Cuộc Đua Số Hóa Của Khối Tài Chính Ngân Hàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ quanh chúng ta khi nhiều ngành nghề có những chuyển đổi số đáng kể. Người tiêu dùng ngày càng thích nghi hơn với những công nghệ mới. Họ không còn lạ lẫm với các dịch vụ như ngân hàng điện tử (Internet banking) hoặc trợ lý ảo. Theo báo cáo Công nghệ tài chính và Ngân hàng 2025 của Bankbase và IDC, trong vòng 5 năm tới, hơn 63% người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang sử dụng ngân hàng kỹ thuật số (neo-banks) hay quỹ tín dụng kỹ thuật số. Những dữ liệu này cho thấy các ngân hàng và quỹ tài chính cần có những chuẩn bị cần thiết để tham gia vào cuộc đua số hóa, khi các dự án chuyển đổi số sẽ được đặt lên hàng đầu. Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) là một trong những công cụ quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số này.

Nguồn: The Future of Commerce

3 thách thức của ngành tài chính – ngân hàng giai đoạn hiện nay

1. Duy trì khách hàng

Các ngân hàng và quỹ tài chính có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giảm thiểu tỷ lệ rời bỏ của khách hàng, do sự thiếu hiểu biết về khách hàng và mối quan hệ yếu giữa khách hàng và sản phẩm. Sử dụng robot cho các khâu quan hệ khách hàng sẽ làm tăng độ hài lòng của người dùng và giảm thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng nên tập trung vào cải tiến quy trình kinh doanh thay vì chỉ cải thiện mảng quan hệ khách hàng. Theo nghiên cứu từ Backbase, 70% người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn cảm thấy các dịch vụ ngân hàng còn nhàm chán. Chỉ 30% khách hàng sử dụng các kênh ngân hàng điện tử. Tích hợp kỹ thuật số tốt cho các quy trình kinh doanh sẽ cải thiện sự hài lòng của khách hàng và tăng việc sử dụng các kênh ngân hàng kỹ thuật số ở người tiêu dùng.

2. Nhu cầu đổi mới liên tiếp

Sự thay đổi là điều thiết yếu cho sự thành công. Với bối cảnh thay đổi số hiện tại, sự đổi mới liên tiếp lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Tiêu chuẩn hóa các thông lệ hữu ích cho toàn ngành sẽ hỗ trợ các ngân hàng và quỹ tài chính thích ứng với sự thay đổi. Các ngân hàng truyền thống có thể gặp khó khăn hơn để điều chỉnh theo sự đổi mới này do hệ thống ngân hàng lõi lâu đời. Với tuổi đời trung bình của hệ thống ngân hàng lõi là 17,5 năm, 100 ngân hàng hàng đầu ở Châu Á – Thái Bình Dương đang gặp khó khăn và tốn kém khi chuyển đổi hệ thống lõi sang một phiên bản cập nhật và nhanh nhạy hơn.

3. Tuân thủ quy định

Việc tăng phí quy định đã buộc các ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn để tuân thủ các quy tắc bổ sung. Với sự trợ giúp từ công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số, các ngân hàng có thể giảm bớt nguồn lực và đảm bảo hiệu quả hoạt động. RPA cho phép ngân hàng tích hợp nhanh chóng các hệ thống front-end và back-end để theo dõi và giám sát các dấu vết kiểm tra và chứng minh tuân thủ, do đó cải thiện quyền kiểm soát bằng cách đảm bảo việc luôn tuân thủ nhất các quy tắc đã đặt ra mà không cần nhiều sự can thiệp của con người.

Nguồn: The International Banker

Toàn cảnh và cơ hội cho thị trường tài chính – ngân hàng tại Việt Nam

Sau những thành công xuất sắc trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để làm bệ phóng cho một sự tăng trưởng vượt bậc. Giao dịch ngân hàng qua điện thoại sẽ được kỳ vọng có mức tăng trưởng là 400%. Bằng cách sử dụng các phần mềm tự động hóa trong việc lập tài khoản, số tài khoản mới có thể tăng thêm 50% với 8 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. 8 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam đặt việc hiện đại hóa hệ thống ngân hàng lõi và hệ thống thanh toán là 2 ưu tiên hàng đầu. 

Với những triển vọng ấn tượng của ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam, các ngân hàng và quỹ tài chính đang có rất nhiều cơ hội để thực hiện chuyển đổi số và đạt được tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân. RPA là một công cụ tuyệt vời để thực hiện các dịch vụ ngân hàng do tính chất lặp lại và dễ xảy ra lỗi của nhiều quy trình. Trong năm 2018, Vietinbank đã có một số kết quả tích cực trong việc sử dụng RPA cho hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống khởi tạo khoản vay (LOS) và giấy phép chung mở (OGL). Những trải nghiệm này sẽ giúp Vietinbank triển khai hoàn toàn RPA trong thời gian tới. Mới đây vào năm 2020, TPBank đã ứng dụng thành công giải pháp akaBot (một giải pháp RPA phát triển bởi FPT Software) cho 75 quy trình, dự kiến sẽ hoàn thành thêm 145 quy trình trong năm 2021.

Bất chấp nhiều thách thức mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chuyển đổi số chính là câu trả lời cho các ngân hàng và doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn và phát triển trong thời đại ngày nay. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ trong công cuộc chuyển đổi số với những triển vọng tích cực và rất nhiều cơ hội để phát triển.

Nguồn:

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.