Cẩm Nang Dành Cho Các Nhà Lãnh Đạo CNTT Doanh Nghiệp 2021

Trong thời buổi mà nền kinh tế còn nhiều hạn chế như hiện nay, các lãnh đạo CNTT có nhiệm vụ cấp thiết là đáp ứng nhu cầu gia tăng năng suất với nguồn nhân lực hiếm hoi hơn. Đã đến lúc các nhà quản lý CNTT, các kỹ sư, những người phát triển phần mềm và tất cả chúng ta nên ngừng làm việc một cách thủ công và tìm ra cách để tự động hóa công việc.

Tự động hóa CNTT (IT automation) là quá trình tạo ra các phần mềm, hệ thống để thay thế quy trình lặp đi lặp lại nhằm giảm bớt sự can thiệp thủ công của một chuyên gia CNTT trong các trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.

Năm 2021 sẽ ghi nhận sự đột phá đối với việc thúc đẩy tự động hóa CNTT, vậy lãnh đạo CNTT tại các doanh nghiệp cần lưu ý gì để không bị “chững lại” trong cuộc đua tự động hóa CNTT này?

Lý do thúc đẩy xu hướng tự động hóa CNTT

Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, thay vì chỉ là một xu hướng, tự động hóa CNTT hiện nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Tự động hóa CNTT thay thế các công việc mang tính chất lặp lại, thủ công giúp giải phóng nhân viên CNTT khỏi những công việc mất thời gian để họ có thể tập trung cho những nhiệm vụ quan trọng hơn; giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu lỗi phát sinh và nâng cao tính bảo mật. 

Theo Forrester Consulting (tài liệu tư tưởng lãnh đạo do RedHat ủy quyền) có tới 99% các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức được thêm nhiều loại công nghệ và lợi ích cho doanh nghiệp từ việc đầu tư cho tự động hóa tại doanh nghiệp của họ.

Cũng theo RedHat, Orange Sonatel – nhà cung cấp viễn thông chính của Senegal từ khi triển khai các giải pháp tự động hóa CNTT, họ đã giảm thời gian triển khai ứng dụng của mình từ vài tuần xuống còn vài phút đồng thời các nhóm phát triển và cung cấp dịch vụ hiện có thể cung cấp các dịch vụ và tính năng mới cho khách hàng nhanh hơn với lượng nhân viên thấp hơn bình thường tới 66%.

Về mặt công nghệ, có ba yếu tố thúc đẩy tự động hóa CNTT là: Cloud (điện toán đám mây), Containers (vật chứa), Microservices (Chuỗi dịch vụ nhỏ). Tự động hóa CNTT là yêu cầu cốt lõi để mở rộng quy mô sử dụng container và microservices từ đó giúp tăng hiệu quả sử dụng cloud. Nhờ tự động hóa CNTT, các nhà quản lý CNTT có thể khai thác tiềm năng của Cloud, Container và Microservices trên quy mô lớn mà không cần tăng thêm nhân lực. Theo Báo cáo mã nguồn mở 2020 của RedHat, trong 12 tháng tiếp theo có tới 56% doanh nghiệp cho biết họ sẽ tăng cường đóng gói ứng dụng của mình trong Containers. Như vậy, dù không cần gia tăng số lượng nhân viên, việc ứng dụng tự động hóa CNTT có thể sẽ giúp những doanh nghiệp này khai thác triệt để tiềm năng của Containers cũng như Microservices. 

Thêm vào đó, tốc độ làm việc của các doanh nghiệp hiện nay cùng sự gia tăng mạnh mẽ xu hướng DevOps cũng yêu cầu sự phát triển của tự động hóa CNTT. Các doanh nghiệp hướng đến việc tự động hóa CNTT để nâng cao hiệu suất và năng suất làm việc. Văn hóa DevOps ra đời nhằm tối ưu hóa chu trình phát triển phần mềm, giúp sản phẩm CNTT được release nhanh và thường xuyên hơn nên cần khai thác tối đa hiệu quả từ tự động hóa CNTT.

Ngoài ra, xu hướng tự động hóa còn xuất phát từ vấn đề nhân lực trong ngành công nghệ thông tin.

  • Xét từ khía cạnh nhân viên CNTT: Nếu workload quá lớn, nhiều task mang tính chất thủ công, lặp lại thì nhân viên CNTT cũng có xu hướng tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn để phát triển sự nghiệp của mình.
  • Xét từ khía cạnh nhà quản lý CNTT: Các doanh nghiệp luôn muốn tối ưu hóa hiệu  quả và năng suất làm việc của người lao động nên chắc chắn sẽ mong muốn người lao động của mình biết ứng dụng những công nghệ mới như tự động hóa CNTT để giảm thiểu những task thủ công và tập chung vào những task quan trọng.

Tóm lại, có rất nhiều lý giải cho sự cần thiết của tự động hóa CNTT trong thời điểm này và nhà quản lý CNTT tại các doanh nghiệp cần sớm cân nhắc đến việc thực hiện tự động hóa CNTT tại doanh nghiệp mình.

