Chuyển Đổi Số Là Gì, Tại Sao Chuyển Đổi Số Lại Quan Trọng?

Những tác động của đại dịch Covid thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển hướng ưu tiên đầu tư cho công nghệ thông tin và hoạt động chuyển đổi số. Vậy chuyển đổi số là gì, vai trò như thế nào và tầm quan trọng ra sao? Bài viết ngay sau đây sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn đầy đủ nhất về những điều này. 

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital transformation) được đánh giá là xu hướng quan trọng trong kỷ nguyên công nghệ số. Không chỉ các doanh nghiệp mà chính phủ các nước cũng đặt chuyển đổi số là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một khái niệm chuẩn nhất về chuyển đổi số và người ta sẽ hiểu về nó một cách rõ rệt khi áp vào một ngành, một lĩnh vực cụ thể.

Theo Gartner, chuyển đổi số tức là đề cập đến bất cứ điều gì từ hiện đại hóa công nghệ thông tin (Điện toán đám mây – Cloud computing, Dữ liệu lớn – Big data, Internet cho vạn vật – Internet of Things…) đến xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ nhằm chuyển đổi cách thức điều hành, văn hóa doanh nghiệp và quy trình làm việc.

Microsoft lại đưa ra khái niệm chuyển đổi số là tạo ra giá trị mới nhờ tổ chức lại cách tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình. Hoặc, i-SCOOP định nghĩa chuyển đổi số là việc một tổ chức, một ngành, lĩnh vực có những sự thay đổi về văn hóa, hoạt động thông qua việc tích hợp thêm các công nghệ và kỹ thuật.

Trên thực tế chưa có một khái niệm chuẩn nhất về chuyển đổi số 
Trên thực tế chưa có một khái niệm chuẩn nhất về chuyển đổi số 

Vậy, chuyển đổi số là gì? Có thể hiểu đơn giản chuyển đổi số là sự tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động để thay đổi phương thức vận hành, văn hóa doanh nghiệp, từ đó tối ưu hóa hiệu suất làm việc để tạo ra giá trị mới cho khách hàng.

Dù được hiểu theo nghĩa nào thì chuyển đổi số cũng khẳng định được tầm quan trọng và trở thành xu thế tất yếu. Trong tương lai gần, các doanh nghiệp nên đi trước đón đầu với tầm nhìn rộng để tận dụng lợi thế trong quá trình tiến hành chuyển đổi số.

Sự khác nhau giữa chuyển đổi số và số hoá

Số hoá là gì? (Digitization là gì?)

Số hóa (Digitization) là tên gọi của việc chuyển đổi dữ liệu từ định dạng vật lý sang định dạng kỹ thuật số. Để dễ hiểu hơn, độc giả hãy hình dung đến cách thức lưu trữ dữ liệu thông thường của doanh nghiệp. Trước đây, dù là dữ liệu kinh doanh hay hồ sơ, giấy tờ đều được viết tay và được xử lý vật lý như đóng dấu hoặc chia sẻ qua fax. Sau đó, khi máy tính trở nên phổ biến, các doanh nghiệp chuyển đổi từ ghi chép giấy sang các bản ghi trên máy tính. 

Đây chính là quá trình số hóa, chuyển đổi dữ liệu từ giấy tờ vật lý sang các tệp dữ liệu máy tính kỹ thuật số. Quá trình số hóa dữ liệu không làm ảnh hưởng hay thay đổi dữ liệu mà chỉ đơn thuần chuyển đổi định dạng của dữ liệu. Mặc dù lưu trữ dữ liệu ở dạng kỹ thuật số không có được tính ổn định như lưu trữ ở dạng vật lý song có lợi hơn ở khả năng chia sẻ và truy cập tìm kiếm.

Hình: “Kim tự tháp” Số hóa, Khai thác cơ hội số và Chuyển đổi số.
Hình: “Kim tự tháp” Số hóa, Khai thác cơ hội số và Chuyển đổi số.

Digitalization là gì?

