Bức Tranh Toàn Cảnh Ngành Ngân Hàng Trong Bối Cảnh Đại Dịch – Cơ Hội & Thách Thức

Đại dịch Covid-19 đã gây nên nhiều biến động và góp phần làm thay đổi diện mạo thị trường Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, phải kể đến sự chuyển mình của ngành ngân hàng, một trong những lĩnh vực truyền thống và lâu đời nhất. Theo báo cáo của của Deloitte, đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến chuỗi cung cầu, mà còn khiến lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 0.5% và khiến giá cổ phiếu xuống dốc nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, đòi hỏi nước đi chiến lược để biến khó khăn thành cơ hội.

Giao dịch trong mùa giãn cách & Thời cơ hội của ngành ngân hàng

Có thể nói, dịch bệnh là một trong những tác nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng. Tại Mỹ, bên cạnh triển khai làm việc tại nhà, Hội đồng Kiểm tra Định chế Tài chính Liên bang đã yêu cầu toàn bộ các ngân hàng rà soát sức chứa của hệ thống trực tuyến để tăng cường giao dịch qua mạng và trên điện thoại. Ngân hàng DBS tại Singapore cũng nhanh chóng số hoá 11 thao tác giao dịch để giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp, đồng thời tổ chức các buổi hội thảo để hướng dẫn nhân viên và khách hàng làm quen với chuyển đổi số.

Nguồn: We Are Tech Women.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thói quen giao dịch của khách hàng cũng không còn như trước. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng virus có thể bám trên bề mặt tiền giấy, từ đó khuyến khích người dân toàn cầu lựa chọn “thanh toán không tiếp xúc” (contactless payment) để hạn chế nguy cơ lây lan. Chính vì thế, thay vì trực tiếp đến các điểm giao dịch truyền thống, ngày nay người dùng dần cởi mở hơn để đón nhận công nghệ và trải nghiệm số. 

Riêng tại Việt Nam, dịch bệnh cũng khiến nhu cầu giao dịch điện tử tăng cao đáng kể. Tại buổi tọa đàm trực tuyến CTO Talks trên VnExpress ngày 5/8 vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Thao, PGĐ Mảng tư vấn rủi ro, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, nhắc đến cuộc khảo sát với hơn 200 lãnh đạo ngành ngân hàng thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, APAC… và kết luận rằng: “Tỷ lệ chấp nhận ngân hàng số của khách hàng đã tăng lên, thúc đẩy ngân hàng tích cực hơn trong công cuộc chuyển đổi số, tối ưu quy trình vận hành và tự động hoá.” 

Về cơ bản, những thay đổi trong thói quen giao dịch không hẳn là dấu hiệu ảm đạm đối với ngành ngân hàng. Ngược lại, chính những bước ngoặt xã hội này đã tạo tiền đề cho ngành ngân hàng tái cơ cấu và hướng đến chuẩn mực giao dịch thời đại số:

  • Thay đổi nền tảng công nghệ và quy trình vận hàng cốt lõi;
  • Mở rộng “hệ sinh thái số” nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng;
  • Nâng cao lợi suất tài chính và giảm thiểu thời gian giao dịch;
  • Linh hoạt cắt giảm chi nhánh để giảm tiếp xúc và tăng cường hiệu quả.

Thách thức nào đang chờ đón các nhà băng trên hành trình tự động hoá?

Chi phí có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị ngân hàng khi bàn đến chuyển đổi số. Khảo sát gần đây của PwC về ảnh hưởng của Covid-19 đến ngành ngân hàng cho thấy, 71% tổ chức quan ngại về “Tác động tài chính.” Nói cách khác, các doanh nghiệp đang phải đối đầu với muôn vàn chi phí rủi ro; giờ đây lại phải chi hàng tỷ đồng để giải quyết bài toán số hoá.

Nguồn: Khảo sát Giám đốc tài chính tại Mỹ và Mexico

về “3 trở ngại lớn nhất trong đại dịch COVID”, thực hiện bởi PwC.

Đặc biệt, khi xã hội đi vào giai đoạn giãn cách, gián đoạn vận hành cũng là một thách thức đáng kể. Theo thống kê năm 2021 của Gartner, 32% nhân viên trên thế giới sẽ chuyển sang hình thức làm việc từ xa. Xu hướng này có xu hướng tăng cao càng về nửa cuối năm khiến mô hình làm việc truyền thống không còn phù hợp. 

Không những thế, đa số các nhà băng vẫn còn e ngại khi áp dụng công nghệ. Số hoá giao dịch đồng nghĩa với việc tác động đến hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng. Bước tiến mới này, nếu không được triển khai chặt chẽ, sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành và vấn đề bảo mật. Bên cạnh đó, tốc độ triển khai cũng là mối quan ngại lớn, khi những công nghệ mới cần cả năm trời để đồng bộ và đi vào hoạt động.

Đâu là giải pháp tối ưu để ứng dụng công nghệ?

Tuy hành trình chuyển đổi số đan cài nhiều thách thức, xây dựng chiến lược công nghệ là tầm nhìn cạnh tranh và lâu dài mà nhiều doanh nghiệp cần phải đối mặt.

Cụ thể, công nghệ Robotic Process Automation (RPA) và Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được nhiều ngân hàng trên thế giới đưa vào ứng dụng dưới hình thức trợ lí ảo để chăm sóc người dùng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bài toán công nghệ trở nên phức tạp hơn khi dữ liệu đặc thù bằng tiếng Việt, khiến nhiều doanh nghiệp vẫn quan ngại về chi phí và tính hiệu quả.

Mặc dù vậy, công nghệ RPA những năm qua đã đạt được mức trưởng thành nhất định với 3 mức độ:

  1. Mô phỏng hoạt động con người để xử lý các công việc lặp đi lặp lại
  2. Thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra kết quả chính xác
  3. Tự động hoá thông minh (kết hợp RPA và AI)

Tuỳ thuộc vào nhu cầu, lĩnh vực, đặc thù của doanh nghiệp, đơn vị giải pháp sẽ đề xuất mức độ trưởng thành phù hợp để ứng dụng. Một số các ứng dụng mà RPA cung cấp cho lĩnh vực ngân hàng bao gồm: livebank, sinh trắc học, quang học OCR, kiểm tra – phát hiện tiền giả,… và hơn 30 quy trình tiềm năng khác. Bên cạnh đó, RPA còn định hướng “độc lập vị trí”, giúp cho nhân viên và khách hàng giao dịch không lo gián đoạn bất kể khoảng cách địa lý gần xa. Đồng thời, tự động hoá thông minh RPA kết hợp AI cho phép robot thích ứng nhanh chóng chỉ trong vòng 2 tuần đến 1 tháng, giúp ngân hàng tối ưu vận hành nội bộ.

Có thể nói, trong bối cảnh đại dịch làm thay đổi thói quen giao dịch của khách hàng, RPA là giải pháp công nghệ lý tưởng giúp nhiều ngân hàng tránh lãng phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả. 

Nguồn:

Coronavirus (COVID-19) and the Banking Industry: Impact and Solutions

COVID-19 and the banking and capital markets industry

COVID-19 potential implications for the banking and capital markets sector

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.