Theo PwC, thị trường tự động hóa RPA Việt Nam năm 2021 có giá trị ước tính 2,9 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc đạt mức 203%. Điều này cho thấy cơn sóng ứng dụng RPA tại Việt Nam đang có xu hướng tăng cao, thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm các doanh nghiệp RPA Việt Nam thấu hiểu thị trường Việt cũng ngày càng cao.
Tìm kiếm được nhà cung cấp phù hợp chính là bước khởi đầu quan trọng để các doanh nghiệp nhập cuộc số hóa tự tin hơn. Bài viết dưới đây mang đến cho bạn top 4 doanh nghiệp RPA tại Việt Nam, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng nhà cung cấp để doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác nhất.
Xem thêm:
- 7 Lợi Ích Của RPA Trong Lĩnh Vực Viễn Thông
- 10 trường hợp sử dụng RPA trong Tài Chính – Kế Toán
- RPA Trong Dịch Vụ Tài Chính | Bức Tranh Tổng Thể Đến Chi Tiết
1. akaBot (FPT Software)- Doanh nghiệp tiên phong nền tảng RPA tại Việt Nam
akaBot là nhà cung cấp giải pháp robot tự động hóa quy trình (RPA) hàng đầu tại Việt Nam, định vị thương hiệu quốc tế. akaBot là một trong những sản phẩm chủ lực của hệ sinh thái Made by FPT, do FPT Software phát triển.
Tính đến nay, akaBot đã là đối tác chiến lược của hơn 200 doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại 13 quốc gia. Tại Việt Nam, giải pháp này đã đồng hành cùng nhiều ông lớn hoạt động trong 8 ngành dọc khác nhau, như TP Bank, Central Retail in Vietnam hay Vinamilk.
akaBot có nhiều lợi thế để trở thành doanh nghiệp RPA được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, cụ thể:
- Giải pháp tổng thể: akaBot mang tới giải pháp may đo, phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp, vạch ra lộ trình xây dựng, ứng dụng cụ thể. Ngoài ra, trong suốt quá trình từ lựa chọn quy trình tự động hóa đến thử nghiệm, đánh giá và robot go live, akaBot luôn đồng hàng cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tận tình ở tất cả các bước để với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm.
- Phương pháp luận độc đáo: akaBot hoạt động với phương pháp luận “Fast to Mass,” tập trung vào việc triển khai nhanh chóng để doanh nghiệp thấy rõ hiệu quả vượt trội của RPA, từ đó mở rộng triển khai ở quy mô toàn doanh nghiệp.
- Chi phí hợp lý: akaBot là sản phẩm định vị thương hiệu quốc tế, nằm trong top các sản phẩm RPA có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mức chi phí mà các doanh nghiệp phải đầu tư khi lựa chọn hợp tác với akaBot lại khá hợp lý so với chất lượng dịch vụ và mức tỉ suất hoàn vốn mà họ thu về.
- Am hiểu thị trường Việt, doanh nghiệp Việt: akaBot thấu hiểu thị trường, doanh nghiệp trong nước và những vấn đề mà họ gặp phải. Tính đến nay, doanh nghiệp RPA Việt Nam này đã có kinh nghiệm triển khai giải pháp tự động hóa đa dạng quy trình cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Hiệu quả ấn tượng: akaBot giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 85% thời gian và chi phí, 75% sức lực so với phương pháp thủ công, nâng cao năng suất lên 80% và có khả năng mở rộng lên tới hơn 500 quy trình cho doanh nghiệp. Đánh giá 4.6/5 sao từ 28 đối tác toàn cầu của akaBot trong báo cáo Voice of the Customer – Gartner Peer Insights (2021), đưa giải pháp này đứng thứ 2 trong bảng đánh giá tổng thể chính là minh chứng rõ ràng nhất cho những thay đổi tích cực mà giải pháp này mang lại.
Qua hơn 2 năm thành lập và phát triển, akaBot đã đạt được nhiều thành tựu, thể hiện qua nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước. Cụ thể, doanh nghiệp xuất sắc giành giải Vàng và giải Bạc tại IT World Awards 2021, đạt giải tự động hóa quy trình tốt nhất tại lế trao giải Asian Banker 2021.
Đáng chú ý, mới đây, akaBot là doanh nghiệp RPA đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng “Strong Performer” trong báo cáo Voice of the Customer – Gartner Peer Insights (2021) với 100% các khách hàng từng trải nghiệm sẵn sàng đề xuất giải pháp này tới các doanh nghiệp quan tâm đến tự động hóa. Việc akaBot được vinh danh trong bản báo cáo xếp hạng uy tín này đã đánh một dấu mốc quan trọng, đưa sản phẩm RPA Việt Nam nói riêng và IT Việt nói chung xuất hiện rộng rãi hơn trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh giải pháp RPA on-premise, akaBot cũng cung cấp giải pháp phần mềm SaaS ứng dụng công nghệ RPA Ubot với UBot Invoice phục vụ quy trình xử lý hóa đơn và UBot Meeting phục vụ các cuộc họp cổ đông thời đại số.
