6 Công Nghệ Tạo Ra Đột Phá Trong Bán Lẻ Hiện Nay

Công nghệ đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong hoạt động doanh nghiệp tại mọi ngành nghề. Công nghệ không chỉ hỗ trợ tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu về 6 công nghệ trong bán lẻ tạo ra đột phá chuyển đổi số ngành này.

1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc xây dựng và phát triển hệ thống máy tính thông minh, có khả năng thực hiện các tác vụ yêu cầu trí thông minh của con người.

Tại các doanh nghiệp bán lẻ, AI được sử dụng trong phần mềm CRM để tự động hóa các hoạt động tiếp thị hoặc phân tích dự đoán. AI đồng thời hỗ trợ cải thiện quyết định giá cả và tối ưu hóa sản phẩm. AI có thể ghi nhận và lưu lại thông tin mua hàng để mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm và thanh toán. Ngoài ra, các chatbot AI cũng góp phần hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu khách hàng theo thời gian thực.

Ứng dụng AI trong bán lẻ mang đến trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa
Ứng dụng AI trong bán lẻ mang đến trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa

Các doanh nghiệp bán lẻ đã sử dụng AI và ML trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi công nghệ này giúp họ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ứng dụng AI cũng giúp giảm chi phí hoạt động và tối ưu khả năng chuyển đổi. 

Amazon có lẽ là ví dụ điển hình cho một đơn vị bán lẻ ứng dụng thành công AI trong hoạt động của mình. Hệ thống AI của Amazon là một thuật toán thu thập dữ liệu từ một lượng lớn hình ảnh thời trang và tạo ra các sản phẩm may mặc dựa trên dữ liệu đó. Hệ thống này cho phép cá nhân hóa trải nghiệm và được khách hàng của Amazon phản hồi tích cực.

2. Công nghệ thực tế tăng cường (AR)

Công nghệ thực tế tăng cường (Augmented reality – AR) được biết đến là phiên bản nâng cao của thế giới vật chất thực. Công nghệ AR sử dụng các yếu tố hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh hoặc các kích thích giác quan khác để mang đến trải nghiệm chân thực dù không trực tiếp xuất hiện dưới dạng vật lý. Công nghệ AR có thể ứng dụng để giúp tạo ra trải nghiệm thực tế cho khách hàng. 

Các doanh nghiệp bán lẻ ứng dụng AR thu được nhiều lợi ích thiết thực. Nhờ việc cho phép khách hàng thử sản phẩm trước khi mua nên rút ngắn được hành trình khách hàng từ đó tăng lượng chuyển đổi. Công nghệ này cũng cho phép thu thập dữ liệu về sở thích của khách hàng để các doanh nghiệp bán lẻ có thể đưa ra các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị được cá nhân hóa.

Lợi ích của ứng dụng AR trong bán lẻ 
Lợi ích của ứng dụng AR trong bán lẻ 

Trong các doanh nghiệp bán lẻ áp dụng công nghệ, đơn cử phải kể đến hãng sơn Dulux đã ứng dụng công nghệ để khách hàng thử màu sơn trên tường nhà họ trước khi có được quyết định mua sản phẩm. Hay như Sephora ứng dụng công nghệ AR để khách hàng có thể trải nghiệm các sản phẩm mỹ phẩm mà không cần sử dụng trực tiếp lên da mặt. 

3. Dữ liệu lớn (Big Data)

Dữ liệu lớn (Big Data) là tên gọi của tập hợp thông tin đa dạng, lớn và phức tạp, phát triển với tốc độ ngày càng tăng. Dữ liệu lớn trong bán lẻ mô tả một khối lượng lớn dữ liệu liên quan đến hành vi và tương tác của khách hàng.  

Đối với ngành bán lẻ, dữ liệu lớn có nghĩa là hiểu rõ hơn về thói quen mua sắm của người tiêu dùng và cách thu hút khách hàng mới. Phân tích dữ liệu lớn trong bán lẻ cho phép các doanh nghiệp tạo các đề xuất cho khách hàng dựa trên lịch sử mua hàng, nhân khẩu học, sở thích… Những bộ siêu dữ liệu cũng phân tích thị trường, dự báo xu hướng và đưa ra quyết định chiến lược.

Dữ liệu lớn được ứng dụng phổ biến trong bán lẻ để ghi nhận hành vi khách hàng từ  đó cải thiện trải nghiệm khách hàng
Dữ liệu lớn được ứng dụng phổ biến trong bán lẻ để ghi nhận hành vi khách hàng từ  đó cải thiện trải nghiệm khách hàng

Groupon – trang web thương mại điện tử kết nối người đăng ký với các chương trình giảm giá cho các hoạt động, du lịch và các hàng hóa và dịch vụ khác là ví dụ khi nhắc đến ứng dụng Big Data trong bán lẻ. Để phục vụ phạm vi khách hàng lớn, Groupon phải xử lý hơn một terabyte dữ liệu thô mỗi ngày. Ứng dụng nền tảng công nghệ dữ liệu lớn cho phép Groupon phân tích dữ liệu theo thời gian thực. Nhờ vậy, việc xử lý dữ liệu diễn ra nhanh chóng mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

4. Internet vạn vật (IoT) 

Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) mô tả mạng lưới các đối tượng vật lý được trang bị các cảm biến, phần mềm nhằm mục đích kết nối và trao đổi dữ liệu với hệ thống khác dựa trên kết nối internet.

