Chuyển Đổi Số Trong Ngân Hàng Việt Nam – Bứt Phá Để Bắt Kịp Thế Giới

Chuyển đổi số trong ngân hàng không còn là khái niệm xa lạ, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế. Tại Việt Nam, ngành ngân hàng là một trong những cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực chuyển đổi số với mục tiêu gia tăng lợi thế cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Xem thêm:

Chuyển đổi số ngân hàng là gì?

Chuyển đổi số trong ngân hàng là việc ứng dụng các công nghệ số vào mọi quy trình và lĩnh vực ngành ngân hàng. Quá trình này không dừng lại ở việc đưa các công nghệ mới như RPA, AI, hay IoT vào giải quyết các công việc bàn giấy, mà hướng tới việc cải tiến toàn bộ mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.

Vào tháng 6/2021 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) đã phát hành báo cáo Ứng dụng Ngân hàng số tại Việt Nam khi lấy khách hàng làm cốt lõi, trong đó nêu rõ quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng trên toàn cầu sẽ trải qua ba giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn số hoá (Digitization): Ngân hàng đưa công nghệ vào xử lý các nghiệp vụ quản trị dữ liệu, quản trị tài nguyên hoặc các quy trình vận hành riêng lẻ; thay đổi các quy trình thủ công, truyền thống sang các dịch vụ trực tuyến.
  • Giai đoạn Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation): Số hóa được thực hiện trên quy mô toàn ngân hàng, bao gồm việc thống nhất và liên kết các quy trình số ở giai đoạn trước để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
  • Giai đoạn tái tạo số (Digital reinvention): Ngân hàng xác định lại cách thức tương tác với các bên liên quan và khách hàng, tích hợp những nền tảng và công nghệ kỹ thuật số chưa từng có, khởi tạo doanh thu qua các chiến lược sản phẩm và trải nghiệm sáng tạo.
Quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng diễn ra qua ba giai đoạn
Quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng diễn ra qua ba giai đoạn

Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng hiện nay 

Trên thế giới, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban Châu Âu đã mạnh mẽ kêu gọi các định chế tài chính đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số nhằm cải thiện độ tiếp cận các dịch vụ tài chính từ xa, tiết kiệm chi phí, và đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. 

Một báo cáo được KPMG phát hành vào tháng 9/2020 đã chỉ ra rằng, 47% các tổ chức tài chính kỳ vọng sẽ chứng kiến những bước tiến lớn trên công cuộc số hóa trong vòng 3 năm tới. Ngoài ra, 53% cũng tin tưởng rằng trong giai đoạn 5 năm tới, 10% lực lượng lao động của họ sẽ được thay thế bằng các giải pháp công nghệ cao và các giải pháp tự động hóa. Cũng theo Deloitte, các kênh số (kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng internet) đóng góp vào 61% tổng doanh thu cho vay của Ngân hàng Hoa Kỳ trong giai đoạn tháng 12/2020 – 2/2021, tăng 22% so với một năm trước đó.

Các ngân hàng Việt Nam đang bắt kịp nhanh chóng với xu hướng chuyển đổi số
Các ngân hàng Việt Nam đang bắt kịp nhanh chóng với xu hướng chuyển đổi số

Tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đang bắt kịp nhanh chóng với xu hướng này và coi đây là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Theo cuộc khảo sát diễn ra vào tháng 9/2020 do Ngân hàng Nhà nước thực hiện, có đến 95% các ngân hàng đã và đang lên kế hoạch và xây dựng phương hướng chuyển đổi số. 

  • Đặc biệt, 39% trong số đó đã thông qua chiến lược hoặc tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào bức tranh phát triển công nghệ thông tin chung tại ngân hàng. 
  • Ngoài ra, 42% các định chế tài chính cũng cho biết họ đang trong quá trình xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Về mô hình chuyển đổi, chuyển đổi toàn diện cả hai kênh front-end (tương tác với khách hàng trực tiếp) và back-end (hệ thống xử lý nghiệp vụ nội bộ) đang là hướng đi của 75% các tổ chức tài chính. 
  • Bên cạnh đó, 13% các ngân hàng còn lựa chọn thiết lập thương hiệu hoặc kênh phân phối cho ngân hàng số mới – một trong 4 hình thái ngân hàng số được nêu ra trong báo cáo của MB Bank. Ba hình thái còn lại bao gồm: ngân hàng truyền thống thiết lập một ngân hàng số mới độc lập, tổ chức phi ngân hàng (Fintech) hợp tác với các ngân hàng truyền thống, và ngân hàng thách thức (Challenger bank).