Làm thế nào để tự động hóa CNTT 

Dù đang trong quá trình triển khai tự động hóa CNTT hay mới chuyển đổi từ cách thức làm việc cũ và hướng đến tự động hóa CNTT trong cách thức làm việc mới thì việc hệ trọng đầu tiên mà nhà quản lý CNTT cần nghĩ đến là xem xét xem mình nên áp dụng tự động hóa CNTT tại task nào. 

Giám đốc công nghệ của Red Hat – E. G. Nadhan khuyên các nhà quản lý CNTT là khi tìm kiếm task để ứng dụng tự động hóa thì không nên chỉ quá tập trung vào tìm kiếm task vì rất có thể áp dụng tự động hóa sẽ khiến task đó gặp vấn đề hoặc làm cho process đó ngừng hoạt động. Hãy hướng đến chất lượng của việc ứng dụng tự động hóa CNTT trước thay vì số lượng.

Sau khi đã lựa chọn được task, process có thể ứng dụng tự động hóa CNTT, các nhà quản lý CNTT nên xác định những công việc thủ công, có tính lặp lại của task, process đó để bắt đầu quá trình tự động hóa CNTT.

Nguồn: CiGen RPA

Nên nhớ, đây là một quy trình cần sự kiên nhẫn. Việc chuyển đổi từ thủ công sang tự động không thể hoàn thiện trong một sớm một chiều được. Đó không phải là một cuộc đua của vấn đề ứng dụng tự động hóa CNTT tại doanh nghiệp mà còn mang tính chất lâu dài về thời gian để tạo những lợi thế cho doanh nghiệp khi ứng dụng tự động hóa CNTT.

Sau khi áp dụng tự động hóa, nhà quản lý CNTT cần thường xuyên kiểm tra, kiểm thử hiệu quả để có những ứng phó cần thiết.

Để ứng dụng tự động hóa CNTT, nhà quản lý CNTT cần quan tâm những vấn đề nào?

6 lời khuyên hữu ích cho nhà quản lý CNTT trước khi bắt đầu quy trình tự động hóa:

1. Hãy tham khảo ý kiến các thành viên trong team

2. Nên lựa chọn công cụ có tính linh hoạt

3. Hãy cân nhắc một cách kỹ lưỡng và cẩn thận về việc ứng dụng tự động hóa CNTT

4. Hãy cân nhắc đến việc có một người chuyên quản lý vấn đề tự động hóa CNTT

5. Cần phải có tài liệu rõ ràng, cụ thể cho việc tự động hóa

6. Hãy sẵn sàng thay đổi nếu nhận thấy ứng dụng tự động hóa CNTT trên quy trình, tác vụ task, process đã chọn là không phù hợp

Source: Cemdocs

4 yếu tố giúp nhà quản lý CNTT tạo môi trường để bắt đầu quy trình tự động hóa:

1. Nhân viên CNTT và những người khác trong doanh nghiệp cần biết được tự động hóa CNTT sẽ mang lại lợi ích gì cho cá nhân họ 

2. Tạo sự kết nối giữa tự động hóa CNTT và các mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp

3. Một kế hoạch tự động hóa CNTT chi tiết gồm nhiều bước cụ thể để dễ dàng quản lý

4. Chú ý đến những hiệu quả của kế hoạch ứng dụng tự động hóa CNTT dù là nhỏ nhất

3 sai lầm thường mắc khi thực hiện quy trình tự động hóa CNTT

1. Ước lượng hoặc xác định sai kết quả của quy trình tự động hóa CNTT

2. Không tính toán đến toàn bộ các lợi ích của quy trình tự động hóa CNTT

3. Kỳ vọng đạt được nhiều trong thời gian đầu

Công nghệ RPA – giải pháp tự động hóa hoàn hảo: RPA là giải pháp tự động hóa CNTT thông qua việc sử dụng robot ảo. Robot ảo sẽ thay thế con người làm những tác vụ thủ công lặp đi lặp lại. Vì vậy công nghệ RPA mang đến nhiều hiệu quả thiết thực:

  • Giảm thiểu sự can thiệp của con người trong các tác vụ thủ công
  • Tăng tốc độ xử lý công việc
  • Giảm thiểu chi phí
  • Nâng cao năng suất
  • Mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, nhân viên

Khi chuyển đổi số đang được thúc đẩy một cách mạnh mẽ, việc ứng dụng các thành tựu hiện đại như công nghệ RPA nhằm tự động hóa CNTT là một điều cần thiết. Đối với các doanh nghiệp nói chung và các lãnh đạo CNTT nói riêng, để thực hiện quá trình tự động hóa CNTT là một hành trình gồm nhiều giai đoạn. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây đã mang đến một cái nhìn thiết thực về vấn đề tự động hóa CNTT và giải pháp tự động hóa CNTT – công nghệ RPA.

Nguồn:

Automation: The IT leader’s guide

What is IT automation?

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.