Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành sản xuất tại Đài Loan đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì và nâng cao sức cạnh tranh. Đứng trước những khó khăn về chi phí, năng lực vận hành và công nghệ, giải pháp tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) và tự động hoá thông minh (IA) đã nổi lên như một công cụ quan trọng trong chiến lược chuyển đổi và tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
Rào cản vận hành ngành sản xuất tại Đài Loan
Ngành sản xuất tại Đài Loan được biết đến như một trong những đầu tàu công nghiệp của châu Á, hiện đang đối diện với nhiều thách thức trong vận hành.
Chi phí nhân công cao
Chi phí nhân sự tại Đài Loan có xu hướng tăng do yêu cầu về tay nghề cao và tính chuyên môn hóa trong sản xuất. Theo Bộ Lao động Đài Loan, mức lương tối thiểu đã tăng từ 23,100 Đài tệ năm 2018 lên 27,470 Đài tệ năm 2024, tăng khoảng 18% trong 6 năm. Chi phí cao đang trở thành gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm giải pháp tối ưu vận hành, giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công.
Áp lực cạnh tranh gay gắt
Theo báo cáo của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD), chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Đài Loan được xếp hạng thứ 8, giảm hai bậc so với năm ngoái. Hội đồng Phát triển Quốc gia (NDC) nhận xét sự suy giảm này là do lạm phát toàn cầu và lãi suất cao vào năm 2023, khiến nhu cầu của người dùng cuối yếu. Đứng trước thách thức phải liên tục nâng cao năng suất và chất lượng, doanh nghiệp Đài Loan không ngừng tìm kiếm một giải pháp tối ưu để duy trì vị thế.
Thiếu hụt nhân sự chuyên môn cao
Với sự phát triển của công nghệ, yêu cầu về kỹ năng chuyên môn trong các lĩnh vực như quản lý hệ thống, sản xuất tự động hóa ngày càng cao. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và duy trì nhân sự có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu này vẫn là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Đài Loan.
Hệ thống công nghệ cũ lạc hậu
45% doanh nghiệp sản xuất Đài Loan vẫn đang sử dụng các hệ thống công nghệ cũ (Theo PwC Taiwan). Việc tiếp tục vận hành các hệ thống này không chỉ làm tăng chi phí bảo trì mà còn ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng trên thị trường công nghệ.
Cải thiện hiệu suất, tối ưu vận hành ngành sản xuất với tự động hoá
Tự động hóa quy trình với RPA (Robotic Process Automation) và tự động hoá thông minh (IA) đã nổi lên như một giải pháp tối ưu cho ngành sản xuất tại Đài Loan. Giải pháp không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân lực mà còn tăng cường hiệu suất, tính chính xác và linh hoạt trong vận hành.
Tự động hóa có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của chuỗi sản xuất:
- Xử lý đơn hàng: RPA có khả năng tự động hóa quá trình xử lý đơn hàng, từ việc tiếp nhận thông tin, xác nhận đơn hàng, cho đến kiểm tra tồn kho và sắp xếp giao hàng.
- Theo dõi đơn hàng: IA có thể theo dõi quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa theo thời gian thực, cung cấp dữ liệu chính xác và giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về toàn bộ quy trình.
- Quản lý hàng tồn kho: Tự động hóa giúp liên tục cập nhật tồn kho, dự báo nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và tự động đề xuất kế hoạch mua hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp tối ưu hóa việc đặt hàng, tránh tình trạng thiếu hụt hay dư thừa hàng hóa.
- Kiểm soát chất lượng: Với công nghệ IA, các hệ thống kiểm tra tự động có thể phát hiện lỗi trong sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu của quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót và chi phí sửa chữa.
- Nhập liệu và báo cáo: Nhờ khả năng tự động hóa quy trình nhập liệu, RPA có thể giảm thiểu lỗi do con người gây ra, đồng thời tạo ra các báo cáo chi tiết về hiệu suất và tình trạng sản xuất mà không cần sự can thiệp của nhân viên.
- Xử lý lương: Việc tính lương, thanh toán và xử lý hóa đơn có thể được tự động hóa hoàn toàn, giúp giảm sai sót và nâng cao hiệu quả công việc kế toán.
- Xử lý công nợ: RPA có thể hỗ trợ quản lý việc thanh toán cho các nhà cung cấp, giảm thiểu sai sót và đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đọc thêm: Gia Tăng Sức Cạnh Tranh Ngành Sản Xuất Với Tự Động Hóa Thông Minh
Câu chuyện thành công ứng dụng tự động hóa tại các doanh nghiệp sản xuất Đài Loan
Một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng thành công RPA và IA trong ngành sản xuất tại Đài Loan là TSMC. Theo báo cáo thường niên của TSMC năm 2021, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới đã cải thiện hiệu suất sản xuất lên 20%, đồng thời giảm tỷ lệ lỗi xuống dưới 1 phần triệu.
Một ví dụ khác là công ty sản xuất thiết bị điện tử Delta Electronics, đã triển khai giải pháp tự động hóa trong quản lý chuỗi cung ứng. Theo IBM, sau khi triển khai RPA, công ty đã giảm 40% thời gian xử lý đơn hàng và tăng 25% độ chính xác trong dự báo nhu cầu.
Những câu chuyện thành công này không chỉ chứng minh sự hiệu quả của tự động hóa, mà còn là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp sản xuất khác tại Đài Loan. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng RPA và IA đã trở thành yếu tố cần thiết để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng suất và giảm chi phí vận hành. Đây chính là hướng đi giúp ngành sản xuất Đài Loan duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.
Tham khảo:
Robotic Process Automation in Manufacturing: Benefits, Use Cases, and Examples
50+ use case & examples of Intelligent Automation for the Manufacturing industry
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!