Kế Hoạch Đầu Tư Vào Công Nghệ Của Doanh Nghiệp Năm 2022

Liên tục cập nhật xu hướng công nghệ có vai trò quan trọng, giúp các doanh nghiệp thích ứng nhanh với các biến động thị trường hoặc các ảnh hưởng vĩ mô. Năm 2022, thời kỳ bình thường mới hậu đỉnh điểm Covid-19, sẽ là một năm của nhiều sự kiện mới và các xu hướng công nghệ liên tục thay đổi theo nhu cầu doanh nghiệp. 

Xu hướng công nghệ trên thế giới

Theo Gartner,  12 xu hướng công nghệ dưới đây không chỉ là những xu hướng mang tính chiến lược trong năm 2022, mà còn định hình tương lai doanh nghiệp trên nền tảng số .  Hoạt động trên nền tảng số  chính là chìa khóa đảm bảo cho cơ hội phát triển, khả năng giữ vững lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tiềm năng bứt phá vươn xa cho doanh nghiệp. 

Nguồn: Gartner 

Có 3 điều mà bất cứ CEO nào cũng mong muốn gặt hái được: Phát triển, Số hóa và Hiệu quả. Những thành quả này hoàn toàn có thể đạt được nhờ sự hỗ trợ của những đổi mới về công nghệ. Cụ thể, những lợi ích của đổi mới có thể chia thành 3 nhóm:

  • Kết nối kỹ thuật số đáng tin cậy ở mọi nơi cho nhân viên và các thiết bị
  • Mở rộng quy mô số hóa không giới hạn về không gian
  • Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh doanh 

Cũng theo Gartner, 33% các nhà cung cấp công nghệ có kế hoạch đầu tư ít nhất 1 triệu đô vào Trí tuệ nhân tạo (AI) trong vòng 2 năm. Phó chủ tịch điều hành tại Gartner, Errol Rasit cho biết, “Các tổ chức về công nghệ đang tăng cường đầu tư vào AI vì họ nhận thấy tiềm năng của nó – không chỉ đánh giá dữ liệu quan trọng và cải thiện hiệu quả kinh doanh, mà còn tạo ra các sản phẩm mới và dịch vụ mới, mở rộng cơ sở khách hàng và tạo ra doanh thu”. Việc các công ty công nghệ tập trung đầu tư mạnh vào AI đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp khách hàng của các công ty sẽ được cập nhật, thừa hưởng những công nghệ tiên tiến và vượt trội hơn. 

Nguồn: Adobe Stock 

Trong khi đó, trên tạp chí Điện tử Forbes, CEO Ahmed Zaidi của Accelirate nhận định rằng, trọng tâm công nghệ năm 2022 sẽ là tự động hóa. Tương tự như sự chuyển đổi từ kinh doanh chênh lệch giá trong lao động (labor arbitrage) sang sản xuất hiệu quả với quy trình tự động hóa trong không gian công nghiệp, các công nghệ như tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation – RPA), xử lý ngôn ngữ tự nhiên và xử lý tài liệu thông minh sẽ tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào lao động con người trong những tác vụ thủ công. 

Xu hướng công nghệ khu vực Châu Á 

Theo Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, trong thập kỷ qua, doanh thu của các công ty công nghệ ở châu Á  đóng góp 52% vào tăng trưởng toàn cầu. Châu Á cũng chiếm 43% vốn tài trợ cho các công ty khởi nghiệp, 51% chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển và 87% các bằng sáng chế được nộp. Có thể thấy, Châu Á là một lực lượng công nghệ mạnh cần được xem xét và tính đến. 

5 xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ ngày càng phát triển trong tương lai tại Châu Á, bao gồm: Sự dịch chuyển cách thức học tập và làm việc – từ trực tiếp sang trực tuyến sẽ ngày càng được mở rộng với nhiều tiềm năng đáng kể, điện toán đám mây, sự bùng nổ của các trung tâm dữ liệu, tự động hóa và robot và cuối cùng là công nghệ 5G. 

Không thể phủ nhận học trực tuyến chính là hiện tượng toàn cầu trong năm 2020-2021 và sẽ duy trì ở năm 2022 với nhiều cải tiến liên tục  nhờ công nghệ, đặc biệt ở các quốc gia có dân số lớn và phân tán về mặt địa lý.

