Chuyển Đổi Số – Thuật Ngữ Tiêu Biểu Của Mọi Ngành Nghề Trong Thời Đại 4.0

Chuyển đổi số là thuật ngữ gắn liền và được nhắc tới phổ biến, rộng rãi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số dường như là lựa chọn cần được ưu tiên của doanh nghiệp ở mọi ngành nghề trong thời đại này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chuyển đổi số – xu hướng thịnh hành trên toàn thế giới trong bài viết sau đây!

1. Chuyển đổi số là gì?

Hiện nay, chưa có khái niệm chuẩn nhất về chuyển đổi số mà có thể hiểu thuật ngữ chuyển đổi số mô tả việc tích hợp, ứng dụng công nghệ số vào quy trình, hoạt động. Thông qua đó thay đổi hoặc tạo ra mô hình kinh doanh mới, giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu lợi nhuận. Sẽ có những khái niệm phù hợp với từng ngành, lĩnh vực cụ thể để mang đến cái nhìn chân thực nhất khi nhắc đến chuyển đổi số.

6 giai đoạn của chuyển đổi số theo Brian Solis
6 giai đoạn của chuyển đổi số theo Brian Solis

Theo Brian Solis (nhà phân tích tại Altimeter, công ty Prophet), chuyển đổi số tại doanh nghiệp diễn ra qua 6 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 – Kinh doanh truyền thống: Gần như không có công nghệ mới hay các giải pháp công nghệ xuất hiện trong quy trình xử lý, quản lý dữ liệu. Hoạt động phân tích chỉ mang tính chất lập báo cáo.
  • Giai đoạn 2 – Hiện tại và hoạt động: Rất nhiều hoạt động thử nghiệm về dữ liệu khách hàng, khai thác các phương tiện truyền thông đang diễn ra tại doanh nghiệp thúc đẩy mọi người tìm hiểu, tư duy sáng tạo để nghiên cứu cải thiện quy trình doanh nghiệp. 
  • Giai đoạn 3 – Chính thức hóa: Chuyển đổi số tại đơn vị dần được hình thành, hoạt động thử nghiệm diễn ra ở nhiều cấp độ và có kết quả triển vọng. Các quyết định bắt đầu chịu ảnh hưởng từ nguồn dữ liệu khách hàng và doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra xác định vấn đề trong khâu phân tích dữ liệu. Doanh nghiệp đã nghiên cứu tìm đến những công nghệ mới.
  • Giai đoạn 4 – Chiến lược: Các bộ phận, nhóm nhận thấy cần phải hợp tác nghiên cứu, làm việc và xây dựng lộ trình chiến lược, lập kế hoạch cho đầu tư công nghệ chuyển đổi số.
  • Giai đoạn 5 – Hội tụ: Hình thành đội nhóm chuyên trách cho quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Họ phụ trách hướng dẫn chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp cho mô hình vẫn lấy khách hàng là mục tiêu kinh doanh. Doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng mới, hệ thống công nghệ tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi số.
  • Giai đoạn 6 – Đổi mới và thích ứng: Các chuyên gia nhận định chuyển đổi số – tạo ra mô hình kinh doanh và cách thức vận hành doanh nghiệp theo xu hướng công nghệ hiện đại là điều cần thiết. 

2. Xu hướng chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Globenewswire, thị trường chuyển đổi số toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng từ 469,8 tỷ USD vào năm 2020 lên 1.009,8 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 16,5%. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) thậm chí còn được nhận định là có thể đạt tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất – 20,7% trong giai đoạn 2020-2025. 

Nghiên cứu của Microsoft về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), chuyển đổi số đóng góp khoảng 25% vào GDP khu vực năm 2019 và đạt tới 60% vào năm 2020. Đồng thời, năng suất lao động cũng nhận được tác động tích cực khi chuyển đổi số thúc đẩy tăng năng suất lao động lên ngưỡng 21% trong giai đoạn này. Một nghiên cứu khác thực hiện bởi McKinsey chỉ ra chuyển đổi số tác động tới 25% GDP của nước Mỹ, con số này ở Brazil và các quốc gia Châu Âu lần lượt là 35 và 36%.

