Những công nghệ mới như AI, cloud, robotics, API, cybersecurity đang tạo ra những cơ hội mới cho các tổ chức tài chính. Nhờ đó, ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể mang đến những sản phẩm, dịch vụ mới, cải thiện trải nghiệm khách hàng, đạt được hiệu suất với khả năng tiết kiệm chi phí đáng kể.
Nhu cầu sử dụng ngân hàng số tăng vọt, sự xuất hiện của công nghệ mới, việc chú trọng vào ứng dụng công nghệ đang tạo ra nhiều thách thức cũng như cơ hội cho ngành ngân hàng. Người dùng đang ưa chuộng các giải pháp fintech và các nền tảng công nghệ lớn, làm thay đổi cục diện các dịch vụ tài chính thiết yếu như đặt cọc, khoản vay, thanh toán, đầu tư…
Do đó, ngân hàng và các tổ chức tài chính cần tập trung vào việc phát triển các dịch vụ số mới, xây dựng các mô hình kinh doanh mới, chuyển đổi tư duy từ product-centric (lấy sản phẩm làm trung tâm) sang customer-centric (lấy khách hàng làm trung tâm). Đây sẽ là một mục tiêu dài hạn cho ngành tài chính – ngân hàng, với nhu cầu triển khai nhanh và nhân rộng.
Cuộc cạnh tranh về ứng dụng công nghệ
Thị trường ngày một đón nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng số, nhờ vậy neobank, các doanh nghiệp fintech, các nền tảng big tech… gặp nhiều thuận lợi hơn. Mặc dù những người lựa chọn giải pháp ngân hàng số cho tài khoản chính đa phần thuộc nhóm phân khúc trẻ, sự gia tăng của nhóm khách hàng này cũng đã trở thành mối lo ngại cho các ngân hàng và tổ chức tài chính truyền thống.
Bên cạnh đó, trên thị trường tài chính ngân hàng cũng đang có xu hướng tích hợp nhiều giải pháp tài chính vào một nền tảng duy nhất, với mức độ cá nhân hóa cao hơn. Với sự đa dạng hóa trong danh mục sản phẩm tài chính, nhu cầu ứng dụng các công nghệ mới đang ngày một tăng cao. Tuy nhiên, đa phần các tổ chức, doanh nghiệp lại không tự tin vào năng lực ứng dụng công nghệ, cũng như không có đủ kỹ năng, năng lực nội bộ để nhanh chóng cập nhật năng lực này.
Theo một khảo sát của Deloitte chỉ 11% tổ chức tài chính trên toàn cầu xác nhận đã hiện đại hóa toàn bộ hệ thống lõi. Khi được hỏi về những thách thức nổi bật khi ứng dụng công nghệ mới, hơn một nửa tổ chức, doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn với 5 công nghệ dưới đây. Đáng báo động là trên 4/5 tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn về việc ứng dụng, triển khai AI, mặc dù có rất nhiều nhà cung cấp sẵn sàng hỗ trợ triển khai.
Một trong những lý do đằng sau thách thức của việc ứng dụng công nghệ chính là khó khăn trong việc tìm kiếm, phát triển lực lượng nhân lực hiện đại. Nghiên cứu của Deloitte chỉ ra 4/10 chuyên viên đến từ các tổ chức tài chính chưa sẵn sàng thích nghi, học thêm kỹ năng mới hoặc đảm nhận vai trò mới, trong khi tuyển nhân sự mới với năng lực kỹ thuật/ công nghệ đặc thù không hề đơn giản. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp để hỗ trợ tăng năng lực của đội ngũ nội bộ.
Để sẵn sàng cho viễn cảnh số hóa, các tổ chức tài chính sẽ cần triển khai những công nghệ hiện đại, hỗ trợ cho khả năng ứng biến nhanh, tăng hiệu suất, đảm bảo an ninh – an toàn và cải tiến. Các công nghệ như intelligent decisioning, open banking API, cloud computing, robotics & tự động hóa, các giải pháp embedded… sẽ tạo ra sự khác biệt cho ngân hàng & các tổ chức tài chính trong năm 2022 trở về sau.
