Hyperautomation Còn Là Xu Hướng Công Nghệ Chính Trong Năm 2023?

Mới đây, Gartner đã tiết lộ top 10 xu hướng công nghệ chiến lược cho năm 2023 và không đề cập đến Hyperautomation trong danh sách này. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, liệu các nhà lãnh đạo có nên tiếp tục đặt Hyperautomation vào chiến lược công nghệ của doanh nghiệp mình trong năm tới? 

10 xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu cho 2023 theo Gartner

Gartner đã dự đoán top 10 xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu năm 2023. Cụ thể, danh sách này bao gồm:

  • Digital Immune System (Hệ thống miễn dịch kỹ thuật số): giúp tăng khả năng phục hồi và ổn định hệ thống để giảm thiểu rủi ro và tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Applied Observability (Hệ thống quan sát ứng dụng): cho phép các doanh nghiệp khai thác các tạo tác dữ liệu để nhanh chóng đưa ra các quyết định quan trọng, lập kế hoạch chính xác hơn và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • AI Trust, Risk and Security Management (Quản lý tin cậy, rủi ro và bảo mật AI): gồm các công cụ, quy trình quản lý tin cậy, rủi ro và bảo mật với mô hình AI giúp cho mô hình AI trở nên dễ hiểu mà vẫn cải thiện quyền riêng tư và bảo mật tổng thể.
  • Industry Cloud Platforms (Các nền tảng đám mây công nghiệp): cung cấp sự kết hợp giữa SaaS, PaaS và IaaS với chức năng linh hoạt, phù hợp đáp ứng nhu cầu của các ngành cụ thể; nhờ đó các doanh nghiệp có thể tạo ra các sáng kiến ​​kinh doanh độc đáo và khác biệt, thúc đẩy sự nhanh nhạy, tốc độ đổi mới.
  • Platform engineering (Kỹ thuật nền tảng): là xây dựng và vận hành một nền tảng các công cụ, quy trình tự phục vụ để phân phối và quản lý vòng đời phần mềm từ đó tối ưu hóa trải nghiệm, năng suất của các developer và đẩy nhanh tốc độ tạo ra giá trị cho khách hàng.
  • Wireless-Value Realization (Hiện thực hóa giá trị không dây): hệ thống mạng không dây có thể trở thành một nguồn giá trị kinh doanh trực tiếp vì tích hợp nhiều công nghệ không dây cung cấp một nền tảng kỹ thuật hiệu quả về chi phí, đáng tin cậy và có thể mở rộng.
  • Superapps (Siêu ứng dụng): là nền tảng để cung cấp một hệ sinh thái các ứng dụng nhỏ mà người dùng cuối có thể chọn để kích hoạt nhằm mang lại trải nghiệm ứng dụng nhất quán và được cá nhân hóa.
  • Adaptive AI (AI thích ứng): AI thích ứng tập hợp một loạt các phương pháp và kỹ thuật AI cho phép các hệ thống tự điều chỉnh hành vi để có thể thích nghi và linh hoạt hơn với sự thay đổi trong thế giới thực.
  • Metaverse (vũ trụ ảo): là sự đổi mới tổ hợp thay vì riêng lẻ như trước, kết hợp nhiều xu hướng trong công nghệ vào một môi trường ảo tập thể làm nền tảng để doanh nghiệp cải thiện sự tham gia và cộng tác của nhân viên.
  • Sustainable technology (Công nghệ bền vững): là một khuôn khổ các giải pháp nhằm tăng hiệu quả năng lượng và vật chất của các dịch vụ CNTT, tạo ra tính bền vững cho doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời thúc đẩy các kết quả về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Top 10 xu hướng công nghệ Gartner dự đoán cho 2023. Nguồn: emtemp.gcom.cloud

Liệu Hyperautomation còn có chỗ đứng quan trọng trong 2023?

Câu trả lời là có. 

Trên thực tế, Hyperautomation sẽ tiếp tục phát triển hơn trong nhiều năm tới. Theo một báo cáo nghiên cứu thị trường của Sheer analytics and insights, thị trường Hyperautomation được ước tính sẽ đạt 46,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2031, tăng trưởng với tốc độ CAGR 21,7% trong giai đoạn 2021-2031.

Dự kiến Hyperautomation tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 21.7% và đạt 46.4 tỷ USD vào 2031. Nguồn: sheeranalyticsandinsights.com

Khi dự đoán các xu hướng chiến lược hàng đầu cho 2023, Gartner phân tích sự tác động của những xu hướng này lên 4 mục tiêu chính trong hoạt động của doanh nghiệp.