Kết nối, Internet Vạn vật và Dữ liệu lớn - các đặc trưng của Kỷ nguyên công nghiệp 4.0
Kết nối, Internet Vạn vật và Dữ liệu lớn – các đặc trưng của Kỷ nguyên công nghiệp 4.0

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Google và Temasek chỉ ra nền kinh tế số nước ta dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam còn có ưu thế về nhân lực khi lực lượng lao động có tri thức trong lĩnh vực công nghệ đang tăng mạnh trong những năm trở lại đây. 

Hơn nữa, chính phủ Việt Nam cũng rất quan tâm đến chuyển đổi số, có những động thái hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số thông qua các thông tư nghị định. Báo cáo Google, Temasek và Bain năm 2019, dự đoán kinh tế số nước ta chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025. Các con số thống kê cho thấy triển vọng chuyển đổi số tại Việt Nam trong giai đoạn tới đây là rất cao.

Xu hướng chuyển đổi số trong tương lai tại Việt Nam nói riêng và trên quy mô toàn cầu nói chung sẽ diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu để xây dựng quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp, nhanh chóng tham gia vào quá trình này để tránh nguy cơ tụt lại phía sau. 

3. Đại dịch Covid-19 đã thay đổi chuyển đổi số như thế nào?

Nếu nhìn theo một khía cạnh tích cực, đại dịch Covid-19 như một “cú huých” cho hoạt động chuyển đổi số. Đại dịch đã nhanh chóng định hình lại cả khái niệm và cách thức các doanh nghiệp chuyển dịch số. Sự xuất hiện của đại dịch với những ảnh hưởng tiêu cực buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện chuyển đổi số, mở rộng quy mô đầu tư công nghệ.

Theo khảo sát năm 2020 do KPMG thực hiện, doanh nghiệp trên toàn thế giới lựa chọn cách đầu tư vào công nghệ để giải quyết việc giảm doanh thu hay chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Đồng thời, việc làm này cũng nhằm mục đích xây dựng khả năng cạnh tranh và hướng đến phục hồi sau đại dịch.

Các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bán lẻ,… hay đa dạng quy mô từ nhỏ đến lớn chọn cách chuyển đổi số để thích ứng với đại dịch. Những doanh nghiệp này đã có những quyết định phù hợp hơn, nhanh hơn trong tiến trình chuyển đổi số. Một số ví dụ về đẩy nhanh, mở rộng quy mô tốc độ chuyển đổi số doanh nghiệp:

  • Ứng dụng tự động hóa trên nhiều quy trình.
  • Mở rộng và nâng cao khả năng chăm sóc khách hàng bằng công cụ công nghệ.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cách thức làm việc trong điều kiện đại dịch…

Khảo sát thực hiện bởi TechRepublic đưa ra con số 69% người thực hiện khảo sát đồng ý sẽ chi số tiền tương đương (hoặc nhiều hơn) trước cho các dự án chuyển đổi công nghệ số tại đơn vị. Các thông số chi tiết khác từ khảo sát xem tại hình dưới đây:

Khảo sát: COVID-19 có những tác động đến các kế hoạch chuyển đổi số. 
Khảo sát: COVID-19 có những tác động đến các kế hoạch chuyển đổi số. 

4. Vì sao chuyển đổi số quan trọng? 

IDC trong báo cáo “Hướng dẫn chuyển đổi kỹ thuật số bán kỳ trên toàn thế giới” dự đưa ra dự đoán con số đầu tư cho chuyển đổi số quy mô toàn cầu sẽ đạt 1,97 nghìn tỷ đô la vào năm 2022. IDC cũng dự đoán rằng chi tiêu cho chuyển đổi số sẽ tăng trưởng ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 16,7% từ năm 2017 đến năm 2022. Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng quy mô thị trường chuyển đổi số toàn cầu có thể đạt 100 nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Chuyển đổi số có thể hiện vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số có thể hiện vai trò như thế nào?

Có thể nhận thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số qua những số liệu trên. Vậy vai trò quan trọng của chuyển đổi số thể hiện như thế nào? 

