Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ – Nên Hay Không?

Theo Financial Express, tỷ lệ chuyển đổi số thành công tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu vẫn ở mức thấp – 20%. Vậy liệu có nên thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hay không và họ phải đối mặt với những thách thức nào trong tiến trình này? Hãy cùng khám phá ngay sau đây!

Xem thêm:

1. Chuyển đổi số có cần thiết với doanh nghiệp vừa và nhỏ không?

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp SME đang gặp rất nhiều những khó khăn. Điều này thúc đẩy rất nhiều doanh nghiệp SME lựa chọn chuyển đổi số để nhanh chóng thích ứng và không tụt lại phía sau hay biến mất.

Ví dụ các doanh nghiệp SME thường gặp phải tình trạng thiếu nhân sự, một nhân sự phải kiêm nhiệm nhiều vị trí mà không đảm bảo chuyên môn. Lúc này, việc áp dụng tự động hóa quy trình để thay thế nhân sự, giải phóng lao động thủ công… đã giải quyết gọn nhẹ các vấn đề về nhân sự.

Chi tiêu cho chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2017 - 2025
Chi tiêu cho chuyển đổi số giai đoạn 2017 – 2025

OECD thực hiện khảo sát và tổng hợp lại trong báo cáo “Sự chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra 75% các công ty được khảo sát tại Anh đã chuyển sang làm việc từ xa trong đại dịch; 55% doanh nghiệp SME tại Brazil thừa nhận chuyển đổi số đã cải thiện trải nghiệm khách hàng, quy trình và khả năng thu hút khách hàng của doanh nghiệp…

Theo báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương” của Cisco, tính đến năm 2020 sẽ có khoảng 72% doanh nghiệp SME tại Việt Nam tìm cách thực hiện chuyển đổi số, tăng đáng kể so với con số 32% của năm 2019. Cũng theo báo cáo, chuyển đổi số tại các doanh nghiệp SME Việt Nam có thể đóng góp khoảng 30 tỷ USD cho GDP cả nước vào năm 2024 và góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Nhìn chung, chuyển đổi số đã và đang trở thành điều tất yếu đối với doanh nghiệp ở mọi loại hình, quy mô. Tức là có thể thấy chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều rất cần thiết.

Ở Việt Nam, hiện có đến 98,1% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy đang trong giai đoạn bắt đầu song chuyển đổi số tại doanh nghiệp SME trong nước cũng diễn ra mạnh mẽ và ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng. Dù phải đối mặt với những thách thức, khó khăn nhưng các doanh nghiệp SME trong nước hoàn toàn có thể tiến hành chuyển đổi số và đạt được nhiều bước tiến mới.

chuyển đổi số hướng đến mục tiêu “Vì một Việt Nam hùng cường"
Chính phủ, Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển đổi số hướng đến mục tiêu “Vì một Việt Nam hùng cường”

2. 3 thách thức trong chuyển đổi số và cách để doanh nghiệp vượt qua

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và thích ứng bằng những động thái cần thiết. Trong tiến trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ họ gặp nhiều thách thức, khó khăn và phải tìm cách để vượt qua nếu muốn chuyển đổi số thành công.

2.1. Đầu tư chi phí lớn

Theo báo cáo của VCCI, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp SME trong nước còn tương đối thấp, Việt Nam nhập khẩu tới 80 – 90% các máy móc sử dụng trong doanh nghiệp, gần 80% là công nghệ cũ từ những năm 1980s. Khi tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp SME phải dành vốn đầu tư cho công nghệ mới, hiện đại và tiên tiến.

Việc làm này yêu cầu số vốn lớn, thời gian kéo dài. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không đáp ứng được do khả năng tài chính còn nhiều hạn chế. Năm 2020, VCCI và JETRO kết hợp thực hiện khảo sát cho thấy hơn nửa số doanh nghiệp được điều tra không thực hiện chuyển đổi số vì họ cho rằng chi phí chuyển đổi số cao. Có thể thấy, chi phí đầu tư là một rào cản lớn.

Khảo sát của VCCI và JETRO thực hiện với các doanh nghiệp về vấn đề chuyển đổi số
Khảo sát của VCCI và JETRO thực hiện với các doanh nghiệp về vấn đề chuyển đổi số

Có nhiều cách thức để các doanh nghiệp SME giải quyết vấn đề tài chính như kêu gọi đầu tư, vay vốn, huy động vốn. Hoặc cách thức đơn giản hơn là tìm kiếm, nghiên cứu và lựa chọn những giải pháp công nghệ phù hợp với năng lực đầu tư của doanh nghiệp hiện tại.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể tìm đến nguồn vốn đầu tư từ nhà nước, ví dụ như Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprise Development Fund) để vay vốn đầu tư cho công nghệ. Hiện nay, Quỹ đang có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua lãi suất vay vốn ưu đãi hỗ trợ cho mục tiêu phục hồi và đầu tư phát triển sau đại dịch.

Gần đây, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam cũng đã đưa ra Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 26 lĩnh vực – hướng dẫn cho doanh nghiệp SME ở lĩnh vực, quy mô cụ thể nắm được lộ trình chuyển đổi số và những bước đi phù hợp.

Nhìn chung, với động lực phát triển, sự năng động kết hợp với những hỗ trợ từ nhà nước, các doanh nghiệp SME Việt Nam có thể vượt qua khó khăn về tài chính.