Khai thác cơ hội số (Digitalization) là giai đoạn ứng dụng kỹ thuật số để đơn giản hóa, nhằm thay đổi cách thức làm việc, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Lưu ý, digitalization hay số hóa doanh nghiệp không phải là thay đổi cách thức kinh doanh hay tạo ra mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp vẫn áp dụng cách thức cũ song đã nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Digital transformation là gì?

Cuối cùng là chuyển đổi số (Digital transformation). Như đã được phân tích ở trên thì chuyển đổi số được hiểu là sự thay đổi toàn diện mô hình kinh doanh bằng các dữ liệu số. Tức là có thể coi số hóa là một phần của chuyển đổi số.

Phân biệt số hóa, khai thác cơ hội số và chuyển đổi số:

Tiêu chíSố hóa 

(digitization)

Khai thác cơ hội số (digitalization)Chuyển đổi số

(digital transformation)

Định nghĩaThủ công chuyển đổi thông tin từ vật lý sang kỹ thuật số.Bán tự động xử lý, tự động hóa xử lý dữ liệu để đơn giản hóa hoạt động.Tự động hoàn toàn sử dụng dữ liệu số hóa đã được xử lý, ứng dụng để tạo ra mô hình mới. 
Biểu hiện
  • Chuyển dữ liệu trên giấy thành dữ liệu có định dạng kỹ thuật số.
  • Sử dụng báo cáo kỹ thuật số thay vì báo cáo giấy.
  • Ghi âm các cuộc họp, thuyết trình, cuộc gọi.
  • Phân tích dữ liệu số bằng thiết bị liên kết với công nghệ.
  • Đưa tệp dữ liệu lưu trữ trên ổ cứng máy tính thành định dạng đám mây, cho phép nhiều người dùng tiếp cận cùng lúc.
Số hóa tài liệu, thiết lập quy trình, đưa thông tin lên hệ thống công nghệ để thay đổi cách thức hoạt động. (Ví dụ thay đổi từ thanh toán tiền mặt thành thanh toán ví điện tử, QR code).

Tại sao chuyển đổi số lại quan trọng?

IDC ước tính quy mô chuyển đổi số trên thị trường toàn thế giới có thể đạt mức 2 nghìn tỉ đô la Mỹ tính đến năm 2022. Con số này cho thấy các doanh nghiệp, chính phủ các nước trên toàn cầu đã nhận thức rõ rệt rằng chuyển đổi số không còn là xu thế nữa mà đã trở thành một điều tất yếu. 

Chuyển đổi số là một trong các nội dung cơ bản, là trụ cột kỹ thuật số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khảo sát năm 2018 của IDC đưa ra kết quả như sau: “Khoảng 90% doanh nghiệp thấy được chuyển đổi số quan trọng và định hướng doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số, 30% nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược để vận hành doanh nghiệp.”

Lợi ích doanh nghiệp thu được từ chuyển đổi số
Lợi ích doanh nghiệp thu được từ chuyển đổi số

Nghiên cứu của Gartner, IDC đều chỉ ra rằng doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích trên mọi khía cạnh khi tiến hành chuyển đổi số:

  • Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp nâng cấp trải nghiệm khách hàng, ví dụ khách hàng có nhiều phương tiện thanh toán hơn hay khách hàng có thể mua sắm hàng hóa online dễ dàng.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện hiệu suất: Chuyển đổi số không chỉ cung cấp công cụ làm việc tiện lợi hơn mà còn có thể tạo ra môi trường làm việc lý tưởng để nhân viên thỏa sức sáng tạo. Một nghiên cứu năm 2017 của Microsoft cho thấy đến năm 2020 tăng trưởng năng suất lao động nhờ chuyển đổi số đạt mức 21%.
  • Giảm chi phí: Thực tế tiến hành chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp giảm thiểu được lượng lớn chi phí nhân sự, chi phí nguyên vật liệu, giảm thời gian chết của máy móc và nhân sự để tránh lãng phí nguồn lực…
  • Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp: Trong thời đại 4.0, công nghệ chính là những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Tiến hành chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp thiết lập và duy trì lợi thế cạnh tranh phù hợp. 

