Hậu Covid: 5 Bí Quyết Phục Hồi Cho Doanh Nghiệp Ngành Bán Lẻ

Ngành bán lẻ đã và đang chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid-19 do yêu cầu ngừng kinh doanh một số ngành hàng để thực hiện các biện pháp an toàn từ Chính phủ. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp nhằm tiến tới giai đoạn phục hồi và hoàn thành các mục tiêu phát triển, doanh nghiệp bán lẻ đã đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó, phổ biến là những băn khoăn về những giải pháp nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp, cách xây dựng lòng trung thành của người mua với doanh nghiệp, hay bí quyết để đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt và phản ứng nhanh với thay đổi. Dưới đây là 5 câu trả lời cho những thắc mắc trên.

Nhận biết những biến động trong nhu cầu tiêu dùng

Trong khi nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, những nhà cung cấp các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm hay thuốc men lại hoạt động liên tục theo yêu cầu của Chính phủ. Nhu cầu tăng đột biến về một số loại hàng hóa do người dân đổ xô tích trữ nhu yếu phẩm đã khiến nhiều mặt hàng rơi vào cảnh hết hàng liên tục. Đối với các nhà bán lẻ, khả năng dự đoán và quản lý nhu cầu tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.  

Khả năng dự đoán và quản lý nhu cầu tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nhu cầu đối với một số mặt hàng như giấy vệ sinh hay thuốc cảm cúm là không liên tục, do thời gian sử dụng các mặt hàng này là khá dài. Như vậy, hành vi tích trữ các hàng hóa trên có thể đẩy doanh thu của doanh nghiệp đạt đỉnh, sau đó lại rơi vào tình trạng giảm sâu.

Tăng cường các hoạt động làm thúc đẩy doanh thu 

Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp mua bán trực tuyến ngay từ trước đại dịch Covid-19 do những tiện ích nó đem lại. Sự bùng nổ của virus corona tiếp tục thúc đẩy hình thức kinh doanh này một cách mạnh mẽ hơn khi nhiều nhà bán lẻ đã bắt đầu mở bán trên những sàn thương mại điện tử lớn. Ngoài ra, các chuỗi thức ăn nhanh như KFC và McDonald’s đang áp dụng hình thức BOPIS (mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng), hay một số ông lớn như Walmart cũng đã phát triển các ứng dụng di động của riêng mình để đảm bảo trải nghiệm liền mạch của khách hàng.

Mua sắm trực tuyến là một trong những thay đổi lớn về hành vi của người tiêu dùng trong giai đoạn dịch bệnh.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện chúng ta đã có 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến. Doanh số TMĐT Việt Nam 2020 đã đạt 11,8 tỷ USD, tăng 18% so với 2019. Theo kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia 2021-2025, đến năm 2025, sẽ có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Doanh số thương mại điện tử mô hình B2C tăng 25%, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Các doanh nghiệp bán lẻ ở mọi quy mô đều đã bổ sung hình thức kinh doanh trực tuyến để thích nghi với diễn biến của kinh tế – xã hội. 

Tuy hình thức bán hàng trực tuyến có vai trò khá quan trọng, nhưng đem lại lợi nhuận thấp hơn so với phương pháp truyền thống do ảnh hưởng của chi phí chọn hàng và giao hàng. Việc giao dịch điện tử cũng khiến các hành vi như mua sắm ngẫu hứng hay thử trải nghiệm sản phẩm mới trở nên bất khả thi. Theo dự đoán, người tiêu dùng sẽ duy trì thói quen mua hàng trực tuyến ngay cả trong giai đoạn hậu Covid, do vậy, ngoài tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận, các nhà bán lẻ cũng cần đưa ra những ý tưởng mới nhằm tái tạo lại một số hành vi mua sắm truyền thống quan trọng. 

