10 Xu Hướng Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất

Trước bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng, xu hướng làm việc từ xa,… do tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số để kịp thời thích ứng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi tổng hợp 10 xu hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất, hãy cùng tìm hiểu ngay!

1. Tầm quan trọng của chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất

Đại dịch Covid-19 xuất hiện phần nào khẳng định vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số tại doanh nghiệp sản xuất. Dưới tác động tiêu cực của đại dịch, chuỗi cung ứng toàn cầu bị tê liệt và gián đoạn trong thời gian dài. Nhiều điểm yếu trong phương thức hoạt động của doanh nghiệp sản xuất bộc lộ ngày một rõ rệt.

Bên cạnh tác động từ đại dịch, các thách thức từ bên ngoài cũng xuất hiện nhiều hơn. Khách hàng hiện nay thay đổi nhu cầu thường xuyên với mức độ kỳ vọng ngày càng cao. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất hiện nhiều gia tăng sức ép cho doanh nghiệp sản xuất. Nhiều đơn vị nhạy bén đã tiến hành chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất và đạt được những thành tựu nhất định. Từ đó, cuộc chơi trên thị trường chuyển thành “cá nhanh thắng cá chậm” thay vì “cá lớn nuốt cá bé”.

Những điều này trở thành động lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất. Bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp sản xuất có thể cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng sản lượng, giảm chi phí và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Tiến hành chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tìm ra lời giải phù hợp cho các bài toán trước mắt.

Nghiên cứu của IBM và The Manufacturer các chiến lược mà các nhà sản xuất tập trung vào trong đại dịch đều liên quan đến ứng dụng công nghệ số. Nguồn: https://www.ibm.com/downloads/cas/MPQGMEN9

2. 10 Xu hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất

Chuyển đổi số là áp dụng công nghệ số trong hoạt động doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất hiện nay có 10 xu hướng chuyển đổi số hay 10 ứng dụng công nghệ số trong hoạt động, bao gồm:

2.1. IoT (Internet of Thing)

IoT hay Internet Vạn Vật không phải là xu hướng mới nhưng vẫn nằm trong top 10 xu hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất. IoT đang chuyển đổi lĩnh vực sản xuất bằng cách cho phép theo dõi quá trình sản xuất trong thời gian thực và giúp doanh nghiệp sản xuất đưa ra quyết định phù hợp dựa trên dữ liệu và phân tích sản xuất. Với sự trợ giúp của IoT, doanh nghiệp sản xuất có thể thực hiện: 

  • Quản lý chuỗi cung ứng, 
  • Kiểm soát chất lượng của sản phẩm, 
  • Phát hiện và xác định lỗi trong quá trình sản xuất, 
  • Đảm bảo an toàn cho nhân viên và thực hiện nhiều chức năng khác.

Trong đó IIoT (Industrial Internet of Things) – một tiểu danh mục của IoT được đánh giá là xu hướng nổi bật nhất. McKinsey dự đoán rằng thị trường IIoT sẽ đạt 500 tỷ đô la vào năm 2025.

IoT là xu hướng chuyển đổi số chưa bao giờ ngừng “hot"
IoT là xu hướng chuyển đổi số chưa bao giờ ngừng “hot”

2.2. Dữ liệu lớn và Phân tích dự đoán

Dữ liệu lớn có thể thúc đẩy phân tích dự đoán sử dụng để cải thiện bảo trì dự đoán. Điều này cho phép doanh nghiệp sản xuất ngăn ngừa sự cố nghiêm trọng và giảm thiểu thời gian chết.

Thông qua việc xác định, phân tích những thay đổi trong hành vi của khách hàng trên dữ liệu lớn, doanh nghiệp sản xuất có thể giả định chính xác nhu cầu sản phẩm cá nhân hóa trên quy mô lớn. Điều này giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.