Để tìm hiểu về giải pháp RPA và hệ sinh thái akaBot, vui lòng truy cập https://akabot.com/
2. Tập đoàn Viettel
Tổng Công ty Giải pháp DN Viettel (Viettel Solutions) là một công ty thành viên của Tập đoàn Công nghệ – Viễn thông Quân đội Viettel. Doanh nghiệp được thành lập với sứ mệnh kiến tạo xã hội số, tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số của tập đoàn. Mục tiêu của Viettel Solutions là mang đến những dịch vụ tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp và người dân, giúp họ xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Viettel RPA là giải pháp tự động hóa quy trình bằng robot do Viettel Solutions phát triển. Đây là một giải pháp dịch vụ toàn trình (end-to-end) với mục tiêu nâng cao trải nghiệm của nhân viên và cả doanh nghiệp khi thực hiện tự động hóa.
Một số lợi thế của giải pháp từ doanh nghiệp RPA Việt Nam này có thể kể đến như:
- Cơ sở hạ tầng: Viettel có đủ thế mạnh về cơ sở hạ tầng để kết hợp RPA với các giải pháp số khác như Internet vạn vật (IoT), điện toán biên hay điện toán đám mây (Cloud).
- Nguồn lực và kinh nghiệm: Viettel đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các bài toán tự động hóa trong nội bộ tập đoàn, cùng nguồn lực dồi dào về con người, cũng như công nghệ
Theo Viettel Solutions, khó khăn lớn nhất khi ứng dụng RPA là khi kết hợp công nghệ này với các giải pháp khác. 80% các trường hợp triển khai sẽ không gặp vấn đề gì khi ứng dụng giải pháp RPA từ Viettel Solutions.
3. Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC (CMC TS)
Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC (CMC TS) là doanh nghiệp tư vấn và triển khai các giải pháp bảo mật và chuyển đổi số tại Việt Nam. Đây cũng là một trong số ít các doanh nghiệp RPA tại Việt Nam triển khai giải pháp tự động hóa từ những nền tảng nước ngoài như UiPath, Automation Anywhere và Blue Prism.
CMC TS hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai RPA với 4 cách tiếp cận: thẩm định và POC (xác minh tính khả thi), thực hiện, bảo trì và hỗ trợ, và ODC (Trung tâm phát triển ra nước ngoài).
Hơn 10 chứng chỉ RPA Automation Anywhere cùng kinh nghiệm dày dặn với 27 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin là minh chứng rõ ràng cho khả năng triển khai tự động hóa của doanh nghiệp RPA Việt Nam này. Tuy nhiên, CMC TS là doanh nghiệp tư vấn và triển khai, chứ không trực tiếp phát triển sản phẩm, do vậy sẽ không có những ưu thế của một doanh nghiệp RPA cung cấp các giải pháp tùy chỉnh.
4. VinTech
VinTech là doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vingroup – doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. VinTech được thành lập tháng 8/2018, với mục tiêu thực hiện hóa tầm nhìn trong lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa của tập đoàn Vingroup.
VinTech xây dựng một hệ sinh thái công nghệ hoàn chỉnh, tập trung vào 4 hoạt động chính như sau:
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ: VinTech thành lập 4 viện nghiên cứu – Viện Nghiên cứu AI, Viện Dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu Vật liệu cho Năng lượng, Môi trường và Sức khỏe, và Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tối ưu hóa, với các giáo sư đầu ngành.
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ cho khách hàng và các công ty con của Vingroup
- Kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp theo mô hình Silicon Valley mang tên VinTech City, gắn kết sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu và các start-up công nghệ
- Thành lập Quỹ Đổi mới sáng tạo, Quỹ Tài trợ Nghiên cứu Ứng dụng và Quỹ đầu tư Vingroup Ventures Quỹ Đổi mới Sáng tạo nhăm hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo
Từ định hướng đó, VinTech phát triển các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
- Đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp
- Trí tuệ nhân tạo, học máy
- Phát triển phần mềm
- Phân tích dữ liệu
- Điện toán đám mây
- An ninh mạng
- Vật liệu ứng dụng
- Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)
Tuy là một doanh nghiệp RPA Việt Nam mới thành lập và sản phẩm RPA chưa được ứng dụng rộng rãi, nhưng VinTech hứa hẹn sẽ mang đến dịch vụ tự động hóa quy trình bằng robot với chất lượng cao, hỗ trợ giải quyết thành công vấn đề của doanh nghiệp.
Kết luận
Một khảo sát từ Frost & Sullivan cho thấy Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi với nhu cầu ứng dụng công nghệ tự động hóa của doanh nghiệp ngày một tăng cao. Đặc biệt, dưới những tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành một câu chuyện tất yếu, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành, đảm bảo tính liên tục của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong xu hướng đó, RPA trở thành một giải pháp hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tiềm năng của công nghệ này cũng được đánh giá là rất lớn, khi vào năm 2018, một doanh nghiệp đến từ Phần Lan mang tên Sisua Digital đã đánh giá, Việt Nam là một những thị trường RPA đầy hứa hẹn tại khu vực Đông Nam Á.
Có thể nói, các doanh nghiệp RPA tại Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển và đóng một vai trò vô cùng lớn. Nhiệm vụ của những doanh nghiệp này là mang giải pháp RPA Việt Nam tham gia sâu rộng hơn nữa vào các quy trình nghiệp vụ, hỗ trợ xây dựng các doanh nghiệp số. Trong công cuộc chuyển đổi số chung của đất nước, các doanh nghiệp RPA Việt Nam chính là những thành tố quan trọng.