IDP – Bước Đầu Tiến Đến Siêu Tự Động Hóa

Thuật ngữ Hyperautomation (siêu tự động hóa) nhanh chóng chiếm lĩnh làn sóng công nghệ 2022 nhờ khả năng ứng dụng vượt trội các giải pháp công nghệ tân tiến, mở rộng phạm vi tự động hóa và tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, Xử lý tài liệu thông minh (Intelligent Document Processing – IDP) là trợ thủ đắc lực và được nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn trong hành trình siêu tự động hóa. Vậy cụ thể IDP là gì và mang lại lợi ích ra sao, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

IDP là gì?

IDP là công nghệ tự động thu thập, trích xuất và xử lý dữ liệu từ nhiều định dạng tài liệu khác nhau, từ các dữ liệu phi cấu trúc (unstructured data) hoặc bán cấu trúc (semi-structured data).

IDP ứng dụng công nghệ Nhận dạng ký tự quang học (Optical Character Recognition – OCR), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) bao gồm Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP), Thị giác máy tính (Computer Vision), Học máy (Machine Learning – ML), cho phép các robot phần mềm đọc, phân loại, phân tích, trích xuất và đánh giá dữ liệu.  

Dữ liệu chính là tài sản lớn đối với mọi tổ chức trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, có đến 80% cơ sở dữ liệu doanh nghiệp được mã hóa ở định dạng phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc như tài liệu kinh doanh, email, hình ảnh hoặc tài liệu PDF. Quy trình xử lý những dữ liệu phức tạp này đòi hỏi tác vụ xử lý thông minh hơn. Chính vì thế, khả năng xử lý dữ liệu phức tạp với độ chính xác tối đa của IDP đóng vai trò quan trọng nhằm mở rộng phạm vi tự động hóa đến những cả những quy trình phức tạp, giúp doanh nghiệm tối ưu vận hành và tiếp cận hyperautomation hiệu quả hơn.

Đọc thêm: Những Ứng Dụng Nổi Bật Của Siêu Tự Động Hóa (Hyperautomation)

IDP hứa hẹn sẽ thay đổi quy trình vận hành của nhiều doanh nghiệp. Nguồn: contract.fit

Một điều cần lưu ý rằng tuy có cùng mục tiêu là tự động hóa nhưng RPA và IDP là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. RPA được coi là giải pháp toàn diện cho những tác vụ lặp đi lặp lại, dựa trên quy tắc chặt chẽ, cụ thể và những dữ liệu có cấu trúc. Do đó, đối với những dữ liệu bán cấu trúc và phi cấu trúc, RPA cần sự hỗ trợ của công cụ IDP để giải quyết các tác vụ phức tạp hơn. IDP được cải tiến từ công nghệ OCR truyền thống, nâng cao khả năng xử lý dữ liệu từ các tài liệu phức tạp với độ chính xác cao hơn.

IDP và RPA chính là bộ đôi song hành, cho phép quy trình diễn ra thông suất và hạn chế sự đứt gãy trong quá trình triển khai, nhờ đó tối ưu sức mạnh của công nghệ tự động hóa trong doanh nghiệp.

IDP hoạt động ra sao?

Không chỉ thực hiện tác vụ nhận diện dữ liệu, IDP còn bao gồm nhiều công đoạn cần thiết để xác thực, chuyển dữ liệu thành tài liệu có cấu trúc để dễ dàng xử lý.

Quy trình xử lý thông minh của IDP được tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu về xử lý dữ liệu chất lượng cao. Nguồn: eigentech.com   

Quy trình xử lý dữ liệu thông minh bao gồm:

