Checklist Trước Thềm Dự Án RPA Giúp Developer Triển Khai Thông Suốt – Phần 2

Để triển khai mượt mà một dự án RPA, một Checklist quy chuẩn sẽ là “kim chỉ nam” hữu ích cho developer, đảm bảo quy trình luôn thông suốt. Từ góc độ chuyên môn, bạn Thịnh Nguyễn – RPA Developer tại akaBot đã đưa ra 1 checklist Pre-Automation cùng những hướng dẫn cụ thể giúp các bạn lập trình viên dễ dàng áp dụng. 

Ở Phần 1, bạn Thịnh Nguyễn đã đi sâu vào 5 lưu ý đầu tiên, cụ thể tại: https://akabot.com/vi/tai-nguyen/blog/checklist-truoc-them-du-an-rpa-giup-developer-trien-khai-thong-suot-phan-1/

Với Phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 5 checklist cuối.

6. Thử nghiệm dữ liệu (giả lập) có sẵn

Còn gọi là Dữ liệu test, dữ liệu (giả lập) có sẵn sẽ bao gồm các file ở dạng excel, csv, pdf hay thậm chí là các email, text, image, v.v… Đơn giản, đó là tất cả những gì được dùng làm input của bot. Dữ liệu test này cần bao gồm đầy đủ các case có thể xảy ra trong quá trình vận hành Bot. Đối với một số quy trình có tính bảo mật thông tin cao thì dữ liệu này chỉ là dữ liệu giả hoặc đã được mã hóa hoàn toàn.

7. Tài khoản Dev Test và quyền truy cập đăng nhập vào các hệ thống/ứng dụng được yêu cầu

Tài khoản kèm quyền truy cập vào các hệ thống Dev Test là checklist quan trọng, cần kiểm tra cẩn thận nhất trước mỗi quá trình phát triền một process. Phần này có thể đã được cấp ngay từ giai đoạn viết PDD của BA, khi các BA cần test đầy đủ các chức năng theo yêu cầu nghiệp vụ. Khi Dev nhận lại PDD và danh sách này thì chính Dev cũng cần test lại các chức năng được mô tả trong PDD cần cho quy trình.

8. Xác định và ghi lại các trường hợp ngoại lệ (Known Exceptions)

Danh sách các ngoại lệ (còn gọi là Exceptions) đã được định nghĩa trước đều là phần quan trọng cần lưu tâm. Nếu xử lý được toàn bộ các Exceptions này thì việc hoạt động của Bot sẽ diễn ra liên tục, không bị gián đoạn bởi các Exceptions đã được định nghĩa, mô tả trước. Tài liệu này sẽ bao gồm phần mô tả Exceptions, đi kèm theo đó là hướng giải quyết khi gặp phải Exceptions. 

9. Xác nhận “Chủ sở hữu bot” go-live

Còn được gọi là biên bản nghiệm thu Go-live, tài liệu này sẽ được xác nhận sau khi quá trình Go-live thành công. Nếu quá trình Go-live diễn ra tốt đẹp với đầy đủ các trường hợp, từ Happy Case đến Exception đều được tái hiện trên môi trường Production của khách hàng thì cần một tài liệu là biên bản nghiệm thu để xác nhận đã Go-live thành công bot, và chuyển sang giai đoạn Bot Running.

10. Lên lịch đào tạo để nâng cao kỹ năng cho SME trên RPA để chạy/duy trì giải pháp tự động hóa

Cuối cùng là tài liệu hướng dẫn sử dụng RPA nói chung và Bot nói riêng. Đây là tài liệu hướng dẫn chi tiết cách lập lịch chạy, cách vận hành và quản lý Bot được gửi tới Process Owner hay nghiệp vụ phụ trách Bot. Tài liệu này mô tả từng bước chi tiết từ cách đăng nhập, hệ thống quản lý Bot (Center, Orchestrator,…) đến cách running từng nghiệp vụ, quy trình hay cách lên lịch trước và quản lý các assets. 

Trên đây là 5 lưu ý tiếp theo đối với 1 quy trình phát triển Bot, hoàn chỉnh một checklist tương ứng với 10 tài liệu cần thiết để phát triển một Bot tự động hóa RPA. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn trong thời gian phát triển bot sắp tới.

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.