Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một năm nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bất chấp các tín hiệu kinh tế trái chiều và nhiều thách thức khác nhau, công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và phục vụ nhu cầu của khách hàng. Khi năm 2023 đã đến gần, với việc chi tiêu cho CNTT ngày càng tăng và điện toán đám mây trở nên phổ biến, SaaS dự kiến sẽ có mức tăng trưởng đáng kể. Quá trình chuyển đổi sang mô hình đám mây sẽ mang đến hiệu quả vượt bậc về năng suất, chi phí, khả năng mở rộng và sự linh hoạt cho các doanh nghiệp.
Chi tiêu CNTT tăng bất chấp những thách thức kinh doanh
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự đoán vào tháng 10 năm 2022 rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm mạnh xuống còn 2,7% trong năm nay do lạm phát tăng cao, gần như rơi vào suy thoái. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng đây sẽ là tốc độ tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2001, nếu không tính đến suy thoái toàn cầu do đại dịch và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này phản ánh chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát và các căng thăng leo thang gây ra bởi suy thoái kinh tế. Ba nền kinh tế lớn của thế giới bao gồm Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều đang tăng trưởng chậm lại, làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái năm 2023. (Nguồn: reuters.com)
Trong thế giới công nghệ, những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon, từ Meta đến Alphabet hay Microsoft gần đây đã tuyên bố ngừng tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức kinh tế được dự đoán trước, ngân sách dành cho CNTT sẽ tiếp tục là một điểm sáng. Khảo sát của Forrester vào tháng 8 năm 2022 cho thấy mức chi tiêu cho công nghệ vẫn có sự tăng trưởng đáng kể từ sau đại dịch Covid-19. Nhìn chung, 67% chuyên gia CNTT Hoa Kỳ dự đoán ngân sách công nghệ sẽ tăng vào cuối năm 2022, với 26% đối tượng tham gia khảo sát kỳ vọng chi tiêu công nghệ tăng trưởng 5% trong năm. Ngoài ra, theo dự báo mới nhất của Gartner, Inc, chi tiêu CNTT toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 4,6 nghìn tỷ USD vào năm 2023, tăng 5,1% so với năm 2022.
Bên cạnh đó, BGC chỉ ra rằng những khách hàng công nghệ sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho các chiến lược công nghệ dài hạn. Lý do chính đằng sau xu hướng này là: “Công nghệ là một phần không thể thiếu giúp doanh nghiệp giải quyết thách thức của nền kinh tế suy thoái”, theo chuyên gia phân tích Rick Villars từ IDC.
Đọc thêm: 18 Giải Pháp Cắt Giảm Chi Phí Cho Doanh Nghiệp
Giải pháp SaaS nở rộ
Trong cùng một cuộc khảo sát, BCG báo cáo rằng những người được hỏi vẫn đang tích cực đầu tư cho các dịch vụ đám mây, tự động hóa và bảo mật. Bên cạnh đó, 40% doanh nghiệp sẽ tập trung vào công nghệ điện toán đám mây và các nhà lãnh đạo công nghệ cũng sẽ bắt đầu hành trình phát triển mô hình điện toán đám mây vào năm 2023, theo Lee Sustar, Nhà phân tích chính tại Forrester.
Các doanh nghiệp tiếp tục tận dụng giải pháp đám mây để tiếp cận các công nghệ và đổi mới sáng tạo (Nguồn: forbes.com)
Một số xu hướng Điện toán đám mây đáng được mong đợi vào năm 2023 bao gồm:
- Trí tuệ nhân tạo và Máy học trong Điện toán đám mây
Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) hiện đã được cung cấp dưới dạng dịch vụ đám mây, nguyên do là bởi một số doanh nghiệp không có tài nguyên để tự xây dựng và phát triển các công cụ AI/ML gốc. Tích hợp AI và ML trên đám mây sẽ giúp các doanh nghiệp có quyền truy cập vào kho lưu trữ dữ liệu đồ sộ, thâm nhập vào dữ liệu về insight khách hàng nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và hỗ trợ các giải pháp an ninh mạng để bảo mật dữ liệu. Forbes chỉ ra rằng lĩnh vực này dự kiến sẽ phát triển vào năm 2023 khi một số nhà cung cấp đám mây lớn như Amazon, Google và Microsoft tiếp tục triển khai AI để tận dụng các dịch vụ đám mây cho khách hàng của họ.
- Giải pháp SaaS tự động hóa
Theo một cuộc khảo sát toàn cầu với 600 CIO và những nhà lãnh đạo CNTT của Salesforce, 91% doanh nghiệp cho biết nhu cầu tự động hóa đã tăng lên trong 2 năm qua.
