7 Gợi Ý Giúp Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp Thành Công

Chuyển đổi số (Digital transformation) trong doanh nghiệp hiểu đơn giản là ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp để tăng hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Vậy, làm sao để chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi này. 

Xem thêm:

1. Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Một dự án chuyển đổi số trong doanh nghiệp muốn đi đường dài, muốn thành công thì phải đảm bảo cơ sở hạ tầng vững chắc. Vì thế khi bắt đầu một dự án chuyển đổi số, doanh nghiệp nên chú trọng tận dụng hết tiềm năng của những tài nguyên công nghệ sẵn có. Sau quá trình này, đội ngũ điều hành nên cân nhắc mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của công ty mình. Một số phương án mở rộng có thể cân nhắc là: 

  • Dịch chuyển sang các dịch vụ đám mây công cộng.
  • Áp dụng phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS – software as a service) để thay thế cho những ứng dụng truyền thống.
  • Chuyển đổi các ứng dụng với kiến trúc một khối (monolith) thành kiến trúc với module chia nhỏ thành những service khác nhau (microservices). 
  • Tăng cường, phát triển đội ngũ kỹ sư khoa học dữ liệu hoặc đội ngũ lập trình viên có khả năng mang đến “làn gió mới” cho đội ngũ hiện có.
Tương lai của một doanh nghiệp phụ thuộc vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng
Tương lai của một doanh nghiệp phụ thuộc vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng

2. Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Khách hàng luôn đứng ở vị trí trung tâm trong các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi điều doanh nghiệp làm luôn hướng đến một mục đích: Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất và khiến khách hàng tin dùng dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp. Chính vì vậy, mục đích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp cũng không thể tách rời mục tiêu ban đầu này. 

Khách hàng là trọng tâm của mọi doanh nghiệp
Khách hàng là trọng tâm của mọi doanh nghiệp

Để có thể đạt được mục tiêu tập trung vào khách hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện một số cách sau: 

  • Hướng tới số hóa chân dung khách hàng bằng cách tích hợp nhiều công cụ đo lường vào các phương tiện truyền thông, đo lường hiệu quả trên trang mạng xã hội, trên website hay số liệu thực để xác định mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể hiểu rõ khách hàng cần gì và làm sao để khiến họ hài lòng.
  • Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nên hướng đến việc dẫn dắt khách hàng mua dịch vụ trong thời gian ngắn nhất có thể. Để làm được những điều này, doanh nghiệp cần gia tăng điểm chạm. Ví dụ, khách hàng mong muốn được tương tác linh hoạt qua website, Facebook, hay tương tác qua live chat, qua ứng dụng riêng của doanh nghiệp…  
  • Sử dụng Chatbot để chào hỏi, chăm sóc và xử lý một số câu hỏi thường gặp, giúp thời gian phản hồi luôn kịp thời và giúp các nhân viên có thêm thời gian xử lý những vấn đề thực sự quan trọng. 
Chatbot - trợ lý đắc lực nhất của bộ phận Chăm sóc khách hàng 
Chatbot – trợ lý đắc lực nhất của bộ phận Chăm sóc khách hàng 

3. Đề cao yếu tố con người

Để quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công, yếu tố con người chiếm phần rất quan trọng. Ở yếu tố này doanh nghiệp cần chú ý đến 2 nhóm nhân sư:

Những người sẽ thiết kế cơ sở hạ tầng chính là đội ngũ phát triển công nghệ, những lập trình viên, những nhà phân tích dữ liệu… Họ đóng vai trò như bộ não của dự án chuyển đổi số, biến dự án từ những trang tài liệu, đề xuất trở thành các giải pháp thực thụ ngoài đời, có thể vận hành trơn tru và hỗ trợ giải các bài toán doanh nghiệp đặt ra. 

Những người sẽ sử dụng và hỗ trợ cơ sở hạ tầng công nghệ: Doanh nghiệp cần dành thời gian và công sức để thấu hiểu quy trình làm việc của họ và đảm bảo họ luôn nắm bắt, luôn liên quan mật thiết đến quy trình thiết kế và phát triển công nghệ. Bằng cách này, các nhân viên sẽ làm việc năng suất hơn và hài lòng hơn với công việc của họ. 

Con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động
Con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động

4. Đưa dữ liệu vào hoạt động 

Trong một dự án chuyển đổi số, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ đang thu về những dữ liệu quan trọng và chất lượng từ khách hàng, từ hệ thống công nghệ thông tin, từ các thiết bị IoT (Internet of Things) và một số nguồn liên quan khác. 

Dữ liệu thu thập được phải là dữ liệu chất lượng, có thể sử dụng để ra quyết định 
Dữ liệu thu thập được phải là dữ liệu chất lượng, có thể sử dụng để ra quyết định 

Để chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công thì doanh nghiệp cũng cần đảm bảo sở hữu một đội ngũ thành thạo công nghệ và kỹ năng để xử lý khối lượng dữ liệu này trong khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, họ cũng cần biết sử dụng nguồn thông tin này để tìm ra những insights (dịch nôm na là sự thật ngầm hiểu) quý giá từ khách hàng, từ đó dẫn dắt các dự án công nghệ đi đúng hướng. 

Dữ liệu cũng được sử dụng để đẩy mạnh hơn nữa quá trình tự động hóa, tăng trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng và hỗ trợ quá trình ra quyết định kinh doanh nhanh và linh hoạt.