  • Trước khi xử lý: IDP ứng dụng các phương thức để nâng cao chất lượng dữ liệu, ví dụ như khử nhiễu (noise removal), nhị phân hóa ảnh (binarization) và chỉnh độ lệch (deskewing).
  • Xử lý hình ảnh: Các thuật toán Thị giác máy tính trong IDP được sử dụng để nhận dạng và phân tích các đoạn văn bản và hình ảnh.
  • Phân loại dữ liệu: Công nghệ NLP được tích hợp nhằm nhận diện ký tự, ký hiệu, chữ cái và số hoặc văn bản trong tài liệu phi cấu trúc. Bằng cách sử dụng phương pháp như nhận dạng thực thể được đặt tên, phân tích cảm xúc, gắn thẻ dựa trên tính năng, NLP có thể đọc dữ liệu từ tài liệu và phân loại dữ liệu dựa trên ngữ cảnh cụ thể thành các tài liệu văn bản và hình ảnh.
  • Trích xuất dữ liệu: Ứng dụng Học sâu (Deep Learning) và phương thức OCR dựa trên ML để trích xuất dữ liệu.
  • Xác thực dữ liệu: IDP tận dụng cơ sở dữ liệu được định dạng trước đó để xác thực dữ liệu. Ở giai đoạn này, dữ liệu có vấn đề sẽ được chuyển đến con người để đánh giá và chỉnh sửa. 
  • Tích hợp: Giai đoạn cuối cùng của quy trình IDP liên quan đến việc tích hợp dữ liệu vào các hệ thống hiện có của doanh nghiệp, bao gồm nền tảng đám mây hoặc cơ sở dữ liệu nội bộ.

6 lợi ích vượt trội của IDP 

IDP được coi là giải pháp cho vấn đề xử lý và điều phối dữ liệu. Nguồn: blog.aspiresys.com

IDP chứng minh hiệu quả tuyệt vời đối với các doanh nghiệp sử dụng một lượng lớn dữ liệu bán hoặc phi cấu trúc như đơn đặt hàng, hóa đơn hoặc một số quy trình back-office như xử lý yêu cầu, tạo tài sản thế chấp. Bởi vì những tài liệu này có thường không được xử lý hiệu quả bằng cách sử dụng phần mềm tự động hóa truyền thống. Do đó, IDP là lựa chọn hoàn hảo nhờ những lợi ích thiết thực sau:

  1. Thời gian xử lý nhanh chóng: IDP giảm thời gian xử lý lên đến 85% và tăng tốc độ trích xuất dữ liệu lên đến 10 lần.
  2. Tăng cường độ chính xác và hiệu quả: Giải pháp IDP có thể đạt được độ chính xác lên đến 99,9%, loại bỏ lỗi sai so với quy trình thủ công truyền thống. Thời gian xử lý được cải thiện và ít sự can thiệp của con người đồng nghĩa với việc năng suất được cải thiện một cách đáng kể.
  3. Tiết kiệm chi phí: Giảm thiểu tối đa các chi phí liên quan đến quy trình thủ công, nhân lực và loại bỏ lỗi sai, kết hợp với việc xử lý dữ liệu liệu nhanh chóng và chính xác, mang đến hiệu quả tiết kiệm lên đến 70%. 
  4. Dễ dàng sử dụng: Giải pháp IDP không yêu cầu kiến thức chuyên môn về khoa học dữ liệu và không cần đặt ra các quy tắc phức tạp hoặc cài đặt phần mềm khác nhau.
  5. Thúc đẩy tính linh hoạt: IDP có thể dễ dàng tích hợp với nền tảng hiện tại của doanh nghiệp và kết hợp cùng các giải pháp tự động hóa như RPA để tối ưu hóa quy trình tự động hóa.
  6. Nâng cao giá trị nhân viên: Giải phóng 80% nhân lực khỏi những công việc thủ công tẻ nhạt, tạo điều kiện cho những dự án có giá trị cao hơn.

Tham khảo

Overview of Intelligent Document Processing (IDP) and its Benefits

Best Intelligent Document Processing (IDP) Solutions

7 Core Benefits of Intelligent Document Processing

Augmenting RPA with Intelligent Document Processing

What Is Intelligent Document Processing, and How Does It Work?

Robotic Process Automation (RPA) vs Intelligent Document Processing (IDP)

Xu hướng Hyperautomation – Đón đầu hoặc tụt lại phía sau

Gartner Forecasts Worldwide Hyperautomation-Enabling Software Market to Reach Nearly $600 Billion by 2022

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.