  • Tối ưu hóa sự tin cậy, khả năng phục hồi và hoạt động;
  • Mở rộng các giải pháp theo chiều dọc, phân phối sản phẩm ở mọi nơi;
  • Tiên phong tái tạo tương tác nhân viên, khách hàng và nâng tầm trải nghiệm;
  • Theo đuổi các giải pháp công nghệ bền vững.

Ứng dụng Hyperautomation giúp các doanh nghiệp đạt được 4 mục tiêu kể trên, cụ thể:

  • Tối ưu hoá: Với mục tiêu này, Gartner nhấn mạnh đến độ tin cậy cao hơn, cải thiện việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và duy trì giá trị AI. 
  • Tối ưu vận hành: Triển khai Hyperautomation cho phép các doanh nghiệp hướng tới tự động hoá hầu hết các hoạt động kinh doanh để đạt được mức năng suất và độ chính xác cao nhất. Hyperautomation hợp lý hóa quy trình kinh doanh thông qua việc tích hợp một loạt các công nghệ thông minh vào quá trình tự động hoá. 
  • Giảm thiểu sai sót, cải thiện độ chính xác của việc ra quyết định: AI/ML, bộ phận quan trọng của Hyperautomation, giúp cải thiện việc ra quyết định dựa trên dữ liệu giúp cải thiện quy trình tự động hoá theo thời gian. Cụ thể, thông qua đào tạo các bot  “học” từ dữ liệu, xác định các mẫu và đưa ra dự đoán, AI/ML giúp giảm thiểu sai sót, cải thiện chất lượng đầu ra.
    • Đồng thời, AI/MC giúp tăng tốc quá trình tự động hoá nhờ khả năng truy cập và nhiều dữ liệu, đọc và xử lý dữ liệu nhanh hơn cũng như hoạt động không ngừng nghỉ. Theo Forrester dự đoán, ra quyết định dựa trên dữ liệu sẽ trở thành xu hướng tự động hoá nổi bật trong năm 2023 và Hyperautomation sẽ đóng góp nhiều vào xu hướng này.
    • Bên cạnh AI, Process Mining cũng đóng góp đáng kể vào mục tiêu tối ưu hoá bởi Process Mining giúp tái cấu trúc quy trình kinh doanh, phát hiện các điểm kém hiệu quả và xác định cơ hội tự động hoá phù hợp và có giá trị cao nhất dựa trên quy trình nguyên trạng.
  • Tối ưu nguồn lực: Ứng dụng Hyperautomation, các doanh nghiệp có thể tối ưu nguồn lực để tập trung cho những công việc quan trọng hơn. Gartner dự đoán rằng đến năm 2024 ứng dụng Hyperautomation giúp các doanh nghiệp giảm khoảng 30% chi phí hoạt động. Reckitt – công ty dược phẩm nổi tiếng đã tự động hóa hơn 20% quy trình và tiết kiệm được hơn 10.000 giờ mỗi tháng. Hay sân bay London Heathrow đã tiết kiệm được khoảng 1.980 bảng Anh chi phí thuê ngoài, giảm sử dụng 120.000 tờ giấy và hơn 1.170 giờ nhập liệu thủ công.
  • Mở rộng: Gartner đã đề cập đến sự kết nối đối với mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh, mang lại giá trị và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Hyperautomation là sự kết nối các công nghệ như RPA, AI, ML, OCR, Process Mining,…. thành một luồng tự động hoá để tối ưu quy trình kinh doanh, từ đó mở rộng quy mô tự động hoá và quy mô kinh doanh. 
  • Hyperautomation cho phép con người và các bot công nghệ kết hợp một cách hài hoà: các bot đảm nhiệm những tác vụ thủ công, lặp đi lặp lại còn con người sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chiến lược, những công việc quan trọng hơn. Khi mức độ tin cậy thấp, các bot sẽ tự động điều hướng và chuyển cho con người, nhờ vậy quy trình tự động hoá luôn đảm bảo độ chính xác và tốc độ thực hiện cao. Hơn nữa, với Hyperautomation, các bot có thể tự động kích hoạt lẫn nhau để hoàn thành công việc. 
  • Hyperautomation thúc đẩy định hướng automation first (tự động hóa là chiến lược trung tâm). Hyperautomation không dừng lại ở việc tự động hoá để cải thiện hiệu quả hoạt động của các quy trình hiện tại mà còn hơn thế nữa, đó là tạo điều kiện và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp thông qua việc mở rộng phạm vi và quy mô của các hoạt động kinh doanh.
  • Tiên phong: Đối với mục tiêu này, Gartner đề cập tới việc tái tạo tương tác với nhân viên và khách hàng. 
  • Hyperautomation cải thiện tương tác của nhân viên kinh doanh với khách hàng theo hướng khách hàng được chăm sóc trên toàn bộ hành trình khách hàng thay vì một vài điểm tiếp xúc cụ thể bởi toàn bộ hệ điều hành được tối ưu hoá để phản hồi nhanh chóng hơn. Điều này giúp tương tác giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng tốt hơn và mang đến trải nghiệm tốt để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

