Khi RPA Xử Lý 100% Test Case Cho Đội Ngũ QA Ngân Hàng

Dưới bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp, nhiều doanh nghiệp triển khai WFH (work from home – làm việc tại nhà), nền kinh tế toàn thế giới gặp nhiều thử thách trong việc tìm ra phương thức hoạt động mới đảm bảo hiệu quả. Lĩnh vực Ngân hàng cũng không phải ngoại lệ. Trong số đó, vị trí QA (Quality Assurance – Kiểm soát chất lượng) có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quy trình kiểm tra chất lượng, từ đó các bộ phận khác mới có thể triển khai các tác vụ hiệu quả. 

Việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào quy trình làm việc được quan tâm hơn bao giờ hết, bởi công nghệ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt trong tình hình đại dịch khiến hình thức làm việc có nhiều thay đổi. Đặc biệt, công nghệ RPA sở hữu tính ưu việt khi áp dụng vào quy trình Quality Assurance, giúp quy trình phát triển (development process), audit việc thực thi quy trình… trở nên hiệu quả hơn. Khác với các công cụ tự động hóa khác chỉ tập trung vào từng kiểu công nghệ cụ thể, RPA làm việc dễ dàng trong nhiều nền tảng khác nhau như web, windows, java-based, các phần mềm được nhiều doanh nghiệp sử dụng SAP, Oracle EBS, Siebel và các productivity tools như Microsoft Office, email… Ngoài ra, các ứng dụng được lưu trữ trên các nền tảng như Citrix/VDI, Mainframe cũng được tích hợp tự động để tăng năng suất làm việc cho quy trình Quality Assurance.

Sau đây là một vài điều RPA có thể giúp tăng hiệu quả làm việc cho Testing/Quality Assurance:

  • Hỗ trợ tái sử dụng (reusability): Các vị trí thuộc team QA thường xuyên phải tận dụng lại các framework về test automation, validation reports, sự tích hợp các tool về test management… và chia sẻ chúng với các bộ phận khác. Với việc áp dụng công nghệ RPA vào quy trình QA, điều đó sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Ngoài ra, RPA cũng cung cấp tính năng lưu trữ các ứng dụng tự động thường được sử dụng để team QA dễ dàng thao tác hơn.
  • Đơn giản hóa quy trình tự động kiểm thử (test automation): công nghệ RPA được biết đến là công cụ giúp tăng số lượng và tốc độ xử lý bài test nhờ sự tích hợp giữa các ứng dụng và hỗ trợ tái sử dụng (reusability) kể trên. Nhờ vào RPA, đội ngũ QA có thể giảm đi 40% công sức cấu hình và giảm hơn 50% công sức bảo trì. Hơn thế, RPA có thể xử lý toàn bộ 100% các test case, giúp team QA tập trung thời gian vào những công việc phức tạp hơn.
  • Tăng cường tính linh hoạt và theo dõi: Những chức năng của RPA được chạy trong trạng thái tự động, hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người trong quá trình chạy. Hơn nữa, công nghệ RPA cung cấp nhật ký chi tiết được sử dụng để kiểm tra hoặc theo dõi mỗi lần chạy thử nghiệm (test case), giúp đội ngũ QA dễ dàng có cái nhìn tổng thể về dự án

Hầu hết các công cụ RPA đều dễ dàng sử dụng và làm quen, team QA hoàn toàn có thể vừa dùng vừa đào tạo trong quá trình áp dụng RPA vào nghiệp vụ. Tổng quan, công nghệ tự động hóa nói chung và RPA nói riêng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp rất nhiều để vượt qua và phát triển trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Lựa chọn áp dụng RPA vào quy trình Kiểm soát chất lượng (QA) là sự lựa chọn đúng đắn, giúp cập nhật xu hướng công nghệ và nâng cao chất lượng làm việc của toàn bộ doanh nghiệp.

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.