Intelligent Decisioning & Communication
Việc sử dụng dữ liệu, AI và phân tích ứng dụng hiện đã trở nên vô cùng quan trọng. Không dừng lại ở tạo lập báo cáo, phân tích & ứng dụng dữ liệu thông minh đã trở thành thiết yếu, giúp doanh nghiệp phát hiện cơ hội, tạo điều kiện cho cải tiến, hỗ trợ việc đưa ra quyết định & giao tiếp dựa trên bối cảnh cụ thể. Điều này không đồng nghĩa với việc tách rời con người mà sẽ được con người hỗ trợ, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy con người.
AI và các thuật toán phân tích nâng cao có thể diễn tả các tác vụ diễn ra trong tổ chức, doanh nghiệp. Điều này cho phép nhân viên cải thiện vận hành back-office, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng trải nghiệm khách hàng, gia tăng lợi nhuận & sự trung thành của khách hàng. Điều này có thể được triển khai nhanh với sự linh hoạt cao.
Với dữ liệu, AI và phân tích ứng dụng, các tổ chức tài chính có thể tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng. Giao tiếp mang tính cá nhân hóa, dựa trên bối cảnh cụ thể sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng theo thời gian thực, mang lại những tác động tích cực lên cả chi phí và kết quả tài chính.
Ngoài ra, việc sử dụng dữ liệu, AI và phân tích ứng dụng còn giúp khách hàng tiếp cận với các công cụ tài chính, tiếp nhận những lời khuyên, giải pháp, giúp thương hiệu tạo sự khác biệt, xây dựng & củng cố lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, mức độ chia sẻ này cũng giúp bảo vệ sự riêng tư & bảo mật cho khách hàng.
Sự tăng cường của Open Banking API
Open banking đã trở thành một trong những động lực chính trong quá trình chuyển đổi ngân hàng số, ảnh hưởng lớn tới chiến lược đầu tư vào cơ sở hạ tầng – công nghệ, hiện đại hóa dữ liệu, hợp tác fintech, các chương trình đào tạo kỹ năng… Theo Open Banking & Embedded Finance từ Digital Banking Report, người dùng chính là những người được hưởng nhiều lợi ích nhất từ xu hướng này.
Để chuẩn bị cho sự chuyển đổi về cách thức cải tiến của ngân hàng và các tổ chức tài chính, cần có một mô hình kinh doanh giúp họ đạt được những mục tiêu kinh doanh trong tương lai. Cần triển khai mô hình, xây dựng quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ để giúp chiến lược đi đến thành công.
Banking-as-a-platform (BaaP) hoặc Banking-as-a-service (BaaS) có thể là một mô hình phù hợp để các ngân hàng và tổ chức tài chính mở rộng lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ. Open banking cũng tạo cơ hội để hỗ trợ & tự động hóa các quy trình back-office, xây dựng một văn hóa cải tiến mạnh mẽ hơn, góp phần giữ chân khách hàng tốt hơn.
Dịch chuyển sang Cloud
Theo một khảo sát của IBM banking về open-hybrid multi cloud, trong khi 91% các tổ chức tài chính đang tích cực, chủ động sử dụng dịch vụ cloud (hoặc có kế hoạch trong vòng 9 tháng tới), chỉ có 9% khối lượng công việc thiết yếu được dịch chuyển sang môi trường cloud. Đây là một khoảng trống thị trường tạo ra cơ hội khá lớn.
Để giải quyết vấn đề dung lượng và tốc độ, ngân hàng, các tổ chức tài chính cần sử dụng giải pháp điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ phân tích ứng dụng. Từ đó, doanh nghiệp thấu hiểu người dùng tốt hơn, tăng hiệu suất, thúc đẩy cải tiến, gia tăng sự linh hoạt, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng vận hành liên tục.
Theo IBM: “Các tổ chức có cơ hội lớn để ứng dụng thuật toán đám mây trong việc thúc đẩy cải tiến, gia tăng lợi thế cạnh tranh. Thuật toán đám mây, dù được sử dụng trong tư nhân hay ứng dụng công đều cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt cao hơn, giảm chi phí IT và chi phí vận hành”.
Tự động hóa quy trình thông minh
Theo McKinsey, gần một nửa các công việc, tác vụ hiện tại có thể được tự động hóa trong vòng vài thập kỷ tới. “Tới 2025, trên 50 tỷ thiết bị sẽ được kết nối với IoT”. Robot, tự động hóa, in 3D… sẽ tạo ra 79.4 zettabyte dữ liệu mỗi năm. Điều này sẽ giúp tăng hiệu suất, tăng cường dữ liệu hỗ trợ việc đưa ra quyết định.