Tại sự kiện Smart Banking 2022 Summit, bà Nguyễn Minh Nguyên Thành, Giám đốc Kinh doanh khu vực SEA (Sales Director, SEA), akaBot đã trình bày một ví dụ về Hyperautomation trong việc cấp thẻ tín dụng tại ngân hàng, với sự kết hợp 30% người, 70% máy, rút ngắn thời gian thực hiện từ 7-10 ngày xuống còn 3 ngày mà vẫn đảm bảo độ chính xác đến 99.9% với độ bảo mật 100% và không có sự xuất hiện của giấy tờ thủ công. 

Toàn bộ quá trình này diễn ra không xuất hiện tương tác trực tiếp nhưng lại thu về hiệu quả ấn tượng giúp nâng tầm trải nghiệm khách hàng. So với hành trình khách hàng ở quy trình truyền thống, có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt về sự hài lòng của khách hàng và khả năng phục vụ của nhân viên. Ứng dụng Hyperautomation giúp các doanh nghiệp cải thiện tối đa mối quan hệ với khách hàng của họ.

  • Bền vững: Đầu tư triển khai Hyperautomation là cách thức để các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống công nghệ bền vững.
    • Hyperautomation giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động doanh nghiệp, ví dụ như: Các công nghệ trong Hyperautomation góp phần giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên; AI/ML có thể nhận thấy những thay đổi nhỏ trong dữ liệu, xác định vấn đề trong thời gian thực và thích ứng để đảm bảo rằng các doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí tài nguyên, hoặc dự đoán tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh; Các nền tảng đám mây cải thiện quy trình, cho phép làm việc từ xa,…..
    • Thông qua việc triển khai Hyperautomation, các doanh nghiệp có thể cải thiện đối xử công bằng với người lao động. Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính rằng đến năm 2025, công nghệ sẽ tạo ra ít nhất 12 triệu việc làm, và theo Alan Krueger tự động hoá có thể giúp người lao động tăng lương, cụ thể, những người lao động có khả năng làm việc cùng công nghệ yêu cầu mức lương cao hơn từ 10-15%. Hay ứng dụng các công nghệ như AI/ML, RPA, nền tảng đám mây ngành,… cho phép các doanh nghiệp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm tác động đến môi trường (giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm phát thải,…), đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để theo dõi các mục tiêu bền vững. Theo Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley,  nếu tất cả người lao động Hoa Kỳ ứng dụng điện toán đám mây cho phép giảm 87% mức tiêu thụ năng lượng hay theo báo cáo của IDC, điện toán đám mây giúp giảm phát thải hơn 1 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) từ 2021 đến 2024.

Kết luận

Forrester dự đoán rằng 2023 là một năm đầy hứng khởi và thú vị cho các hoạt động tự động hoá. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định các bước để ứng dụng Hyperautomation bởi lẽ khó có thể thay đổi chiến lược kinh doanh cũng như hệ thống công nghệ trong một sớm một chiều. Tham khảo thêm về lộ trình hướng đến Hyperautomation tại các doanh nghiệp hoặc liên hệ ngay với akaBot để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm tự động hoá quy trình ngay!

Nguồn:

Gartner Top 10 Strategic Technology Trends for 2023

Predictions 2023: Economic Uncertainty Slows Some Automation Trends

Are You Thinking Too Small About Sustainable Technology?

APAC Predictions 2023: Technology

Automation Doesn’t Just Create or Destroy Jobs — It Transforms Them

How data and automation can help with sustainability

Hyperautomation in action: The most exciting examples

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.