Khi áp lực chi phí và yêu cầu phát triển bền vững ngày càng gia tăng, doanh nghiệp Nhật Bản đang bước vào một cuộc đua mới: tối ưu hóa quy trình thông qua tự động hóa. Với tỷ lệ tự động hóa trong ngành sản xuất vượt mức 55%, làm thế nào để doanh nghiệp xứ mặt trời mọc khai thác triệt để tiềm năng của tự động hóa và tối ưu chi phí?
Áp lực tối ưu chi phí và phát triển bền vững
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, việc tối ưu chi phí và phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Theo báo cáo của McKinsey, 79% các công ty toàn cầu đang tìm cách cắt giảm chi phí để đối phó với áp lực kinh tế. Tuy nhiên, chỉ 26% trong số đó thực sự đạt được mục tiêu đề ra. Điều này cho thấy việc tối ưu chi phí không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Tối ưu chi phí không chỉ là việc cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, mà còn là tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu suất và đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm xã hội. Một khảo sát của PwC cho thấy 75% CEO toàn cầu tin rằng phát triển bền vững là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài. Đối với Nhật Bản, quốc gia đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, áp lực này càng trở nên rõ rệt hơn.
Là một quốc gia phải đối mặt với tình trạng dân số già và thiếu hụt lao động, thách thức kép này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Những thách thức đòi hỏi một phương án thực hiện những mục tiêu này mà không gây áp lực lên ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp.
Ứng dụng tự động hoá trong doanh nghiệp Nhật Bản
Nhật Bản từ lâu đã được biết đến như một quốc gia tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ và tự động hóa vào quy trình sản xuất và quản lý. Với nền tảng công nghệ tiên tiến và sự cam kết trong việc nâng cao hiệu suất, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đạt được mức độ tự động hóa cao trong nhiều lĩnh vực. Theo một báo cáo của Gartner, 80% doanh nghiệp lớn tại đây đã triển khai RPA vào năm 2022, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 60%.
Sự trưởng thành của thị trường đồng nghĩa với việc các công ty không còn có thể dựa vào lợi thế của người áp dụng sớm. Thay vào đó, họ cần tìm cách tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả của các hệ thống tự động hóa. Theo báo cáo của IDC năm 2023, chỉ 30% doanh nghiệp Nhật Bản cảm thấy hài lòng với hiệu quả chi phí của hệ thống tự động hóa hiện tại. Chính vì vậy, họ đang tìm kiếm các cách tiếp cận mới nhằm tạo ra các quy trình thông minh hơn, tối đa hóa hiệu suất và tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
Giải pháp chuyển đổi nền tảng tự động hoá gỡ khó cho doanh nghiệp Nhật Bản
Trong giai đoạn chuyển giao từ tự động hoá cơ bản sang tự động hoá thông minh, doanh nghiệp Nhật Bản đang hướng đến giải pháp chuyển đổi nền tảng tự động hóa (migration). Đây là quá trình chuyển đổi nền tảng RPA để tối ưu hoá các quy trình phức tạp hơn và tận dụng những tính năng tiên tiến. Có hai hướng triển khai chuyển đổi nền tảng:
Chuyển đổi sang nền tảng mới
Doanh nghiệp có thể tận dụng những công nghệ tiên tiến nhất, đồng thời loại bỏ các hạn chế của nền tảng cũ khi chuyển đổi hoàn toàn sang một nền tảng tự động hóa mới. Sự chuyển đổi mang lại nhiều lợi ích như tăng hiệu suất, giảm thiểu lỗi trong quá trình vận hành, tối ưu hóa chi phí. Tập đoàn tài chính Mizuho đã triển khai RPA trên toàn hệ thống, tự động hóa hơn 2000 quy trình nghiệp vụ. Kết quả là công ty đã tiết kiệm được khoảng 300.000 giờ làm việc mỗi năm, tương đương với 150 nhân viên toàn thời gian.
Chuyển đổi sang nền tảng mới cũng đi kèm với thách thức về chi phí đầu tư ban đầu, thời gian chuyển đổi và đào tạo nhân viên. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Gartner, các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này có thể tiết kiệm đến 30% chi phí vận hành sau 3 năm.
Sử dụng song song hai nền tảng tự động hoá
Giải pháp này là một hướng đi linh hoạt hơn, cho phép doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai nền tảng tự động hóa, kết hợp giữa nền tảng cũ và mới để tận dụng tối đa các ưu điểm của cả hai. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển đổi, đồng thời tận dụng những công nghệ mới nhất để cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa chi phí.
Tập đoàn bảo hiểm Tokio Marine & Nichido Fire Insurance đã áp dụng mô hình dual-platform trong quá trình chuyển đổi số. Các quy trình xử lý yêu cầu bồi thường đơn giản được triển khai RPA, trong khi vẫn duy trì quy trình truyền thống cho các trường hợp phức tạp. Công ty đã giảm 30% thời gian xử lý yêu cầu bồi thường và tăng 20% sự hài lòng của khách hàng nhờ mô hình này.
akaBot (FPT) – Giải pháp chuyển đổi nền tảng tự động hóa hiệu quả cho thị trường Nhật Bản
Với 4.000 khách hàng doanh nghiệp tại 21 quốc gia trên toàn thế giới (số liệu cập nhật Quý 3.2024) và năng lực giải pháp được ghi nhận bởi các tổ chức hàng đầu (Gartner Peer Insights, Everest Group, IDC…), akaBot có thể điều chỉnh giải pháp RPA để giải quyết các nhu cầu và thách thức cụ thể của thị trường Nhật Bản. Khi chuyển đổi sang nền tảng tự động hóa akaBot, tổng chi phí mua license akaBot và chi phí chuyển đổi bằng hoặc thấp hơn chi phí đầu tư cho nền tảng cũ.
Tối ưu hóa chi phí và phát triển bền vững không chỉ là mục tiêu mà còn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhật Bản. Việc ứng dụng các giải pháp tự động hóa hiện đại, kết hợp với chiến lược migration phù hợp sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Chỉ khi tận dụng công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp mới có thể vượt qua những thách thức hiện tại và đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!