6 Lưu Ý Dành Cho RPA Developer Trước Khi Thực Hiện Dự Án

Dựa trên kinh nghiệm thực chiến, đội ngũ delivery developer đến từ akaBot chia sẻ cùng bạn những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện bất cứ dự án RPA nào.

1. Khảo sát chi tiết quy trình hiện tại và vẽ sơ đồ AS IS của quy trình

Đây là bước khảo sát bắt buộc khi bắt đầu dự án. Các RPA Developer cần phải tường tận toàn bộ quy trình: đối với từng bước của quy trình hiện tại thì người dùng (nhân viên nghiệp vụ) sẽ thao tác như thế nào (click vào nút nào, so sánh các trường thông tin nào với nhau…). Vẽ sơ đồ càng chi tiết càng tốt, quá trình triển khai dự án của bạn sẽ càng thuận lợi.

2. Vẽ sơ đồ quy trình sau khi áp dụng tự động hóa (Sơ đồ To Be)

Tại bước này, bạn sử dụng BPMN (Business Process Management Notation) để vẽ một sơ đồ càng chi tiết càng tốt bằng các ký hiệu. Các luồng cần chia ra rõ ràng, nên mô tả bằng các động từ để thể hiện rõ quy trình.

3. Liệt kê các giải pháp khi thực hiện các bước trong sơ đồ quy trình đã ứng dụng tự động hóa

Khi bạn bắt đầu tự đặt câu hỏi How để thực hiện các bước, hãy ghi lại các activity lớn tương ứng với các bước, ví dụ như dùng For, Do While…; hay tại bước này sẽ sử dụng thuật toán nào để tìm ra output phù hợp.

4. Liệt kê các exception (trường hợp ngoại lệ) có thể gặp khi thực hiện tự động hóa

Đây là một việc rất quan trọng, bạn cần xác định được sự xuất hiện của exception tại các bước. Ví dụ tại bước đăng nhập có thể xuất hiện trường hợp mật khẩu sai, mật khẩu hết hạn… Hay tại bước cần cộng tổng các tham số, có thể do lỗi nhập liệu mà tham số đem cộng không phải ở dạng số… Ngoài ra còn rất nhiều exception có thể xuất hiện, các bạn cần nắm rõ để khi phát triển Bot, có thể thực hiện các bước để  Bot có khả năng kiểm soát và xử lý các exception đó, tránh dẫn đến bug và mất thời gian trong quá trình bảo trì Bot sau này.

5. Tổ chức và quy hoạch thư mục lưu trữ source code của các bạn

Ở bước này, bạn cần tổ chức một cách khoa học thư mục code sao cho giống nhất với môi trường production. Tại bước này, bạn cũng cần phải gạch đầu dòng một vài biến (variable) Global của Source. Đây là biến bạn sẽ sử dụng nhiều lần trong quá trình code.

6. Lưu ý khi code

Hãy code theo Coding Convention dễ hiểu nhất của bạn, đặt tên biến khoa học cùng với mục đích của biến. Các địa chỉ như tên file, đường dẫn… nên để ở dạng parameter dynamic, không fix cứng để tránh sai sót khi deploy code của bạn sang một môi trường khác.

Hi vọng với những lưu ý trên, bạn sẽ có những dự án RPA thành công.

Cùng khám phá thêm những thông tin hữu ích về công việc RPA Developer và các vị trí khác với Hành Trình Nhập Môn RPA – Cuốn e-book dành riêng cho những “người ngoại đạo” yêu thích và muốn thử sức với ngành RPA, đúc kết những kinh nghiệm thực chiến từ chính đội ngũ nhân sự tại akaBot. Download e-book ngay!

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.