Có thể bạn muốn biết: Chiến Lược Chuyển Đổi Số Ngân Hàng Việt năm 2022

Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng mang đến lợi ích gì?

Có thể thấy, chuyển đổi số chính là chiếc chìa khóa để các ngân hàng khẳng định được vị thế của mình, cũng như tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Một số lợi ích cụ thể mà chuyển đổi số trong ngân hàng đem lại: 

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, cá nhân hoá trải nghiệm người dùng: Hệ thống xử lý dữ liệu lớn (Big Data) với kiến trúc phần mềm dựa trên microservice đảm bảo quy trình giao dịch nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, các ứng dụng mobile banking cũng cho phép người dùng tùy chọn giao diện, thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, không giới hạn. 
  • Tự động hoá quy trình: Chatbot đang được các ngân hàng tích cực ứng dụng trong công tác chăm sóc khách hàng. Các tác vụ như lập báo cáo, nhập liệu dễ gây nhàm chán và mệt mỏi cho nhân viên cũng đã được các ngân hàng giải quyết bằng robot tự động hóa quy trình RPA.  
  • Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới: Nhiều ngân hàng đã cung cấp các dịch vụ thanh toán qua mã QR, chuyển tiền trực tuyến (e-remittance), hay dịch vụ vay tiền trực tuyến (e-lending). Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng số được xây dựng trên nền tảng công nghệ số, hoàn toàn độc lập với ngân hàng mẹ, có giấy phép riêng được ra đời. 
  • Nâng cao tính bảo mật: Hiện nay, định danh khách hàng điện tử (eKYC) đang được các ngân hàng quan tâm để nâng cao tính chính xác và an toàn thông tin. Công nghệ mã hóa dữ liệu được ứng dụng để giải quyết vấn đề rò rỉ thông tin trong nội bộ hoặc ra ngoài hệ thống ngân hàng. 
  • Tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ hơn: Mạng Internet là nền tảng vô cùng tiện lợi với mức phí hợp lý, giúp các tổ chức tài chính kết nối với khách hàng của mình chỉ bằng một cú click và thực hiện các hoạt động marketing đa kênh. 
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng và phát triển sản phẩm mới là hai trong số nhiều lợi ích mà chuyển đổi số đem lại cho các nhà băng
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng và phát triển sản phẩm mới là hai trong số nhiều lợi ích mà chuyển đổi số đem lại cho các nhà băng

Thách thức trong việc chuyển đổi số ngành ngân hàng 

Để đạt được thành công trong chuyển đổi số, các ngân hàng cần vượt qua khá nhiều thách thức, có thể kể đến như:

  • Chi phí đầu tư cao: Theo số liệu từ Forbes, khoản đầu tư trả trước vào các giải pháp công nghệ có thể tiêu tốn đến 10% ngân sách chi tiêu hàng năm của mỗi ngân hàng. Vì thế, đây là thách thức mà mọi ngân hàng khi muốn chuyển đổi số cần phải đương đầu.
  • Khả năng lãnh đạo yếu kém: Công cuộc chuyển đổi số sẽ trở nên rất khó khăn nếu người quản lý dự án không có khả năng truyền lửa và đưa ra một lộ trình minh bạch để hướng tới thành công.
  • Dữ liệu bị phân tán: Khi mở rộng quy mô, nhiều định chế tài chính gặp phải vấn đề thông tin không tập trung, gây khó khăn khi thu thập dữ liệu để kiểm tra độ hiệu quả hay phát hiện những điều chỉnh về văn hóa, phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. 
  • Hạn chế trong phân tích thông tin khách hàng: Dù khách hàng ngày nay sẵn sàng cung cấp các thông tin cá nhân, nhưng hầu hết các ngân hàng chưa tự động hóa bộ phận back-end để cho phép AI phân tích thông tin, cũng như bị giới hạn bởi các quy định về thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân.
  • Nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: Khách hàng ngày nay đã quen với việc sử dụng các nền tảng thanh toán trên di động như Apple Pay và Google Pay, đòi hỏi các ngân hàng phải áp dụng các dịch vụ tương tự để cung cấp những tiện ích mà khách hàng mong muốn.
Quá trình chuyển đổi số cũng không hề đơn giản do những áp lực về chi phí, văn hóa doanh nghiệp và khả năng lãnh đạo
Quá trình chuyển đổi số cũng không hề đơn giản do những áp lực về chi phí, văn hóa doanh nghiệp và khả năng lãnh đạo

