IDG TekTalk: Chiến Lược Chuyển Đổi Số – Tối Ưu Hoá Hoạt Động Ngân Hàng

Việc xây dựng chiến lược tối ưu hoá vận hành là một nhiệm vụ trọng yếu của các lãnh đạo ngân hàng. Chi phí cho công nghệ có thể chiếm tới 60% tổng chi phí chuyển đổi số, theo Ông Trần Thái Bình, Phó Giám đốc khối CNTT, Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Như một tất yếu trong giai đoạn thích ứng với đại dịch, các ngân hàng đều đồng thuận trong việc theo đuổi hai mục tiêu chính: phục vụ khách hàng tốt hơn và đảm bảo tối ưu vận hành, không gián đoạn. Tại sự kiện IDG TekTalk số 6 diễn ra vào ngày 31.08.2021, các khách mời đã cùng nhau trao đổi về chủ đề “Chiến Lược Chuyển Đổi Số – Tối Ưu Hoá Hoạt Động Ngân Hàng”.

Câu chuyện số hoá của các ngân hàng Việt Nam – Thực trạng và thách thức

Đại diện Nam Á Bank, ông Nguyễn Vĩnh Tuyên, Giám đốc khối CNTT chia sẻ, cuộc đua về core banking đã diễn ra cách đây 10 năm. Giờ là lúc các ngân hàng chạy đua về việc tối ưu quy trình nội bộ và chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng. Hiện tại, trong việc ứng dụng tự động hoá, Nam Á Bank đã đưa vào triển khai các chỉ số đánh giá quy trình để xác định tỷ lệ % đã đưa ứng dụng công nghệ vào quy trình. Nam Á là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa robot vào giao dịch tại quầy. Trong năm 2020, Nam Á Bank đã số hoá thành công hai quy trình tiêu biểu: (1) Thẩm định khách hàng cá nhân, và (2) Định giá tài sản đảm bảo.

Trong năm 2020, Nam Á đã số hoá thành công quy trình Thẩm định khách hàng cá nhân & Định giá tài sản đảm bảo.

Theo ông Trần Thái Bình, Phó Giám đốc khối CNTT, Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), việc số hoá hoạt động nội bộ của ngân hàng này đang diễn ra trên 3 luồng công việc lớn, trong đó nổi bật là (1) Tái thiết kế kênh giao dịch nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và (2) Giảm tải khối lượng công việc cho nhân viên (tối ưu các hệ thống lớn như CRM, các quy trình văn phòng như trình ký…). Ông cho biết: “Số hoá phải dài hạn, nghĩ lớn nhưng phải đi từ những hành động nhỏ”. Một số hạn chế mà các ngân hàng thường sẽ mắc phải trong giai đoạn số hoá bao gồm: hạn chế về nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực về chuyển đổi số), hạn chế về tư duy (chuyển đổi số nhưng vẫn làm theo cách cũ, nên không thể đi nhanh và không thể tạo ra giá trị ngay lập tức).

Theo lãnh đạo Sacombank“Số hoá phải dài hạn, nghĩ lớn nhưng phải đi từ những hành động nhỏ”.

Với tư cách đơn vị tư vấn cho các doanh nghiệp, bao gồm các ngân hàng tại Việt Nam, ông Võ Tấn Long, Giám đốc Chuyển đổi số, Công ty PwC Việt Nam khẳng định: “Ngân hàng cần thay đổi mô hình tương tác với khách hàng và mô hình vận hành truyền thống, bắt đầu từ việc ưu tiên tối ưu trải nghiệm khách hàng. Công nghệ chính là người trợ giúp đắc lực cho ngân hàng trong giai đoạn chuyển đổi này”.

Theo đó, ngân hàng cần phục vụ khách hàng theo cách hoàn toàn mới, xuất phát từ việc định vị lại phân khúc khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, ưu tiên trải nghiệm khách hàng. Ba hoạt động nổi bật của ngành ngân hàng giai đoạn hiện nay bao gồm: (1) Các hoạt động đa dạng hoá kênh phân phối (multi-channel), (2) Đẩy mạnh các kênh số hoá (online banking, live-bank tự phục vụ…), (3) Đa kênh hợp nhất (omni-channel).

Thậm chí, nhiều ngân hàng ở nước ngoài đã tự định vị mình là một “digital bank” (ngân hàng số) thay vì dừng lại ở sự kết hợp giữa các kênh truyền thống và kênh digital. Thay đổi về nhận thức chính là cách ngắn nhất để số hoá trong vận hành, mang lại cho khách hàng một trải nghiệm liền mạch, thông suốt, là xu hướng của ngành ngân hàng hiện nay.

Chiến lược đúng đắn cho công cuộc chuyển đổi số & tự động hoá ngân hàng

Nếu như Sacombank triển khai số hoá cho front-end trước, thì Nam Á Bank lại áp dụng xây dựng back-end trước. Sẽ luôn có một khoảng cách giữa front-end và back-end khi ngân hàng khó có thể triển khai đồng bộ song song trong điều kiện bị giới hạn. Giao dịch cho khách hàng đã cam kết 24/7, nhưng cũng có rất nhiều nghiệp vụ back office cần thực hiện liên tục 24/7, vậy làm sao để đưa ứng dụng tự động hoá tới tất cả những phòng ban có nhu cầu?