5. Trải nghiệm tổng thể

Gartner khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện bằng cách tạo ra trải nghiệm tổng thể cho tất cả các bên: khách hàng, đội ngũ nhân viên và các bên liên quan khác. Doanh nghiệp nên kết nối chặt chẽ tất cả các trải nghiệm thay vì tập trung cải thiện từng trải nghiệm một. Việc này giúp tạo ra sự khác biệt và “chất riêng” cho công ty, khiến các bên đối thủ khó sao chép và đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trải nghiệm tổng thể tạo nên những trải nghiệm cao cấp hơn cho khách hàng và nhân viên
Trải nghiệm tổng thể tạo nên những trải nghiệm cao cấp hơn cho khách hàng và nhân viên

6. Xây dựng lộ trình chuyển đổi số rõ ràng

Các chuyên gia nhận định, việc thay đổi mô hình kinh doanh hay cách thức vận hành của một doanh nghiệp không hề đơn giản. Theo số liệu của một số nghiên cứu, được công bố tại hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong bối cảnh bất định: Nắm bắt cơ hội – vượt qua thách thức” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, chỉ gần 30% doanh nghiệp được coi là chuyển đổi số thành công ở những mức độ khác nhau. 

Bất cứ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, cũng phải trả một cái giá rất đắt nếu đưa ra những hướng đi sai lầm trong quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp phù hợp là cực kỳ quan trọng. 

Nếu không có lộ trình rõ ràng, doanh nghiệp có khả năng cao sẽ thất bại trong hành trình chuyển đổi số 
Nếu không có lộ trình rõ ràng, doanh nghiệp có khả năng cao sẽ thất bại trong hành trình chuyển đổi số 

Đầu tiên, ban lãnh đạo cần xây dựng một kế hoạch khả thi với mục tiêu thực tế: doanh nghiệp cần tiến xa tới đâu và trạng thái như thế nào, ngân sách là bao nhiêu. Doanh nghiệp cần xác định nhân lực cần thiết, tiến độ thế nào, chia thành mấy giai đoạn, mỗi giai đoạn có khả năng thực hiện ra sao và ai phụ trách. Cùng lúc đó là ưu tiên xác định các vấn đề ưu tiên và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra. 

Doanh nghiệp cần làm tất cả những việc này để hướng tới những đích đến đã đặt ra từ đầu, đó là chuyển đổi số doanh nghiệp thành công. 

7. Chọn đơn vị tư vấn chuyển đổi số phù hợp

Cuối cùng, để chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công, việc chọn được một đơn vị tư vấn chuyển đổi số phù hợp cũng đóng vai trò không nhỏ. Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài với nhiều khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần có người đồng hành. Một đơn vị chuyển đổi số phù hợp là một đơn vị uy tín, thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp hơn cả, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp, cách kế hoạch chi tiết và khả thi được “may đo” cho doanh nghiệp. 

Để làm được điều này, đơn vị tư vấn chuyển đổi số cần đánh giá tình hình thực tế, hiểu rõ mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh công ty và thấu hiểu khả năng của công ty đó. Sau khi tổng hợp những điều trên, đơn vị tư vấn sẽ đề xuất những công nghệ số phù hợp để giải quyết những vấn đề doanh nghiệp đang đối mặt. 

Chọn được đơn vị chuyển đổi số phù hợp phần nào quyết định thành công của toàn bộ dự án chuyển đổi số
Chọn được đơn vị chuyển đổi số phù hợp phần nào quyết định thành công của toàn bộ dự án chuyển đổi số

Có một số tiêu chí doanh nghiệp nên xem xét khi lựa chọn đơn vị tư vấn chuyển đổi số: 

  • Có thâm niên trong ngành và kinh nghiệm trong lĩnh vực (đơn vị này đã hoạt động bao nhiêu năm và có bao nhiêu dự án thành công, đơn vị này đã hợp tác với những doanh nghiệp lớn chưa, có gặt hái được thành công không …) 
  • Đơn vị có đi đường dài cùng doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số được không? Một đơn vị chỉ đơn giản mang đến giải pháp, mang đến công nghệ rồi rời đi không phải một đơn vị phù hợp, bởi chuyển đổi số là một quá trình lâu dài. 
  • Đơn vị đó phải có khả năng thấu hiểu nhu cầu doanh nghiệp.
  • Có năng lực cao về mặt kỹ thuật (có thể nhìn vào các dự án đã làm, nhìn vào hồ sơ nhân viên, đội ngũ và đánh giá của các khách hàng trước).
  • Đơn vị đặt khách hàng lên hàng đầu, linh hoạt với các vấn đề của khách hàng thay vì bó buộc với quy trình.

akaBot là nền tảng “Made in Vietnam”, là nền tảng tự động hóa quy trình bằng robot toàn diện nhất. Ra đời từ năm 2018 đến nay, akaBot được đón nhận, công nhận bởi các doanh nghiệp ở đủ các lĩnh vực trên thế giới chứ không chỉ giới hạn ở Việt Nam. Làm chủ công nghệ lõi RPA, một khi được triển khai trong doanh nghiệp, akaBot sẽ trở thành chìa khóa giúp doanh nghiệp đó đột phá trên đường đua chuyển đổi số đang ngành càng “khốc liệt” tại Việt Nam. 

akaBot đã được triển khai ở gần 10 quốc gia trên thế giới và mang đến những hiệu quả hơn cả mong đợi 
akaBot đã được triển khai ở gần 10 quốc gia trên thế giới và mang đến những hiệu quả hơn cả mong đợi 

Theo như báo cáo về hiệu quả sản phẩm tại các doanh nghiệp đã triển khai akaBot, nền tảng này có khả năng cắt giảm chi phí đến 60%, tăng năng suất lên đến 80% và giảm thời gian xử lý đến 90%. Đồng thời, akaBot cũng đảm bảo bảo mật thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp ở mức độ cao nhất có thể. 

Trong bối cảnh “hậu Covid”, khi hành vi khách hàng ngày một thay đổi và các hoạt động trên môi trường số ngày càng nhiều, nhất định akaBot sẽ là cánh tay đắc lực của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.