Dữ liệu lớn và phân tích dự đoán giúp doanh nghiệp sản xuất hiện đại hóa quy trình và tối ưu chuỗi cung ứng
Dữ liệu lớn và phân tích dự đoán giúp doanh nghiệp sản xuất hiện đại hóa quy trình và tối ưu chuỗi cung ứng

Ngoài ra, dữ liệu lớn và phân tích dự đoán giúp hoàn thiện mọi phần của quy trình sản xuất và giám sát chuỗi cung ứng một cách chính xác chi tiết. Việc hiện đại hóa quy trình và tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhờ vậy trở nên đơn giản hơn.

2.3. 5G

Hệ thống máy móc và robot tiên tiến tại các nhà máy có trang bị hàng loạt các cảm biến được kết nối với các công cụ phân tích trên đám mây. Mục đích là để đánh giá hiệu suất, quản lý lịch sản xuất, duy trì nguồn cung cấp và điều phối tất cả các hoạt động trên sàn nhà máy.

Kết hợp 5G với chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất là yếu tố bổ sung tốc độ và tính linh hoạt cho môi trường công nghệ phức tạp tại các nhà máy. 5G cho phép kết nối cảm biến hệ thống các thiết bị dù có/ không có dây tạo ra khả năng kết nối bất cứ thứ gì. 

Hơn nữa, 5G mang tới kết nối internet tốc độ cao, độ trễ cực thấp giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Ứng dụng 5G tại môi trường sản xuất mang đến độ tin cậy cao và tăng cường tính bảo mật. 

Khảo sát của Huawei cho thấy 5G có thể tăng GDP toàn cầu ngành sản xuất lên 740 tỷ đô la Mỹ đến năm 2030
Khảo sát của Huawei cho thấy 5G có thể tăng GDP toàn cầu ngành sản xuất lên 740 tỷ đô la Mỹ đến năm 2030

Theo khảo sát của Huawei với hơn 100 đơn vị đại diện cho ngành sản xuất và viễn thông trên toàn thế giới thì 5G có tiềm năng tăng GDP toàn cầu của ngành sản xuất lên 4%, tương đương dưới 740 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.

2.4. Nền tảng kỹ thuật số

Nền tảng áp dụng kỹ thuật số (Digital Adopting Platform) là các công cụ, phần mềm và hệ thống được thiết kế để đơn giản hóa và hợp lý hóa các quy trình kinh doanh. DAP trở nên phổ biến hơn đối với chuyển đổi số trong sản xuất nhờ thể hiện rõ rệt lợi ích về chi phí. Hơn nữa, DAP hoàn thành tốt vai trò làm trung tâm thu thập, phân loại và chia sẻ dữ liệu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như cải thiện và nâng cao hiệu suất doanh nghiệp.

Nền tảng áp dụng kỹ thuật số (DAP) - giải pháp tối ưu chi phí và cải thiện hiệu suất phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất
Nền tảng áp dụng kỹ thuật số (DAP) – giải pháp tối ưu chi phí và cải thiện hiệu suất phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất

Trên thực tế nếu tích hợp đầy đủ quy trình làm việc, dữ liệu về nhân sự và cả khách hàng lên DAP, doanh nghiệp sản xuất có thể thu được lợi ích về mọi khía cạnh.

2.5. Robot công nghiệp thông minh

Robot công nghiệp, tự động hóa sản xuất vốn quen thuộc nay trở nên mạnh mẽ và nhanh chóng chuyển thành xu hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất. Robot tự động hóa có thể thay thế con người thực hiện các quy trình thủ công giúp giảm thiểu sai sót, tăng tốc thực hiện và giải phóng lao động. Ngoài thực hiện nhiệm vụ thì robot cũng tham gia vào việc thu thập, chia sẻ và phân tích dữ liệu để cùng con người giải quyết các vấn đề. 

Robot công nghiệp thông minh giúp cải thiện, nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn lao động tại các doanh nghiệp sản xuất
Robot công nghiệp thông minh giúp cải thiện, nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn lao động tại các doanh nghiệp sản xuất

Đặc biệt là sự xuất hiện của robot công nghiệp thông minh cộng tác – cobots. Cobots sẽ giúp con người thực hiện các công việc trong môi trường nguy hiểm giúp đảm bảo an toàn cho lao động.