Công nghệ điện toán đám mây được đẩy mạnh khi các công ty ưu tiên khả năng hồi phục của doanh nghiệp, dự phòng hoạt động và tính linh hoạt của tài nguyên. Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm một phần ba thị trường điện toán đám mây tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2023, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ chiếm một phần ba còn lại. 

Thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á trị giá hàng tỷ đô la, sẵn sàng cho sự tăng trưởng lớn và dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi giá trị trong giai đoạn 2021 – 2025. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc, cung cấp điện liên tục và kết nối cáp quang mạnh mẽ là một số trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường trung tâm dữ liệu của Đông Nam Á cho đến nay.

Các trung tâm dữ liệu của Đông Nam Á 

Là “bàn đạp” quan trọng cho  cuộc cách mạng của tốc độ, với độ trễ thấp và khả năng siêu kết nối, Công nghệ 5G được ước tính sẽ đóng góp hơn 13 tỷ USD vào sản lượng toàn cầu, tương đương 5% sản lượng thực và giúp tạo nên hơn 22 triệu việc làm. 

Điểm giao của xu hướng công nghệ thế giới với châu Á, đó là công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot, cho thấy tự động hóa chính là trọng tâm phát triển, trọng tâm đầu tư của doanh nghiệp. Theo như báo cáo của Mordor Intelligence giai đoạn 2018 – 2026, thị trường tự động hóa quy trình bằng robot ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ CAGR (mức tăng trưởng kép hàng năm) là 29.1% trong giai đoạn dự báo. 

“Cuộc đua” ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam 

Xu hướng công nghệ tại Việt Nam cũng có điểm tương đồng với xu thế công nghệ trên thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng, như Trí tuệ nhân tạo (AI), Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), Internet vạn vật (IoT) hay công nghệ 5G. Đặc biệt, tại Việt  Nam, công nghệ Tự động hóa quy trình bằng robot đang phát triển mạnh, vì thị trường tài chính – ngân hàng tại Việt Nam hiện đang là mảnh đất màu mỡ, thuận lợi. 

Ngày nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính luôn cần sự thay đổi tích cực để mang tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất có thể, giúp duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong thị phần đang dần bão hòa. 

Vào tháng 3 năm 2021, dựa vào các tiêu chí về phân đoạn quy trình số hóa, các chuyên gia nhận định rằng các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang hầu hết ở giai đoạn thứ 2 – giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số. Đa phần các ngân hàng ở Việt Nam đã bước đến cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp trong khi một số nhỏ những ngân hàng tiên phong đã triển khai nền tảng dữ liệu mới.

Với sự cạnh tranh như vũ bão từ Fintech và các giải pháp ngân hàng ảo, các ngân hàng truyền thống đang chịu sức ép của việc tìm ra giải pháp gia tăng hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực. Ngành tài chính – ngân hàng nói chung cũng đứng trước những thử thách lớn như sự khan hiếm nguồn lực chất lượng cao, chi phí nhân sự tăng đột biến, nhu cầu nâng cao hiệu quả của quy trình… 

Ông Tống Văn Tiến, Giám đốc đổi mới số khối CNTT cho biết, năm 2020, TPBank đã thành công với bài toán ứng dụng robot và chứng minh được, TPBank mang trong mình “ADN công nghệ”, trở thành đơn vị tiên phong về số hóa ngành Ngân hàng. Nhờ triển khai tự động hoá và số hóa, phía nhân sự của TPBank đã giảm được 30-40%, tiết kiệm 60% thời gian giải ngân khoản vay và 30-60% thời gian giao dịch tại quầy.

Năm 2022 sẽ lại là một năm với nhiều thách thức, tuy nhiên, với kế hoạch đầu tư vào những công nghệ tiên tiến như trên, doanh nghiệp sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Dù là doanh nghiệp nào trong lĩnh vực nào, khi đầu tư và sử dụng công nghệ, các cấp quản lý cũng cần trang bị cho mình khung kiến thức nhất định để hiểu, để áp dụng và để truyền đạt lại cho nhân viên một cách hiệu quả. 

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.