Giải Quyết 3 Rào Cản Lớn Khi Doanh Nghiệp Hướng Tới Siêu Tự Động Hóa

Ứng dụng Siêu tự động hoá là chìa khóa giúp doanh khai phá tiềm năng và phát triển theo hướng linh hoạt, toàn diện, cũng như đạt được những mục tiêu về tối ưu hiệu suất vận hành, chi phí và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận giải pháp công nghệ ưu việt này. Vậy hướng đi nào để doanh nghiệp giải quyết bài toán này và hướng tới Siêu tự động hoá hiệu quả?

Tại sao doanh nghiệp cần hướng tới Siêu tự động hoá?

Siêu tự động hoá (Hyperautomation) là công cụ cho phép tích hợp nhiều giải pháp công nghệ tân tiến nhằm tự động hoá hoàn toàn quy trình vận hành trong doanh nghiệp. Công nghệ này cũng có thể giải quyết những nhiệm vụ và quy trình phức tạp hơn mà nếu chỉ sử dụng một công nghệ tự động hóa thì không thể giải quyết hoàn toàn.

Siêu tự động hoá không chỉ là sự lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp bứt phá và tạo lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua số hoá khốc liệt. Theo Gartner dự đoán, 90% doanh nghiệp lớn trên toàn cầu sẽ ứng dụng RPA vào năm 2022. Trong khi đó, 50% doanh nghiệp được khảo sát đã bắt đầu triển khai giải pháp AI, theo McKinsey. 

Bên cạnh đó, theo khảo sát từ Deloitte, Siêu tự động hoá đem lại hiệu quả vận hành vượt trội cho doanh nghiệp:

  • Cải thiện 90% chất lượng và độ chính xác của dữ liệu
  • Thúc đẩy 86% năng suất
  • Giảm thiểu 59% chi phí hoạt động 

Kết hợp RPA và AI mang lại lợi ích vượt kỳ vọng cho doanh nghiệp. (Nguồn: deloitte.com)

Đọc thêm: Tại Sao Các Doanh Nghiệp Cần Hướng Tới Tự Động Hóa Thông Minh Và Siêu Tự Động Hóa?

Những thách thức doanh nghiệp gặp phải khi hướng tới Siêu tự động hoá

Theo một nghiên cứu từ KPMG, khoảng 20-30% doanh nghiệp không chắc chắn về ứng dụng tự động hoá. Lý do là bởi doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều thách thức khi bắt đầu triển khai tự động hoá và hướng tới hành trình Siêu tự động hoá.

3 thách thức chính của doanh nghiệp khi ứng dụng tự động hoá bao gồm:

Thiếu kỹ năng triển khai

Theo Analytics Insight, có đến 31,9% doanh nghiệp cho rằng thách thức lớn nhất trong việc triển khai tự động hoá nằm ở việc thiếu kỹ năng. 

Chị Vân Anh, RPA Consultant tại akaBot (FPT Software) cho biết doanh nghiệp thường gặp nhiều rào cản khi mua license (giấy phép) từ các nhà cung cấp giải pháp và tự triển khai tự động hoá. Bởi bản thân doanh nghiệp thiếu kiến thức và kinh nghiệm triển khai, họ không nắm vững quy trình ứng dụng RPA, quy trình nào nên tối ưu để tự động hoá…Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp không làm chủ được công nghệ, chỉ có khả năng thực hiện những bài toán nhỏ và cực kỳ khó khăn khi mở rộng.

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản trị thay đổi

Khi hướng tới lộ trình triển khai Siêu tự động hoá, doanh nghiệp thường phải đương đầu với nhiều thách thức. Trong đó, rào cản về con người là một trong những vấn đề lớn nhất.

Theo báo cáo từ McKinsey, có đến khoảng 70% các chiến lược chuyển đổi số thất bại do rào cản về con người. Ngoài ra, PwC chỉ ra rằng có tới 45% người lao động Việt lo sợ tự động hóa sẽ thay thế các công việc của con người trong tương lai và khiến họ đứng trước nguy cơ mất việc. 

Sự thay đổi và biến hoá không ngừng là điều mà doanh nghiệp cần lường trước khi tiến hành tự động hoá. (Nguồn: cummins.com)

Tại sự kiện trực tuyến ScaleUp 360 Intelligent Automation DACH, đại diện akaBot (FPT Software) cho rằng ứng dụng tự động hoá liên tục xảy ra các biến số không lường trước, ví dụ một số bước sẽ được tiến hành bởi bots, một số bước lại bị loại bỏ; nhân viên có thể được tái phân bổ sang một khu vực mới và có những thái độ khác nhau khi tiếp cận tự động hoá. Có người tỏ ra hào hứng với việc ứng dụng công nghệ mới, tuy nhiên, có người lại bày tỏ thái độ nghi hoặc về lợi ích mà giải pháp này mang lại. Không những thế, một bộ phận nhân viên còn cảm thấy lo lắng và lo sợ những con bot ảo có thể sẽ thay thế họ nên đã có những động thái phản đối việc triển khai tự động hoá.

Vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu

Bản chất của Siêu tự động hoá đòi hỏi doanh nghiệp tích hợp nhiều công nghệ vào luồng tự động hoá. Do đó, đa phần doanh nghiệp sẽ phải hợp tác với nhiều nhà cung cấp bên ngoài cho mỗi giải pháp công nghệ, dẫn đến nguy cơ vi phạm quyền riêng tư dữ liệu từ các nhà cung cấp. Một số rủi ro có thể gặp phải bao gồm:

  • Lỗ hổng xâm phạm từ nhà cung cấp: Các bots từ các nhà cung cấp khác nhau có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu nội bộ. Việc này dẫn đến nguy cơ để lộ thông tin xác thực của doanh nghiệp cũng như rò rỉ thông tin bí mật của doanh nghiệp. Một số nhà cung cấp có thể lợi dụng những dữ liệu mật này để trục lợi, gây ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp. 
  • Lỗ hổng tích hợp: Việc nhiều hệ thống công nghệ từ các nhà cung cấp kết nối với nhau đòi hỏi rất nhiều kết nối API. Như vậy, nếu chỉ một nhà cung cấp xảy ra lỗ hổng bảo mật thì toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp sẽ bị tấn công.

Rủi ro về xâm phạm quyền riêng tư dữ liệu do bên thứ ba là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp. (Nguồn: cio.com)

Giải pháp giúp doanh nghiệp thay đổi cục diện

Chủ động thích ứng với sự thay đổi 

Như đã đề cập, việc ứng dụng tự động hoá và hướng tới Siêu tự động hoá luôn tạo ra nhiều biến số và sự thay đổi không ngừng, đòi hỏi các doanh nghiệp tạo ra một môi trường ứng dụng tự động hoá linh hoạt, phù hợp với mục tiêu chiến lược. Đôi khi, điều này đồng nghĩa với việc thay đổi công nghệ kế thừa, hoặc điều chỉnh các quy trình hiện có để tối ưu tự động hoá. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược truyền thông nội bộ nhằm khuyến khích người lao động cởi mở hơn đối với sự thay đổi của công nghệ và tự động hoá. Bởi trên thực tế, tự động hoá không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ thực hiện việc hỗ trợ con người, giúp họ thực hiện công việc một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này thúc đẩy năng suất, nhu cầu và doanh thu, cho phép các công ty mở rộng hơn nữa. Kết quả là nhiều cơ hội công việc dành cho người lao động được mở ra.  

Đồng hành với nhà cung cấp phù hợp

  • Giải quyết thách thức về thiếu kinh nghiệm, kỹ năng triển khai

Doanh nghiệp nên tìm kiếm những nhà cung cấp có bề dày kinh nghiệm triển khai tự động hoá hiệu quả, thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp gói dịch vụ hoàn chỉnh và sự hỗ trợ toàn diện. 

  • Giải quyết thách thức về bảo mật 

Đối với thách thức này, lời khuyên cho doanh nghiệp là tìm kiếm những nhà cung cấp có khả năng tự chủ về mặt công nghệ, chủ động tích hợp đa dạng công nghệ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là nền tảng để doanh nghiệp hướng tới xây dựng mô hình dữ liệu và quy trình triển khai tự động hoá an toàn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng về bảo mật phải được thiết kế tối ưu, tránh việc xâm phạm dữ liệu khách hàng.

akaBot là nền tảng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Tại Việt Nam, akaBot là nhà cung cấp giải pháp siêu tự động hoá tiên phong, mở đường trên hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Những lợi thế của akaBot bao gồm:

  • Cung cấp gói giải pháp tổng thể: Giải pháp “may đo” của akaBot đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp, theo sát doanh nghiệp trong mọi bước trên hành trình tự động hóa, từ bước đầu phát triển chiến lược đến xây dựng lộ trình ứng dụng và bảo trì. 
  • Am hiểu thị trường, doanh nghiệp trong nước: Với bề dày kinh nghiệm triển khai, akaBot dễ thích ứng với doanh nghiệp nội địa, ứng dụng chiến lược “Fast-to-Mass” – phương pháp đứng sau thành công của ~100% dự án tự động hóa akaBot triển khai – giúp doanh nghiệp triển khai tự động hóa nhanh chóng, mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. 
  • Tự chủ về công nghệ: akaBot tự chủ phát triển công nghệ lõi RPA và Xử lý dữ liệu thông minh (Intelligent Document Processing – IDP), hợp tác cùng các nhà cung cấp nền tảng công nghệ thông minh như Khai phá quy trình (Process Mining), kết hợp cùng các giải pháp trong hệ sinh thái FPT Software (AI, Voice, Chatbot,…) mang đến một quy trình tự động hóa thông minh và toàn diện.
  • Khả năng hỗ trợ 24/7: akaBot đạt top 2 về Dịch vụ hỗ trợ hiệu quả trong báo cáo RPA Mùa hè 2022 từ G2.
  • Thúc đẩy tính bảo mật cao: akaBot đạt top 1 về bảo mật thông tin, theo báo cáo RPA Mùa hè 2022 từ G2

Tính đến nay, akaBot đã hợp tác cùng 2.000+ khách hàng trên 20+ quốc gia, cung cấp giải pháp tự động hóa cho 8 ngành dọc (Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Bán lẻ, Sản xuất,…), giành được nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước, như RPA Leader tại Báo cáo Mùa xuân (G2, 2022), Top 21 RPA Vendors (Gartner Peer Insights, 2021), giải Vàng Gold Globee hạng mục triển khai tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại IT World Awards.

Để tìm hiểu thêm về những giải pháp thông minh của akaBot, doanh nghiệp vui lòng tìm kiếm thông tin tại đây hoặc liên hệ chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Tham khảo:

The ‘How’ Of Transformation

Easing The Pressure Points: The State Of Intelligent Automation

Overcoming The Challenges Of Implementing Hyperautomation

Data Insights: The Rise Of Hyperautomation By Christian Ofori-Boateng

Hyperautomation: The Benefits and Challenges

Automation With Intelligence Reimagining The Organisation In The ‘age Of With’

27 Hyperautomation Statistics To Help Plan Your Future

Nearly Half Of Vietnamese Fear Job Losses Due To Automation

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.