Triển khai chuyển đổi số trên thực tế còn mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Tùy từng mô hình, đặc điểm và định hướng cụ thể, các doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích phù hợp.

Lợi ích của chuyển đổi số
Lợi ích của chuyển đổi số

Ví dụ về chuyển đổi số trong doanh nghiệp  

Các doanh nghiệp sớm nhận ra tầm quan trọng và những lợi ích thu được khi thực hiện chuyển đổi số đã nhanh chóng tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thị trường. Nike và TPBank là hai ví dụ điển hình cho hoạt động chuyển đổi số đối với doanh nghiệp quy mô toàn cầu và doanh nghiệp quy mô trong nước.

Chuyển đổi số của Nike

Mặc dù đã trở thành tượng đài trong lĩnh vực thời trang song Nike vẫn nhạy bén trong việc chuyển đổi cách thức kinh doanh, không ngừng đổi mới chính mình. Với định hướng như vậy cùng với tác động của đại dịch, các nhà lãnh đạo của Nike nhanh chóng nhận ra những lỗ hổng trong cách thức kinh doanh cũ và sự phù hợp để nhanh chóng tiến hành chuyển đổi số nhằm khắc phục những điều này.

Ứng dụng SNKRS - khách hàng Nike mua sắm sản phẩm online.
Ứng dụng SNKRS – khách hàng Nike mua sắm sản phẩm online.
  • Ứng dụng SNKRS: Tháng 2/2015, Nike ra mắt SNKRS – ứng dụng cho phép khách hàng tra cứu thông tin sản phẩm, giá thành và địa điểm mua. Khách hàng cũng có thể mua sắm online trên ứng dụng. Đây là một trong những yếu tố cho phép Nike duy trì và tăng trưởng doanh thu cả trong đại dịch.
  • Kết nối khách hàng qua các kênh online: Nike cũng chủ động tiếp cận khách hàng qua các kênh online như sàn TMĐT, hệ thống thẻ hội viên… Từ dữ liệu số về khách hàng thu thập được, Nike có những căn cứ để hoàn thiện sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. 
  • Ứng dụng Nike Fit – khách hàng thử giày online: Nike ra mắt Nike Fit – ứng dụng công nghệ hiện đại cho phép khách hàng thử sản phẩm online. Điểm trừ lớn của hình thức mua sắm online được giải quyết triệt để.

Chuyển đổi số tại TPBank 

TPBank dù là một ngân hàng nhỏ song có lẽ là ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam. Đại diện của Ngân hàng này cho biết sau những thành công ngoài mong đợi, TPBank hiện đã bước vào giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển đổi số.

eKYC cho phép định danh khách hàng TPBank online
eKYC cho phép định danh khách hàng TPBank online
  • eKYC (định danh khách hàng điện tử): Khách hàng của TPBank hiện nay có thể thực hiện các giao dịch mà không cần đến quầy giao dịch nhờ việc TPBank hoàn tất bộ quy trình eKYC trên di động cho phép xác thực thông tin qua app. 
  • Triển khai 75 trợ lý robot ảo – akaBot (các giải pháp tự động hóa): TPBank triển khai các trợ lý ảo thay thế cho nhân sự thực hiện nhiều nghiệp vụ. Nhờ vậy, TPBank đã giảm 80% thời gian xử lý tác vụ, 40% chi phí vận hành, tiết kiệm được khoảng 45 nhân sự… 
  • Trợ lý ảo Chatbot T’Aio – cho phép giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7: Chatbot hỗ trợ gần 80% yêu cầu từ khách hàng giúp tăng 2 lần năng suất hỗ trợ khách hàng của CallCenter.

Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp cần thiết triển khai chuyển đổi số và biến nó trở thành chìa khóa cạnh tranh cho mình. Để làm được điều này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu kỹ chuyển đổi số là gì, cách thức phù hợp để chuyển đổi số doanh nghiệp mình và chấp nhận cũng như sẵn sàng đổi mới và thử nghiệm.

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.