Nằm trong nhóm ngành được Gartner dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, thậm chí còn phát triển hơn dưới tác động của Covid-19, ngành RPA đang có sức hút vô cùng lớn đối với nhân sự công nghệ.
Để triển khai mượt mà một dự án RPA, một Checklist quy chuẩn sẽ là “kim chỉ nam” hữu ích cho developer, đảm bảo quy trình luôn thông suốt. Từ góc độ chuyên môn, bạn Thịnh Nguyễn – RPA Developer tại akaBot đã đưa ra 1 checklist Pre-Automation cùng những hướng dẫn cụ thể giúp các bạn lập trình viên dễ dàng áp dụng.
Phần 1 sẽ đi sâu vào 5 nội dung đầu tiên trong checklist này.
1. Thông báo và bắt đầu kết nối với các nhân sự/đội nhóm/phòng ban liên quan
Thông báo tới các nhân sự, bộ phận liên quan đến quá trình tự động hóa quy trình hoặc nghiệp vụ đó và yêu cầu xác nhận qua email để đảm bảo bảo mật.
2. Hoàn thành và ký tên Tài liệu đặc tả Thiết kế Quy trình (Process Definition Document – PDD)
PDD (hay tài liệu đặc tả của quy trình) là tài liệu quan trọng nhất cho developer khi phát triển một bot tự động hóa. PDD mô tả chi tiết quy trình từng bước mà dev cần làm, giúp dễ dàng đối soát với vấn đề thực tế phát sinh sau này.
3. Lập sơ đồ value-stream tại chỗ “AS-IS” và “TO-BE”
AS-IS là sơ đồ mô tả quy trình thủ công ban đầu, trong khi TO-BE là quy trình mô phỏng khi đã áp dụng tự động hóa. Các thông tin bằng ký hiệu BPMN (ngôn ngữ mô hình hóa trực quan) dưới đây là tóm tắt của PDD, giúp làm rõ logic thực hiện của quy trình. Từ đó, developer có thể đánh giá logic của code, hoặc đưa ra một Solution mới tối ưu hơn trong PDD; đồng thời, có thể dự đoán các Exception có thể xảy ra trong quá trình vận hành.
4. Tạo video hướng dẫn quy trình từng bước (Step-by-step process walkthrough video)
Video Step-by-step sẽ hình ảnh hóa từng bước thủ công của nghiệp vụ, hỗ trợ đối soát thực tế một cách chi tiết, rõ ràng hơn cho các PDD và 2 sơ đồ AS-IS, TO-BE. Bên cạnh đó, video cũng giúp so sánh về tốc độ thực hiện giữa người và Bot, từ đó đánh giá được hiệu quả của Bot.
5. Lên danh sách các hệ thống (liên quan đến tự động hóa)
Mỗi quy trình khi tự động hóa đều có các hệ thống liên quan như hệ thống Core, hệ thống bot sử dụng trực tiếp, các trang web, các ứng dụng như Word, Outlook, Excel, v.v… Danh sách này tổng hợp các hệ thống, ứng dụng Bot có thể thao tác được. Đây là tài liệu bảo mật tối quan trọng nên developer cần cẩn trọng cân nhắc khi cấp quyền truy cập.
Trên đây là chia sẻ của bạn Thịnh Nguyễn về 5 trên 10 tài liệu checklist của giai đoạn Pre-Automation RPA.
Để hoàn thiện kỹ năng của một RPA developer, bạn có thể tham khảo các khoá học về RPA và nền tảng akaBot tại Akademy. Bạn cũng có thể tham gia RPA Vietnam Community để hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc liên quan tới RPA.
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!