện ở những thập kỷ trước, khi mà công nghệ còn là một thứ mới mẻ.
Nhưng với sự phát triển không ngừng, công nghệ hiện tại trở nên thân thiện và chi phí rẻ hơn rất nhiều. Đặc biệt, khi nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại trên thế giới đã có thể được sáng tạo bằng bàn tay Việt, trí tuệ Việt – những sản phẩm thấu hiểu văn hóa, cách vận hành của doanh nghiệp trong nước, dễ dàng thích ứng với hạ tầng công nghệ hiện tại và đồng hành cùng khách hàng trong hành trình chuyển đổi số.
Chưa quan tâm tối ưu trải nghiệm khách hàng
Trong thị trường Tài chính – Ngân hàng ngày một cạnh tranh khốc liệt, hành vi khách hàng thay đổi dẫn đến những yêu cầu về các dịch vụ ngày càng cao. Cùng lúc, Gen Y (sinh khoảng năm 1980 đến 1995) và Gen Z (sinh khoảng năm 1996 đến 2010) sẽ dần dần là khách hàng chính, một thế hệ am hiểu kỹ thuật số (Digital Native) với những nhu cầu mới (Theo báo cáo của MB Bank). Ngân hàng buộc phải thay đổi nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới: chuyển đổi mô hình kinh doanh, tư duy lại về trải nghiệm khách hàng, hệ thống sản phẩm/dịch vụ, các trung tâm Công nghệ, cân nhắc hợp tác với các công ty Công ty công nghệ trong chiến lược Chuyển đổi số của mình.
Lời kết
Đổi mới và tối ưu cơ sở hạ tầng CNTT sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nên thay đổi góc nhìn để thấy công nghệ số vô cùng thân thiện và hữu dụng với chi phí hợp lý.