Với kinh nghiệm triển khai tự động hoá cho nhiều ngân hàng tại Việt Nam như Vietcombank, TPBank, BIDV, HDBank…, akaBot từ FPT Software mang đến phương pháp luận “Fast to Mass” mà theo ông Bùi Đình Giáp, người sáng lập & điều hành akaBot gọi là “Digital Kaizen” của FPT. Theo đó, các ngân hàng có thể “Nghĩ lớn – Thông minh – Triển khai nhanh”, nghĩa là có một bức tranh tổng thể đủ lớn để đưa ra lộ trình số hoá cụ thể, triển khai một cách nhanh chóng và tối ưu quy trình theo những phương thức thông minh nhất, mang lại hiệu suất tốt nhất, giá trị thiết thực nhất cho vận hành của ngân hàng.

Sự khác biệt của giải pháp akaBot nằm ở khả năng thích ứng và triển khai nhanh.

Sở dĩ ngân hàng là đối tượng rất dễ áp dụng chiến lược “Fast to Mass” này vì đây là nơi có tính chuẩn hoá cao trong các quy trình nghiệp vụ, khối lượng công việc nhiều, đặc biệt là những công việc cần làm việc với lượng giấy tờ, dữ liệu, thông tin lớn, có tính chất lặp đi lặp lại. Bằng việc lựa chọn những quy trình đơn giản, có giá trị để tiến hành tự động hoá giai đoạn đầu, triển khai nhanh, đánh giá và nhân rộng, ngân hàng có khả năng thành công cao hơn so với các dự án ứng dụng công nghệ thông thường. Không can thiệp vào tầng sâu của hệ thống hiện tại, không đòi hỏi nhân sự chuyên môn kỹ thuật cao, không cần nhiều thời gian triển khai…, ngân hàng dễ dàng “thử nghiệm” và tự đánh giá hiệu quả của các quy trình “Fast Automation”. Bên cạnh đó, “cuộc chơi” khi đưa tự động hoá RPA vào sẽ tạo ra giá trị gia tăng, chứ không phải cuộc chơi tổng bằng 0, do đó lực lượng lao động tại ngân hàng không lo ngại về vấn đề bị robot thay thế. Thay vào đó, họ có thể tập trung vào những công việc quan trọng, có giá trị hơn.

Với phương pháp này, akaBot, nền tảng tự động hoá quy trình bằng robot (RPA) đầu tiên tại Việt Nam đã và đang triển khai lên tới hơn 200 quy trình nghiệp vụ cho ngân hàng TPBank. Trong thời gian cao điểm có thể đạt tới tốc độ 5-6 quy trình/ tuần. Sự khác biệt của giải pháp akaBot nằm ở khả năng thích ứng và triển khai nhanh. Nếu như trước đây, những giải pháp ổn định được ngân hàng ưu tiên lựa chọn thì hiện nay, thời điểm dịch bệnh bắt buộc ngân hàng phải có những phương thức thích nghi linh hoạt hơn. Bên cạnh vấn đề chi phí hợp lý hơn so với các giải pháp nước ngoài, akaBot cũng tự định vị mình không dừng lại ở một giải pháp công nghệ đơn thuần, mà còn là một giải pháp tối ưu kinh doanh cho bài toán cụ thể của từng doanh nghiệp.

Tự động hoá – Giá trị đối với ngân hàng & tầm nhìn tương lai

“Công nghệ phải đi vào đời sống” chính là kết luận của lãnh đạo ngân hàng Nam Á. Công nghệ trước tiên phải phục vụ nhân viên, giúp họ đạt năng suất lao động cao hơn, đạt KPI, tiếp xúc khách hàng dễ dàng hơn; qua đó mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Đối với tổ chức, công nghệ và số hoá ngân hàng sẽ tiên phong về dẫn dắt sáng tạo đổi mới, hỗ trợ và thúc đẩy ý tưởng kinh doanh tốt hơn, giúp ngân hàng phát triển mô hình kinh doanh mới, hiện đại hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Theo ông Vũ Tấn Long từ PwC Việt Nam, sự thay đổi trong yêu cầu của khách hàng sẽ kéo theo sự thay đổi của ngân hàng. Trong vài năm tới, ngân hàng sẽ khác rất nhiều so với hiện nay: (1) Các dịch vụ tài chính gắn chặt với đời sống hàng ngày, (2) Khách hàng ở đâu, ngân hàng ở đó, (3) Ngân hàng thay đổi cách vận hành, đa dạng về hình thức phục vụ để phù hợp với nền kinh tế chia sẻ.

Đồng tình với nhận định đó, ông Bùi Đình Giáp từ akaBot cũng dự báo, 2-3 năm tới số lượng chi nhánh ngân hàng, số lượng nhân viên sẽ không còn tuyến tính với doanh thu nữa. Thậm chí, số lượng nhân viên, chi nhánh sẽ đi ngang hoặc giảm dù doanh thu tiếp tục tăng. Sự xuất hiện của những chi nhánh tự động, không còn hoặc có rất ít nhân viên sẽ trở thành một tương lai gần. Ngân hàng sẽ kết hợp chặt chẽ với fintech để cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, vượt khỏi phạm vi các dịch vụ truyền thống. Ông cũng dự đoán, với xu hướng tự động hoá mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam có thể sẽ trở thành một trong những quốc gia hàng đầu Đông Nam Á và Châu Á về ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng.

Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo chuyển đổi số ngân hàng, đơn vị tư vấn và đơn vị triển khai công nghệ đã mang lại những góc nhìn đa chiều, khách quan về bức tranh tổng thể chuyển đổi số, tự động hoá của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Có thể nói, ngân hàng chính là lực lượng tiên phong trong công cuộc áp dụng công nghệ tự động hoá vào quy trình vận hành, vừa giúp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, vừa gia tăng lợi ích cho khách hàng. Từ nay tới 2025 chính là thời cơ để ngân hàng bứt tốc trong chặng đua số hoá, do đó chiến lược đúng đắn ắt dẫn tới thành công. Đó cũng chính là bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo khối tài chính – ngân hàng.

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.