2.6. Digital Twins

Bản sao kỹ thuật số (Digital Twins – DTs) là một bản sao ảo của các thực thể vật lý như thiết bị hoặc hệ thống thậm chí là con người. DTs là giải pháp hiệu quả nhất giúp nhà sản xuất chạy mô phỏng dạng kỹ thuật số các tình huống khác nhau. Doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng DTs để:

  • Phát triển sản phẩm;
  • Tùy chỉnh thiết kế;
  • Cải thiện hiệu suất sàn nhà máy;…

Ngoài ra, bằng cách kết hợp DTs với IoT và AI, doanh nghiệp sản xuất dễ dàng cải thiện chất lượng hàng hóa, thiết kế bảo trì dự đoán, tối ưu hóa quy trình sản xuất và lập kế hoạch kịch bản giảm thiểu rủi ro.

Bản sao kỹ thuật số là giải pháp hiệu quả nhất giúp mô phỏng các thực thể vật lý
Bản sao kỹ thuật số là giải pháp hiệu quả nhất giúp mô phỏng các thực thể vật lý

2.7. AR/VR

Theo khảo sát của TechRepublic, 91% các doanh nghiệp tín nhiệm sử dụng AR/VR. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất như công nghệ, ô tô, và các doanh nghiệp quốc phòng là những ví dụ điển hình đã và đang tăng cường sử dụng AR/VR. Công nghệ thực tế ảo có thể ứng dụng trong doanh nghiệp sản xuất như sau:

  • Tạo mẫu: Công nghệ AR/VR cho phép các nhà sản xuất xem sản phẩm trông như thế nào mà không cần tạo ra một nguyên mẫu hữu hình thực tế.
  • Các quy trình không thể tự động hóa 100% trong quản lý hàng tồn kho: Các thiết bị hỗ trợ AR/VR có thể hướng dẫn nhân viên làm việc trong nhà kho và cung cấp thông tin về các mặt hàng hiện nằm trên kệ.
  • Bảo trì: Hướng dẫn bảo trì có sẵn bởi công nghệ AR/VR giúp việc bảo trì dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Công nghệ thực tế ảo AR/VR đang thay đổi cách thức hoạt động trong các nhà xưởng
Công nghệ thực tế ảo AR/VR đang thay đổi cách thức hoạt động trong các nhà xưởng

2.8. Công nghệ In 3D

Công nghệ in 3D là xu hướng mới và rất nổi trong tiến trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất. Với công nghệ này, các doanh nghiệp sản xuất có thể tạo ra nhiều nguyên mẫu với độ phức tạp cao, rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện.

Công nghệ in 3D - xu hướng chuyển đổi số mới và cực kỳ “hot" trong ngành sản xuất hiện nay
Công nghệ in 3D – xu hướng chuyển đổi số mới và cực kỳ “hot” trong ngành sản xuất hiện nay

Ứng dụng của công nghệ in 3D còn có thể sử dụng để sản xuất các sản phẩm tùy chỉnh hoặc các bộ phận riêng lẻ cho hàng tiêu dùng, sản xuất sản phẩm có số lượng nhỏ với chi phí không quá cao…

2.9. Đổi mới bảo trì dự đoán

Trước đây, các nhà xưởng cần lên lịch bảo dưỡng thiết bị để kiểm tra định kỳ để tránh trường hợp có lỗi kỹ thuật hoặc trục trặc không được nhận diện. Tuy nhiên điều này khiến quá trình sản xuất bị gián đoạn và gây lãng phí tiền của, thời gian.

Bảo trì dự đoán trong thời đại 4.0 được cải thiện và đổi mới để mang đến nhiều lợi ích
Bảo trì dự đoán trong thời đại 4.0 được cải thiện và đổi mới để mang đến nhiều lợi ích

Ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất cho phép hệ thống máy móc có thể tự cảnh báo hỏng hóc hoặc yêu cầu bảo trì. Thậm chí nhiều công nghệ hiện đại với khả năng thông báo và phản hồi theo thời gian thực giúp công nghệ bảo trì dự đoán nhận diện các hư hỏng cơ học trước khi chúng xảy ra. 