Tuy nhiên, triển khai một mô hình tự động hóa on-premise thường đòi hỏi nhiều nỗ lực, thời gian triển khai và chi phí cho phần cứng, cài đặt và cấu hình. Đây là lý do mà xu hướng tự động hóa trên nền tảng đám mây phát triển, cho phép việc mở rộng quy mô tự động hóa dễ dàng hơn, đặc biệt là khi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh trong bối cảnh thị trường thay đổi liên tục.
Chi phí là một trong những lý do quan trọng để bắt đầu tự động hóa trên đám mây. Với nền tảng đám mây, tổng chi phí sở hữu (TCO) đến từ việc quản lý vòng đời từ đầu đến cuối của mỗi máy chủ cho mỗi đối tượng thuê. Do đó, doanh nghiệp không cần đầu tư vào chi phí bảo trì phần cứng và cơ sở hạ tầng không cần thiết.
- Xu hướng multi-cloud
Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp vẫn bị ràng buộc với một nhà cung cấp dịch vụ đám mây, 2023 có thể là năm mà các doanh nghiệp bắt đầu triển khai mô hình đa đám mây hoặc chuyển đổi nền tảng để cải thiện tính linh hoạt và bảo mật. Việc áp dụng multi-cloud cho phép doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, tránh trường hợp bị ràng buộc trong một hệ sinh thái cố định hoặc khi một nhà cung cấp gặp trở ngại. Tính đến năm 2023, 84% các doanh nghiệp SMEs sẽ triển khai multi-cloud và thúc đẩy chiến lược này trở thành xu hướng hàng đầu.
Đây là lý do tại sao xu hướng chuyển đổi nền tảng phát triển, nhất là khi nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng tìm kiếm các nền tảng mới và khác biệt. Với RPAaaS, người dùng có xu hướng chuyển các phương thức tự động hóa của họ sang một công cụ RPA mới. 74% tổ chức sử dụng chiến lược đa nền tảng cho biết họ sẽ duy trì nhiều công cụ RPA trong tương lai để mở rộng quy mô và tăng cường ROI, theo Blueprint.
- Nền tảng low-code và no-code
Các nền tảng low-code và no-code đang trở nên phổ biến nhanh chóng vì chúng cho phép doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phát triển và triển khai ứng dụng mà không đòi hỏi kinh nghiệm về lập trình. Một số dịch vụ low-code và no-code được cung cấp qua đám mây hứa hẹn sẽ bùng nổ vào năm 2023 như thiết kế web, tự động hóa tác vụ bảng tính và xây dựng ứng dụng web. Bên cạnh đó, các giải pháp low-code và no-code còn hữu ích trong việc tạo ra các ứng dụng hỗ trợ AI, mở ra cơ hội đáng kể để các doanh nghiệp cải tiến AI và ML.
Đọc thêm: Toàn Cảnh Công Nghệ SaaS Tại Việt Nam Và Những Dự Đoán Về Thị Trường Trong Tương Lai
Đón đầu xu hướng đám mây với akaBot
akaBot là hệ sinh thái Hyperautomation hàng đầu, đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp SaaS của akaBot – UBot cung cấp giải pháp phần mềm tự động hóa trên nền tảng đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40% chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. UBot hiện đang phục vụ hơn 3.000 khách hàng, cung cấp giải pháp tự động hóa cho một số ngành dọc bao gồm Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Bán lẻ, Sản xuất,….
Hệ sinh thái UBot đa dạng phục vụ toàn diện nhu cầu của doanh nghiệp với 3 quy trình chính:
- Quy trình mua hàng: UBot Invoice, UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking, UBot Meeting
- Quy trình bán hàng: UBot Sale Invoice, UBot Sale Orders, UBot Payment Reminder và UBot Collection
- Quy trình họp Đại hội cổ đông: UBot Meeting
Để biết thêm chi tiết về ứng dụng và lợi ích giải pháp Ubot của akaBot, vui lòng tìm hiểu thông tin tại https://ubot.vn/https://ubot.vn/ hoặc liên hệ với chúng tôi để bắt đầu hành trình tự động hóa và nắm bắt cơ hội cạnh tranh ngay hôm nay.
Tham khảo
Process Modernization in 2022 The reasons, benefits, and challenges of RPA re-platforming
Cloud-based accounting firms add five times the amount of clients of traditional firms
The Top 5 Cloud Computing Trends In 2023
11 SaaS Software Trends for 2022/2023: New Forecasts You Should Know
Top 6 SaaS Trends to Keep an Eye On in 2023
15 Market-Defining SaaS Trends for 2023-2025
Top 5 SAAS Trends to Watch in 2023
Steadfast Technology Decisions Will Deliver Business Value In 2023
All signs point to IT spending rising in 2023
Here’s what could tip the global economy into recession in 2023
World Bank makes big cut to its 2023 growth outlook, says globe is ‘perilously close’ to recession
IT Spending Pulse #4: Buyers Are Still Spending—Cautiously
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!