Hai ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ IoT trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm:

  • Thu thập và chia sẻ dữ liệu: Những thông tin chi tiết có giá trị sau khi xử lý và phân tích dữ liệu do IoT thu thập giúp các nhà quản lý bán lẻ đưa ra quyết định sáng suốt cũng như cải thiện sản phẩm, hoạt động bán lẻ.
  • Kiểm soát dữ liệu về hàng hóa: Đơn vị bán lẻ có thể ứng dụng IoT để theo dõi và kiểm soát dữ liệu hàng hóa trong suốt vòng đời từ khi nhập kho, đến quá trình vận chuyển cho khách và khách hàng phản hồi.

Ngoài hai ứng dụng kể trên, IoT còn được dùng nhận diện khách hàng, tối ưu hóa việc sử dụng sản phẩm hay cập nhật thông tin cho khách hàng.

IoT mang đến trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nên góp phần nhanh chóng chuyển đổi khách hàng cũ hoặc củng cố khách hàng trung thành. Hơn nữa, ứng dụng IoT giúp doanh nghiệp bán lẻ quản lý và tối ưu chuỗi cung ứng, kiểm soát tồn kho hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí…

Roll Royce ứng dụng IoT để cải thiện hoạt động bảo trì động cơ cho các sản phẩm
Roll Royce ứng dụng IoT để cải thiện hoạt động bảo trì động cơ cho các sản phẩm

Rolls Royce sử dụng IoT để cải thiện việc bảo trì động cơ. Thương hiệu thu thập dữ liệu về trạng thái của động cơ hàng ngày và thông báo cho khách hàng ngay khi xuất hiện yêu cầu bảo trì. Bằng cách này, khách hàng có thể tránh thiệt hại còn Roll Royces có được thông tin quan trọng để cải thiện thiết kế và hiệu suất sản phẩm. 

5. Học máy (Machine Learning)

Máy học (Machine learning – ML) là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI). ML cung cấp cho các hệ thống khả năng tự động học hỏi và cải thiện mà không cần được lập trình. 

Máy học có thể thu thập và đánh giá một lượng lớn dữ liệu khách hàng. Nhờ đó các doanh nghiệp bán lẻ luôn được cập nhật về thay đổi mới theo thời gian thực để nhanh chóng thích ứng. Máy học và AI giúp ích rất nhiều trong việc lập kế hoạch để tối ưu hóa việc mua hàng, quảng cáo, tiếp thị và bán hàng.

Máy học có thể cải thiện dịch vụ khách hàng và tạo ra trải nghiệm phù hợp cho người mua. Máy học cũng giúp các doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh số bán hàng nhờ công cụ tự động đề xuất các sản phẩm cho khách hàng. Hệ thống máy học cũng giúp tối ưu hóa giá cả sản phẩm và đưa ra các đề xuất phù hợp.

Walmart cải thiện trải nghiệm khách hàng bằng  tính năng nhận diện khuôn mặt kết hợp với học máy
Walmart cải thiện trải nghiệm khách hàng bằng  tính năng nhận diện khuôn mặt kết hợp với học máy

Chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart cũng đã triển khai ML và AI để dự đoán nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động. Vào năm 2015, Walmart đã thử nghiệm phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Phần mềm nhận dạng khuôn mặt kết hợp máy có khả năng nhận biết mức độ thất vọng của khách hàng khi thanh toán và kích hoạt cảnh báo để đại diện dịch vụ khách hàng xử lý vấn đề. Đó là cách mà Walmart ứng dụng ML để cải thiện trải nghiệm khách hàng.

6. Điện toán đám mây

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình phân phối tài nguyên CNTT theo yêu cầu mất phí khi sử dụng. Người dùng có thể truy cập dịch vụ công nghệ như lưu trữ, cơ sở dữ liệu,… mà không cần mua hay sở hữu thiết bị vật lý.

Điện toán đám mây mang đến trải nghiệm người dùng có chất lượng tương tự như các cửa hàng truyền thống. Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp bán lẻ tiết kiệm đáng chi phí phần cứng, phần mềm và kết nối hay chi phí nhân sự. Các mô hình trên đám mây kết nối mọi bộ phận của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp bán lẻ quản lý, kiểm soát tốt chuỗi cung ứng. 

Đặc biệt, khả năng phân tích dữ liệu được cung cấp bởi điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp bán lẻ lên ý tưởng và phát triển các sản phẩm mới dựa trên phản hồi của khách hàng.

Walgreens sử dụng điện toán đám mây để cải thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Walgreens sử dụng điện toán đám mây để cải thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Chuỗi cửa hàng dược phẩm Walgreens đã sử dụng điện toán đám mây và các công cụ phân tích bán lẻ để cải thiện hiệu quả dịch vụ hỗ trợ tại cửa hàng. Các công cụ phân tích sẽ được đưa vào sử dụng tại 8.100 cửa hàng để xác định địa điểm và thời điểm các cuộc gọi từ khách hàng diễn ra thường xuyên nhất, giải quyết tất cả các vấn đề này và giải phóng nhân sự. 

Ngoài 6 công nghệ trong bán lẻ được giới thiệu trên đây, các doanh nghiệp bán lẻ có thể tìm kiếm và lựa chọn các công nghệ khác để ứng dụng trong tiến trình chuyển đổi số. Tuy nhiên tìm kiếm và lựa chọn công nghệ vốn không phải việc đơn giản, nhất là với những doanh nghiệp mới tiếp cận chuyển đổi số. 

Lúc này, sự hỗ trợ của các đơn vị có kinh nghiệm trên thị trường là rất cần thiết. Một trong các đơn vị mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn hiện nay là akaBot – đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp tự động hóa quy trình với bot tại Việt Nam. Khả năng tự chủ về công nghệ cùng giải pháp công nghệ thế hệ mới của akaBot sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được công nghệ trong bán lẻ phù hợp.

Kính mời quý độc giả quan tâm liên hệ hotline: +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền form đăng ký để nhận được những tư vấn ngay hôm nay. 

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.