2.10. Tăng cường nhanh khả năng đáp ứng

Các ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp sản xuất tập trung vào việc tăng cường khả năng đáp ứng và sự nhanh nhạy trên thị trường. Doanh nghiệp sản xuất hiện nay có thể khớp các chu kỳ sản xuất với mức nhu cầu sản phẩm trên thị trường một cách chặt chẽ và nhanh chóng. 

Hơn nữa, ứng dụng công nghệ cho phép loại bỏ các rào cản về kỹ thuật hoặc tổ chức để tăng cường nhanh khả năng đáp ứng. Nếu không cạnh tranh được với đối thủ về giá thành, các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn có thể coi khả năng đáp ứng nhanh nhạy như một lợi thế cạnh tranh.

3. Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành sản xuất

Chuyển đổi số trong ngành sản xuất mang đến những lợi ích gì?
Chuyển đổi số trong ngành sản xuất mang đến những lợi ích gì?

Tiến hành chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất tạo ra nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp trong ngành này. Các lợi ích thể hiện như sau:

  • Cải thiện hiệu quả và năng suất: Công nghệ đám mây, xử lý dữ liệu bởi bot… giúp doanh nghiệp sản xuất giảm độ trễ và thời gian chết. Các giải pháp này cũng cải thiện và nâng cao khả năng quyết định, đơn giản hóa việc giám sát hiệu suất,… từ đó cải thiện hiệu quả và năng suất hoạt động.
  • Tối ưu chi phí: Ứng dụng kỹ thuật số tại quy trình quản lý kho, xử lý giao hàng,… giúp đẩy nhanh tốc độ thực hiện, tăng hiệu quả và giảm sai sót. Những điều này sẽ giảm thiểu rủi ro và chi phí từ đó tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra.
  • Đảm bảo chất lượng: Doanh nghiệp sản xuất dễ dàng kiểm soát, quản lý hệ thống máy móc, đảm bảo bảo trì bảo dưỡng đúng thời gian. Dữ liệu được thu thập, phân tích và truyền qua internet giúp nhà quản trị thực hiện kiểm soát sản xuất, kiểm soát đảm bảo chất lượng đơn giản theo thời gian thực. 
  • Tích hợp dữ liệu: Các dữ liệu liên tục được tạo, ghi và lưu trữ trong hệ thống. Cá nhân có thể truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào song với khả năng bảo mật cao nên dữ liệu sẽ khó bị đánh cắp. 
  • Đảm bảo an toàn: Robot có thể thay thế con người thực hiện các công việc nguy hiểm trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, chúng có thể cảnh báo nguy hiểm hoặc những nguy cơ tiềm ẩn cho nhân viên sản xuất

Ngoài những lợi ích kể trên, thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất trên thực tế còn tạo ra nhiều lợi ích khác nữa. Tiêu biểu phải nhắc đến khả năng cải thiện và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng hay tối ưu quy trình doanh nghiệp. 

Sản xuất là một trong 5 nhóm ngành có thể ứng dụng giải pháp RPA - tự động hóa quy trình với bot của akaBot trong tiến trình chuyển đổi số
Sản xuất là một trong 5 nhóm ngành có thể ứng dụng giải pháp RPA – tự động hóa quy trình với bot của akaBot trong tiến trình chuyển đổi số

Lợi ích nhiều là vậy song các doanh nghiệp sản xuất cần đặc biệt lưu ý bởi cũng có những thách thức nhất định mà họ có thể phải đối mặt khi tiến hành chuyển đổi số. Lúc này, các doanh nghiệp sản xuất nên tìm đến sự đồng hành, hỗ trợ của các doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thị trường như akaBot. 

akaBot đã có nhiều năm đồng hành cùng 300+ doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trong tiến trình chuyển đổi số. Không chỉ cung cấp giải pháp công nghệ phù hợp, akaBot còn có đội ngũ tư vấn sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất.

Liên hệ ngay đến hotline +84 (24) 3 768 9048 hoặc để lại thông tin tại form để nhận được tư vấn sớm nhất.

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.