Ưu tiên người tiêu dùng   

Sự lây lan nhanh chóng của virus corona đã khiến con người đặc biệt cảnh giác với vi khuẩn. Ngoài ra, việc tương tác trực tiếp vốn gắn liền với phương pháp bán hàng thông thường, cũng trở nên rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp bán lẻ nên phát triển trải nghiệm khách hàng theo hướng “không chạm,” như xây dựng các cửa hàng tự phục vụ hay sử dụng phương pháp thanh toán bằng mã QR. Một số công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI) hay Internet vạn vật (IoT) trở nên đặc biệt hữu dụng trong trường hợp này. 

Các doanh nghiệp cũng cần tận dụng mọi điểm chạm với khách hàng nhằm tạo dựng lòng tin và sự trung thành của người tiêu dùng. Việc trao đổi rõ thời gian giao hàng và thanh toán, cũng như minh bạch trong chính sách đổi trả, hủy đơn hàng đều là những phương pháp hiệu quả nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Giảm thiểu chi phí

Một lời khuyên cho các nhà bán lẻ là họ nên duy trì một mô hình tinh gọn ở cả hai giai đoạn trong và hậu Covid. Trong ngắn hạn, việc kiểm tra, rà soát lại vị trí và khả năng sinh lời của các cửa hàng trong hệ thống là rất cần thiết. Đối với những cửa hàng kém khả quan, cần cân nhắc dừng hoạt động tạm thời hoặc đóng cửa vĩnh viền nhằm cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ ngân hàng, chủ nhà cho thuê mặt bằng, các bên có liên quan, và đặc biệt là các chính sách cứu trợ từ chính phủ để duy trì hoạt động và phục hồi. 

Tối ưu vận hành nội bộ

Trong thời điểm khó khăn, doanh nghiệp bán lẻ có cơ hội nhận định những lỗ hổng trong quy trình vận hành để sửa chữa và tối ưu. Tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp bán lẻ cần thiết lập các mối quan hệ mới, bên cạnh làm việc chặt chẽ với những nhà phân phối lâu năm. Ngoài ra, các nhà bán lẻ cần đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, hỗ trợ giảm tải áp lực nhân viên để đảm bảo lực lượng nhân sự không biến động mạnh. Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ có tính ứng dụng cao, triển khai nhanh & đơn giản vào vận hành cũng giúp ích nhiều cho quá trình tối ưu vận hành. Trong số các giải pháp công nghệ dễ áp dụng nhanh có Tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA), giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết bài toán vận hành bằng lực lượng lao động “ảo” với hiệu suất cao, hoạt động độc lập và “miễn nhiễm” với Covid-19.

Các khâu vận hành back office đều có thể được thực hiện bởi “nhân sự bot ảo”.

Thực tế, RPA nói riêng và các giải pháp công nghệ nói chung có thể giải quyết bài toán tổng thể cho các đơn vị bán lẻ trong khâu vận hành. ​​Bot tự động có khả năng hỗ trợ nhà bán kiểm soát chính sách giá bằng việc check giá thị trường tự động 100%, xử lý hàng nghìn hoá đơn chứng từ trong tháng, quản lý nhập hàng, tổng hợp giao dịch thu mua, xác nhận giao dịch… Trong hoạt động bán hàng, giải pháp tự động hoá giúp quản lý & thống kê chương trình giảm giá, khuyến mãi, tiết kiệm tới 96% thời gian xử lý công việc. Bên cạnh đó, các hoạt động xử lý khiếu nại, chăm sóc khách hàng, quản lý đơn hàng… đều có thể tối ưu bằng công nghệ. Các khâu vận hành back office như quản lý tồn kho, công tác nhân sự, công nghệ thông tin… của doanh nghiệp đều có thể được thực hiện bởi “nhân sự bot ảo”, giúp giảm gánh nặng lên nhân sự con người. 

Tham khảo:

  1. The Realities of Retailing in A COVID-19 World
  2. Retail: Your Covid-19 Questions Answered
  3. The Impact Of Covid-19 On U.S. Brands And Retailers
  4. The impact of COVID-19 on the retail industry and the next actions to be taken
  5. How can Retailers Begin to Recover from Covid-19?

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.