  • Đối với trải nghiệm khách hàng: Theo báo cáo của Gartner, ⅔ doanh nghiệp cho rằng trải nghiệm khách hàng trong thời đại số là lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số là giải pháp góp phần nâng cấp trải nghiệm khách hàng, giải đáp thắc mắc khách hàng nhanh hơn với chatbot.
  • Đối với trải nghiệm của nhân viên: Chuyển đổi số tạo ra môi trường làm việc năng động, tối ưu giúp trải nghiệm nhân viên được cải thiện tối đa. Ví dụ: các ứng dụng như tự động hóa quy trình giúp giải phóng lao động thủ công, nhân sự được tập trung vào tác vụ quan trọng và phát huy năng lực của họ.
  • Đối với tối ưu hoá quy trình: Nhờ chuyển đổi số, doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận hay cải thiện trải nghiệm khách hàng, nhân viên thông qua tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Ví dụ: Quy trình xử lý đơn hàng rút ngắn do được tự động hóa xử lý nhiều tác vụ giúp hàng được chuyển tới khách nhanh hơn.
  • Đối với việc số hoá sản phẩm: Số hóa sản phẩm thuộc bước đầu của chuyển đổi số và ngược lại, chuyển đổi số giúp số hóa sản phẩm diễn ra thuận tiện hơn. Ví dụ: ứng dụng QR Code giúp quản lý dữ liệu sản phẩm nhanh chóng – một cách số hóa sản phẩm tiết kiệm và hữu ích.

5. Lợi ích và thách thức khi tiến hành chuyển đổi số 

Người ta nhắc về chuyển đổi công nghệ số như bước tiến mang đến nhiều lợi ích song cũng đi kèm không ít thách thức. Các lợi ích của chuyển đổi số có thể kể đến như:

  • Tối ưu vấn đề thu thập dữ liệu: Chuyển đổi số cho phép tạo hệ thống thu thập dữ liệu, chuyển dữ liệu thô thành thông tin hữu ích, phân tích và lưu trữ dữ liệu chất lượng phục vụ nghiên cứu cải thiện hoạt động doanh nghiệp.
  • Tăng năng suất lao động: Các công nghệ chuyển đổi số tạo tác động tích cực lên năng suất lao động. Theo một nghiên cứu của Microsoft, chuyển đổi số giúp tăng trưởng năng suất lao động đạt mức 21% vào năm 2020 và còn tăng mạnh hơn trong những năm tiếp theo.
  • Tối ưu lợi nhuận: Công nghệ số giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản chi, đồng thời mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng, nâng cao doanh thu làm tiền đề để doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Trong thời đại này, doanh nghiệp nào làm chủ được chuyển đổi số là doanh nghiệp “thống lĩnh” thị trường. Công nghệ số dường như là một lợi thế cạnh tranh tuyệt vời trong thời 4.0.
  • Tạo ra sự nhạy bén cho doanh nghiệp: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nhạy bén hơn trong hoạt động kinh doanh, nhanh chóng có các quyết định tốt hơn để cải thiện hiệu quả hoạt động.
Tiến hành chuyển đổi số có những lợi ích và thách thức nào?
Tiến hành chuyển đổi số có những lợi ích và thách thức nào?

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vấp phải một số thách thức khi tiến hành chuyển đổi số:

  • Lao động chưa đủ kiến thức công nghệ thông tin: Chuyển đổi số đòi hỏi nhân sự doanh nghiệp cần có kiến thức về công nghệ thông tin, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều này. 
  • Chưa có chiến lược cụ thể phù hợp: Chuyển đổi số là một quá trình và cần có một chiến lược cụ thể xuyên suốt quá trình đó. Nhiều doanh nghiệp hiện nay lầm tưởng rằng cứ ứng dụng công nghệ số là chuyển đổi số và bỏ qua việc xây dựng chiến lược thực hiện chuyển đổi số toàn doanh nghiệp.
  • Ngân sách đầu tư còn hạn chế: Đầu tư cho công nghệ để tiến hành chuyển đổi số là khoản đầu tư lớn, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều vấp phải rào cản về ngân sách khiến lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc nhiều về thực hiện chuyển đổi số.

6. Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một quy trình. Muốn đạt hiệu quả thì cần thực hiện trơn tru từng bước trong quy trình. Vậy quy trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp sẽ diễn ra theo những bước như thế nào?

Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp diễn ra theo những bước nào?
Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp diễn ra theo những bước nào?
  • Bước 1 – Lập kế hoạch và chiến lược thực hiện: Kế hoạch và chiến lược thực hiện cần bao hàm chi tiết về hiện trạng và mục tiêu của doanh nghiệp, ngân sách đầu tư, nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban…  
  • Bước 2 – Số hóa các tài liệu, quy trình: Dữ liệu số là đặc trưng của chuyển đổi số bởi vậy số hóa tài liệu, quy trình doanh nghiệp là bước tiếp theo trong quy trình chuyển đổi số.
  • Bước 3 – Chuẩn bị đội ngũ nhân lực: Không phải công nghệ mà con người mới là trọng tâm của chuyển đổi số. Ngoài những người đóng vai trò chủ đạo thì doanh nghiệp cần cân nhắc đào tạo nguồn nhân sự đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số.
  • Bước 4 – Áp dụng công nghệ mới, cải tiến: Lựa chọn công nghệ là quyết định trọng yếu, có ảnh hưởng đến sự thành bại của chuyển đổi số. Hiện nay, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về công nghệ nên cần cân nhắc và suy tính kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. 
  • Bước 5 – Đánh giá và cải thiện: Để đảm bảo chuyển đổi số diễn ra liên tục, các thành công nối tiếp thì doanh nghiệp luôn phải ghi nhớ việc xem xét, đánh giá kết quả đạt được. Đồng thời, từ đó rút ra những lưu ý, cải thiện cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo.

Mời độc giả đọc thêm bài viết ​​Quy Trình 10 Bước Chuyển Đổi Số Thành Công Cho Mọi Doanh Nghiệp Việt để tìm hiểu chi tiết các bước chuyển đổi trong doanh nghiệp.

Một quy trình chuyển đổi số có thể diễn ra theo 5 bước hay 10 bước nhưng nhìn chung đều hướng đến một mục tiêu nhất định. Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng về quy trình thực hiện chuyển đổi số tại doanh nghiệp để góp phần vào sự thành công trong tương lai.

7. 6 trụ cột quan trọng để chuyển đổi số thành công

6 trụ cột quan trọng để chuyển đổi số thành công
6 trụ cột quan trọng để chuyển đổi số thành công

Bên cạnh nguồn lực về tài chính, con người hay quy trình thực hiện thì để chuyển đổi số thành công cần phải chú trọng đến 6 trụ cột quan trọng sau:

  • Kinh nghiệm: Các kinh nghiệm thực tiễn luôn là bài học quý báu nên với một quy trình quan trọng như chuyển đổi số thì kinh nghiệm luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. 
  • Con người: Con người là mấu chốt của mọi thành công. Bên cạnh đầu tư đào tạo hệ thống nhân sự phù hợp cho chuyển đổi số, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần truyền cảm hứng, tạo văn hóa chuyển đổi số nội bộ doanh nghiệp. 
  • Thay đổi: Chuyển dịch số doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều sự mới mẻ nên muốn chuyển đổi số trước hết doanh nghiệp phải chấp nhận thay đổi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chấp nhận không đồng nghĩa với việc đồng ý với tất cả thay đổi diễn ra. 
  • Sự đổi mới: Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp, những ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo mang tính đột phá hay sự hợp tác nội bộ là điều cực kỳ cần thiết.
  • Khả năng lãnh đạo: Lãnh đạo là mảnh ghép nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Ngoài việc thường xuyên giám sát, lãnh đạo doanh nghiệp nên có những hướng dẫn cũng như mục tiêu, yêu cầu cụ thể cho từng nhóm.
  • Văn hóa doanh nghiệp: Xây dựng văn hóa chuyển đổi số trong doanh nghiệp là điều cần thiết bởi những thói quen, hành vi “cũ” trong văn hóa có thể là trở ngại lớn cho tiến trình chuyển đổi số.

Có thể thấy, quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp đòi hỏi yếu tố từ nhiều khía cạnh. Thiếu đi bất cứ yếu tố nào cũng có thể gây ra cản trở cho quá trình này. Các doanh nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ và đồng hành của đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để tiến trình diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất.

akaBot – đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa quy trình với bot RPA tiên phong trên thị trường Việt Nam là lựa chọn của hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước trong tiến trình chuyển đổi số. akaBot đã đồng hành cùng các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc chuyển đổi số.

Quý Doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị đồng hành xin đừng ngần ngại liên hệ đến hotline +84 (24) 3 768 9048 để nhận được tư vấn sớm nhất.

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.