Các bước chuyển đổi số trong ngân hàng

Không thể phủ nhận chuyển đổi số là một chặng đường khó khăn, nhưng tiềm năng đem lại là vô cùng lớn. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch khó kiểm soát, nhiều ngân hàng đã xác định chuyển đổi số là mục tiêu sống còn để tăng trưởng bền vững. Dưới đây là năm bước giúp các ngân hàng tăng tốc chuyển đổi số và đạt hiệu quả chuyển đổi số tối ưu.

  • Bước 1- Phát triển văn hóa đổi mới: Lấy khách hàng là trung tâm của công cuộc chuyển đổi số chính, khuyến khích nhân viên chủ động sáng tạo, vượt khỏi tư duy lối mòn và tích cực thử nghiệm những cách làm mới, phương pháp mới. 
  • Bước 2 – Xây dựng hành trình khách hàng thống nhất: Nắm bắt những kỳ vọng của khách hàng để thay đổi cho phù hợp, cải thiện đồng bộ, đa kênh, xây dựng hành trình khách hàng có tính liên kết, liền mạch trong toàn bộ quá trình sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
  • Bước 3 – Nâng cao kỹ năng: Đầu tư vào công tác đào tạo, giúp nhân viên có đầy đủ năng lực, theo kịp tốc độ chuyển đổi số của ngân hàng.
  • Bước 4 – Tối ưu hóa dữ liệu: Đồng bộ dữ liệu nhằm bao quát các quy trình tại doanh nghiệp ứng với hành trình của khách hàng, đưa ra các mô hình, cách làm mới, phù hợp với từng đối tượng khách hàng thông qua khai thác dữ liệu hiệu quả và nắm bắt chính xác nhu cầu thực tế của khách hàng.
  • Bước 5 – Mở rộng hợp tác: Tận dụng sức mạnh công nghệ từ các doanh nghiệp fintech, các đối tác công nghệ là một hướng đi đúng đắn của các ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận thị trường và mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. 
Thực tiễn cho thấy, có 5 bước để chuyển đổi số ngân hàng hiệu quả
Thực tiễn cho thấy, có 5 bước để chuyển đổi số ngân hàng hiệu quả

Trên con đường chuyển đổi số của các ngân hàng, akaBot đã trở thành một đối tác quen thuộc và đáng tin cậy. Tự hào là nhà cung cấp sản phẩm tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) tiên phong tại Việt Nam, akaBot cam kết mang đến giải pháp “may đo”, phù hợp nhu cầu của từng đơn vị với mức giá cạnh tranh nhất. 

Tính đến nay, akaBot đã đưa giải pháp RPA của người Việt tới hơn 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng trong công cuộc chuyển đổi số. Cái bắt tay của akaBot và TPBank đã giúp ngân hàng này nhận được giải thưởng “Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam” năm 2021 từ The Asian Banker.

akaBot là giải pháp RPA tối ưu, giúp các ngân hàng bứt tốc trên đường đua chuyển đổi số
akaBot là giải pháp RPA tối ưu, giúp các ngân hàng bứt tốc trên đường đua chuyển đổi số

Để biết thêm thông tin về quy trình chuyển đổi số ngân hàng và sản phẩm tự động hóa quy trình RPA từ akaBot, quý Doanh nghiệp vui lòng truy cập trang web https://akabot.com/

Không chỉ là một chiến lược đúng đắn giúp nâng cao hiệu quả vận hành và trải nghiệm khách hàng, chuyển đổi số trong ngân hàng còn đang đóng góp tích cực vào bức tranh chung, thực hiện tốt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Hơn bao giờ hết, các ngân hàng đang được tiếp nguồn động lực to lớn và đứng trước nhiều cơ hội để chuyển đổi số nhanh hơn nữa, toàn diện hơn nữa. 

Nguồn:

  1. 5 Digital Transformation Challenges Banks & Insurers Must Overcome.
  2. Digitalization in Banking 
0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.