2.2. Tư duy & chiến lược của lãnh đạo

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vấp phải rào cản về tư duy, chiến lược của người lãnh đạo. Bởi lẽ họ là người đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số.

Trong thời kỳ chuyển đổi số, tư duy, chiến lược của người lãnh đạo cần chuyển hướng từ “quản lý” sang “lãnh đạo”. Theo đó, lãnh đạo doanh nghiệp ngoài việc có trình độ công nghệ thì cần phải có khả năng giao tiếp, có tầm nhìn cũng như chiến lược để biến tầm nhìn thành hiện thực, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Tư duy, chiến lược của nhà lãnh đạo có vai trò như thế nào trong tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp
Tư duy, chiến lược của nhà lãnh đạo có vai trò như thế nào trong tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp

Năm 2018, MIT Sloan Management Review kết hợp với Deloitte thực hiện cuộc khảo sát với hơn 4.300 giám đốc điều hành, nhà quản lý… từ các doanh nghiệp trên toàn thế giới đưa ra con số bất ngờ khi 68% doanh nghiệp cho biết thực tế họ cần nhà lãnh đạo mới để đảm bảo thành công trong thời Chuyển đổi số.

Đây là thời điểm thích hợp để chuyển đổi số và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp – thuyền trưởng con tàu cần có những động thái tiên phong. Lãnh đạo doanh nghiệp trước tiên phải hiểu về công nghệ số, về tình hình và đặc điểm doanh nghiệp cũng như cách thức sử dụng phù hợp. Đồng thời, họ cần nắm được cách truyền cảm hứng cho nhân sự, tạo ra văn hóa để thúc đẩy chuyển đổi số trong nội bộ.

Tiến hành chuyển đổi số doanh nghiệp là việc làm khó khăn đòi hỏi về cả nguồn lực kinh tế và tri thức. Tìm kiếm một đơn vị chuyên về tư vấn chiến lược chuyển đổi số uy tín trên thị trường là lựa chọn phù hợp nếu chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cảm thấy chưa đủ chuyên môn về chuyển đổi số. Doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích khi có thêm đơn vị đồng hành, nhất là đơn vị đã có kinh nghiệm và chuyên môn trong tiến trình chuyển đổi số.

2.3. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm rất rộng, tựu chung lại là chỉ những giá trị được xây dựng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, trở thành quy tắc, thói quen của hoạt động doanh nghiệp cũng như cách suy nghĩ và hành vi của nhân sự trong doanh nghiệp.

Một thay đổi lớn như tiến hành chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sự đồng thuận, hỗ trợ từ phía văn hóa doanh nghiệp. Những thói quen “cố hữu” trong các doanh nghiệp có thế khiến cho lộ trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp SME gặp nhiều kéo dài hoặc không đạt được mục tiêu như mong đợi.

Theo một khảo sát năm 2017 của capgemini.com, thực hiện với hơn 1500 lãnh đạo cấp cao, quản lý và nhân viên tại khoảng 350 doanh nghiệp trên 8 quốc gia, 62% những người này đưa ra nhận định rằng rào cản văn hóa là thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong Chuyển đổi số.

Khảo sát về rào cản văn hóa đối với chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khảo sát về rào cản văn hóa đối với chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là câu chuyện khó có thể đạt được trong thời gian ngắn và chuyển đổi số cũng là cả một quá trình. Doanh nghiệp cần duy trì song hành giữa văn hóa doanh nghiệp và chuyển đổi số để giữ vững nền tảng phát triển doanh nghiệp.

Bởi vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cần nghiên cứu để loại bỏ rào cản văn hóa để đảm bảo khả năng thích ứng với quá trình chuyển đổi số cũng như tận dụng chuyển đổi số để tạo cơ hội, động lực phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Tóm lại trong bối cảnh thị trường có những biến động bất ngờ như hiện nay, chuyển đổi số là chìa khóa giúp các doanh nghiệp SME tạo ra khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp SME hoàn toàn có thể coi những thách thức là động lực để chuyển đổi số thành công.

Ngoài ra, việc có được đơn vị đồng hành cũng như giải pháp công nghệ phù hợp là mấu chốt để doanh nghiệp SME vượt qua rào cản khi chuyển đổi số. Các công nghệ có ưu thế, mang đến nhiều lợi ích và nhất là có chi phí đầu tư phù hợp như giải pháp tự động hóa quy trình với bot của akaBot sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định trong lộ trình chuyển đổi số.

Giải pháp tự động hóa quy trình với bot của akaBot
Giải pháp tự động hóa quy trình với bot của akaBot – đồng hành cùng doanh nghiệp SME trong giai đoạn chuyển đổi số

Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý rằng chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là lộ trình chung mà là lộ trình riêng của từng doanh nghiệp. Lúc này, những giải pháp “may đo” riêng cho từng doanh nghiệp như giải pháp tự động hóa quy trình với bot do akaBot cung cấp nên là lựa chọn được ưu tiên.

Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Chủ doanh nghiệp quan tâm đến giải pháp tự động hóa quy trình của akaBot có thể liên hệ tới hotline: +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền thông tin tại form đăng ký để nhanh chóng nhận được tư vấn.

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.