Viện Recruit Works Institute (RWI) ước tính Nhật Bản sẽ thiếu hụt 11 triệu lao động vào năm 2040, với dân số trên 65 tuổi chiếm gần 30% và dự kiến đạt đỉnh điểm vào năm 2042. Cuộc khủng hoảng lao động này đòi hỏi đất nước mặt trời mọc cần có một giải pháp đột phá.
Ngành công nghiệp ô tô và sản xuất tại Nhật Bản gặp khó
Nhật Bản từ lâu đã được biết đến như một quốc gia dẫn đầu trong ngành sản xuất ô tô, quê hương của những thương hiệu Toyota, Honda, Nissan, Mazda, Suzuki… Ngành công nghiệp ô tô cũng là một trong các trụ cột của nền kinh tế xứ mặt trời mọc, chiếm 2,9% GDP cả nước và 13,9% GDP ngành sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với vấn đề chung của quốc gia: thiếu hụt nhân lực trầm trọng.
Tỷ lệ sinh giảm và già hoá dân số đang để lại khoảng trống lớn trong lực lượng lao động, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp yêu cầu kỹ năng cao như sản xuất ô tô. Lao động giảm đồng nghĩa với tốc độ sản xuất chậm hơn, chi phí hoạt động tăng và khó đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những giải pháp truyền thống như tuyển dụng lao động nước ngoài và tăng thời gian làm việc không thể giải quyết triệt để khủng hoảng. Thêm vào đó, áp lực từ những công việc lặp đi lặp lại và tỷ lệ lỗi cao trong quá trình sản xuất cũng làm giảm năng suất. Mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng, khiến cho các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu suất và tối ưu chi phí.
Ứng dụng tự động hoá và các công nghệ mới để tinh giản quy trình và tăng năng suất
Giải pháp tối ưu cho bài toán thiếu hụt lao động là ứng dụng tự động hóa và các công nghệ mới. Với một chiến lược rõ ràng, ngành công nghiệp ô tô và sản xuất Nhật Bản có thể làm việc hiệu quả hơn trong tình hình hạn chế về nhân sự.
Tối ưu quy trình với tự động hoá
Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng robot trong sản xuất. Theo một báo cáo của Liên đoàn Robot Quốc tế (International Federation of Robotics – IFR), quốc gia này có mật độ robot trên mỗi nhân viên sản xuất cao nhất thế giới, với hơn 300.000 robot công nghiệp đang hoạt động. Những robot này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm thiểu sai sót trong quá trình vận hành nhà máy. Ngoài các robot vật lý, Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp phần mềm tự động hóa để tối ưu hóa quy trình làm việc và giảm bớt gánh nặng cho nhân lực.
Nổi lên như một giải pháp cách mạng hoá hoạt động toàn diện, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) sẽ thay thế các công việc lặp đi lặp lại và tốn thời gian. Các trợ lý ảo thực hiện tác vụ nhanh chóng với độ chính xác 100%, và con người vẫn có thể can thiệp đối với các trường hợp phức tạp hoặc khi xảy ra lỗi. Theo Grand View Research, thị trường RPA toàn cầu dự kiến đạt 25,66 tỷ USD vào năm 2027. Tại Nhật Bản, tự động hoá đang tạo ra những kết quả đáng chú ý. Tập đoàn đa quốc gia Hitachi đã ứng dụng RPA và Tự động hóa thông minh để tối ưu quy trình sản xuất và hoạt động chuỗi cung ứng. Bằng cách triển khai các robot tích hợp AI, Hitachi tự động hóa các nhiệm vụ như kiểm tra chất lượng, lắp ráp và xử lý nguyên vật liệu trong các nhà máy.
Tương lai của tự động hoá và robot tại Nhật Bản là sự phát triển của robot cộng tác hay cobots. Robot sẽ thực hiện các nhiệm vụ được lập trình sẵn trong khi con người tập trung vào các công việc tạo ra giá trị cao hơn.
Tích hợp công nghệ mới
Song song với tự động hoá, Chính phủ Nhật Bản đang đầu tư vào sáng kiến Xã hội 5.0, một xã hội tích hợp công nghệ kỹ thuật số và khả năng của con người. Sáng kiến này bao gồm các khoản đầu tư vào lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo, Big data và Internet of Things.
Trong sản xuất, AI dự đoán và ngăn ngừa các lỗi sản xuất trước khi chúng xảy ra, trong khi IoT kết nối các thiết bị và hệ thống lại với nhau. Big Data giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất và tối ưu hóa hoạt động của họ. Những công nghệ này đang tạo ra một môi trường sản xuất thông minh và linh hoạt hơn.
Theo báo cáo của Statista, thị trường AI trong sản xuất tại Nhật Bản dự kiến sẽ đạt 3,7 tỷ USD vào năm 2025. Một nghiên cứu khác từ Fuji Chimera Research cũng cho thấy thị trường IoT tại Nhật Bản sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 10,8% từ năm 2020 đến 2025.
Câu chuyện thành công: Tối ưu hóa quy trình kiểm tra chất lượng thiết kế sản phẩm bằng tự động hóa
Một công ty ô tô đa quốc gia với hơn 400 chi nhánh đang đối mặt với vấn đề năng suất thấp. Quá trình thiết kế sản phẩm có độ phức tạp cao, dễ dẫn đến sai sót. Nhân sự cấp cao buộc phải tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng thiết kế sản phẩm. Quy trình này tốn thời gian và dẫn đến lãng phí lớn về nguồn lực.
Giải pháp đến từ akaBot (FPT)
Công ty đã lựa chọn giải pháp tự động hóa với nền tảng RPA tiêu chuẩn toàn cầu của akaBot cho quy trình này. akaBot tương tác với phần mềm Catia để xác định các thông số kỹ thuật trên thiết kế sản phẩm, sau đó so sánh với các thông số tiêu chuẩn để tạo báo cáo. Bước duy nhất nhân viên cấp cao cần làm là kiểm tra chất lượng bản vẽ.
Quy trình:
Kết quả:
Với sự hỗ trợ từ bot trợ lý ảo, thời gian xử lý có thể giảm từ 30-90 phút xuống chỉ còn 5 phút, tiết kiệm 90% thời gian. Mặt khác, các lỗi tiềm ẩn có thể giảm từ 10% xuống 3%, giúp quy trình trở nên chính xác và hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng tại Nhật Bản, việc ứng dụng tự động hóa và công nghệ là giải pháp lâu dài. Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về cách sử dụng nhân lực và lao động ảo trong hoạt động vận hành. Sự hợp tác giữa người và bot được kỳ vọng sẽ là bước đệm để Nhật Bản xây dựng một nền kinh tế hiệu quả, năng suất và bền vững hơn.
Tham khảo:
Automation and Robotics in Japan
Thiếu lao động, Nhật Bản “nhờ cậy” robot
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!