Công cụ tự động hóa quy trình như RPA, DPA sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2022, khi các tổ chức tài chính ngày càng nhận thấy lợi ích từ công nghệ này. Ngân hàng và các tổ chức tài chính nhận thấy trải nghiệm số xuất sắc cho khách hàng bắt buộc gắn với số hóa bộ phận back-office. Điều này giúp tạo ra hiệu quả cao hơn cho các nghiệp vụ mở tài khoản, quản lý ứng dụng khoản vay…
Từ hệ thống ngân hàng tích hợp tới tài chính tích hợp
Hệ thống ngân hàng tích hợp tạo ra phương thức hoạt động đơn giản, liền mạch không gián đoạn cho các khâu đặt cọc, thanh toán, tiết kiệm, vay… mà không cần phải chuyển qua app của một công ty phi tài chính khác. Nhờ đó, các doanh nghiệp phi tài chính có thể giữ chân khách hàng và đảm bảo sự hài lòng cao hơn cho khách hàng. Theo McKinsey: “Các công ty ở nhiều loại hình và mức độ trưởng thành, bao gồm bán lẻ, truyền thông, các công ty big tech, công ty phần mềm… đang cân nhắc và chuẩn bị cho việc tung ra các dịch vụ tài chính tích hợp để phục vụ các phân khúc kinh doanh và người dùng khác nhau.
Để đáp ứng nhu cầu về tài chính tích hợp trong những app khác ngoài ngân hàng, những tổ chức tài chính hàng đầu đang kết hợp với các công ty fintech và các công ty phi tài chính để cung cấp dịch vụ banking-as-a-service (BaaS). Trong khi các tổ chức xem hệ thống tài chính tích hợp như mối đe dọa đối với mô hình ngân hàng truyền thống và việc kiểm soát mối quan hệ khách hàng hiện tại, cũng có khả năng tài chính tích hợp sẽ gia nhập thị trường với giá trị 230 tỷ USD.
Theo một báo cáo của Plaid & Accenture, tài chính tích hợp không chỉ giúp gia nhập các thị trường mới mà còn giảm chi phí để đạt được một khách hàng mới, cũng như chi phí dịch vụ.
Theo Eric Sager, COO của Plaid, nếu tài khoản ngân hàng chính kết nối với nhiều app tài chính và phi tài chính khác trong hệ sinh thái, người dùng sẽ cảm thấy hài lòng hơn và duy trì sử dụng dịch vụ của tổ chức tài chính đó. Thực tế, nghiên cứu của Accenture chỉ ra rằng, 70% những đơn vị đã triển khai tài chính tích hợp đang có chiến lược trong việc kết hợp đối tác, mua hoặc cấp bằng công nghệ…
Tập trung nhiều hơn vào cybersecurity
Rủi ro an ninh mạng có thể tạo ra hậu quả trực tiếp, tức thì về mặt tài chính, đe dọa cả danh tiếng lẫn phương diện kinh doanh của các tổ chức tài chính. Rủi ro an ninh có thể đến từ bất cứ đâu bên trong hoặc ngoài tổ chức, khi việc sử dụng công nghệ di động và truyền tải dữ liệu trực tuyến tạo ra nhiều nguy cơ bị hacker tấn công hơn.
Trong giai đoạn đại dịch, nguy cơ bị tấn công mạng có vẻ tăng lên đáng kể. Những vụ tấn công nổi cộm như SolarWinds, Colonial Pipeline, Verkada, JBS foods, Kaseya đã để lại hậu quả tương đối toàn diện & nghiêm trọng. Bảo mật thông tin khách hàng và bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng trọng yếu đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, tuy nhiên cũng là một thách thức lớn.
Một xu hướng chính có thể sẽ bắt đầu được đón nhận, chính là việc bỏ mật khẩu. Thay vì phải tạo ra và ghi nhớ hàng chục (hoặc hàng trăm) cách kết hợp các ký tự phức tạp, các ứng dụng xác thực, Windows Hello, giải pháp SSO… đã ra đời để thay thế phương thức password. Những phương thức mới này không thể ngăn chặn tội phạm an ninh mạng, tuy nhiên vẫn sẽ tạo ra những bước bảo vệ tăng cường hiệu quả, khi sinh trắc học đang được ứng dụng ngày một phổ biến hơn.
Nguồn: The Financial Brand
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!