10 Lợi Ích Hàng Đầu Của Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số tại Việt Nam đã trở thành một xu hướng phổ biến. Đặc biệt là khi những lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngày càng thể hiện rõ ràng đã khiến làn sóng này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu chi tiết 10 lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi tiến hành chuyển đổi số, từ đó dễ dàng giúp bạn quyết định: Có hay Không áp dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình!

Xem thêm:

1. Nâng cao khả năng Thu thập và phân tích dữ liệu

Lợi ích hàng đầu của chuyển đổi số là nâng cao khả năng thu thập, theo dõi các chỉ số và phân tích dữ liệu thu được. Với chuyển đổi số, những dữ liệu của doanh nghiệp và khách hàng sẽ được thu thập nhiều hơn, nhanh hơn và phân tích chính xác hơn, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Chuyển đổi số nâng cao khả năng thu thập và phân tích dữ liệu của doanh nghiệp
Chuyển đổi số nâng cao khả năng thu thập và phân tích dữ liệu của doanh nghiệp

Cụ thể hơn, khi dữ liệu được khai thác tốt, doanh nghiệp có thể hiểu rõ chân dung khách hàng, giúp hoàn thiện chiến lược kinh doanh một cách thực tế hơn, có tính cá nhân hóa hơn, nhanh chóng cập nhật và linh hoạt điều chỉnh theo thời gian thực. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp sử dụng cả dữ liệu có cấu trúc (thông tin khách hàng cá nhân) và dữ liệu phi cấu trúc (số liệu truyền thông xã hội) thì kết quả đến từ hành trình chuyển đổi sẽ càng rõ nét hơn.

2. Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp

Khi tham gia vào chuyển đổi số, mọi thông tin, hoạt động cũng như kết quả của doanh nghiệp đều được cập nhật thường xuyên, rõ ràng và trực quan trên phần mềm như: Sản xuất, chi phí, nhân sự, doanh số, quá trình chăm sóc và nhận phản hồi của khách hàng…

Tính minh bạch và hiệu quả là điểm sáng chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp
Tính minh bạch và hiệu quả là điểm sáng chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp

Thông qua công nghệ, các quản lý sẽ nắm được tình hình hoạt động nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch hơn. Khi có các vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cũng nhanh chóng nhận được thông tin và đưa ra các giải pháp kịp thời. Các rủi ro về hao hụt tài sản, ngân sách cũng được giảm thiểu nhờ số hóa, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả điều hành.

3. Tối ưu hóa năng suất nhân viên

Một lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể kể đến là hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu năng suất nhân viên một cách mạnh mẽ thông qua nâng cao quy trình làm việc và cải thiện hệ thống quản trị, đánh giá. 

Nâng cao quy trình làm việc giúp tối ưu năng suất làm việc của nhân viên
Nâng cao quy trình làm việc giúp tối ưu năng suất làm việc của nhân viên

Ví dụ điển hình cho việc tối ưu hóa năng suất là việc doanh nghiệp ứng dụng RPA vào các hoạt động nội bộ. Những công việc có tính nguyên tắc, lặp đi lặp lại được giao cho RPA giúp nhân viên giảm được thời gian dành cho các công việc “máy móc” và tham gia vào những công việc tạo ra giá trị cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc. 

Một ví dụ khác là khi triển khai hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) vào hoạt động kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp cho biết hiệu suất làm việc của nhân viên cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng nâng cao khả năng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên nhờ các số liệu chi tiết.

4. Nâng cao khả năng cạnh tranh

Lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp không chỉ tối ưu hiệu quả giao tiếp và làm việc nội bộ của nhân viên mà còn tác động toàn diện đến hiệu quả vận hành và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Chuyển đổi số đẩy mạnh tính liên tục của luồng dữ liệu trong toàn doanh nghiệp và tính liền mạch trong hành trình khách hàng, mang lại mức độ hài lòng cao hơn của cả khách hàng và nhân viên. Tất cả những lợi ích này tạo nên một quy trình kinh doanh hiệu quả hơn có thể tiết kiệm thời gian, tiền và tài nguyên.

5. Tiết kiệm chi phí

Chuyển đổi số giúp tiết kiệm chi phí nhờ giảm thiểu sai sót, vi phạm và nâng cao tính tuân thủ. Các hệ thống công nghệ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu. Những dữ liệu này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như giám sát gian lận, định danh bằng KYC, tăng cường tuân thủ, cải thiện hiệu quả thu thập dữ liệu…

Ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm chi phí, góp phần tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm chi phí, góp phần tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp

Cụ thể, một công ty trong lĩnh vực tài chính có thể tiết kiệm 40-75% chi phí khi ứng dụng tự động hóa quy trình bằng robot, tùy thuộc vào mức độ ứng dụng, trực tiếp gia tăng lợi nhuận của các công ty này, theo báo cáo của KPMG.

6. Tăng doanh thu

Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận tăng trưởng thông qua cắt giảm chi phí, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp tạo thêm doanh thu mới nhờ các cơ hội bán chéo, nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu nâng cao. 

Theo số liệu nghiên cứu từ báo cáo về chuyển đổi số của SAP và Oxford Economics, khi tiến hành chuyển đổi số, các nhà lãnh đạo trong các tổ chức kỳ vọng tăng trưởng doanh thu cao hơn 23% so với các đối thủ cạnh tranh. Thực tế, 80% lãnh đạo nhận định chuyển đổi số đã gia tăng lợi nhuận, 85% cho rằng thị phần tăng trưởng nhờ chuyển đổi số. Cụ thể, với các công ty chuyển sang tự động hóa, doanh thu dự kiến tiếp tục tăng lên 32% trong năm 2022, theo báo cáo mới đây của Accenture.

Tác động tích cực của chuyển đổi số đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tác động tích cực của chuyển đổi số đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Với lợi ích ấn tượng về doanh thu mà công nghệ mang lại cho doanh nghiệp, báo cáo từ IDC dự đoán đến năm 2023, 53% các khoản đầu tư cho công nghệ và truyền thông sẽ dành cho chuyển đổi số. 

7. Quản lý tài nguyên tốt hơn

Lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp giúp kết nối hệ thống dữ liệu và các tài nguyên thành một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Thay vì sử dụng các phần mềm và cơ sở dữ liệu phân tán, doanh nghiệp chuyển đổi số hợp nhất các nguồn lực của công ty, xây lên một kho lưu trữ trung tâm giúp doanh nghiệp “kích hoạt” hoạt động kinh doanh một cách thông minh và hệ thống hơn.

Chuyển đổi số có thể tạo ra những cải tiến lớn về quy trình và tăng hiệu quả giữa các phòng ban. Trong hành trình đó, để các tài nguyên được quản lý chặt chẽ, logic nhất với công nghệ, doanh nghiệp cũng cần chú trọng bảo mật dữ liệu trong quá trình chia sẻ, tối ưu trong quá trình sử dụng, đồng thời trang bị cho nhân viên các công cụ dễ sử dụng để hoàn thành công việc của họ.

8. Tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng 

Có thể nói, nâng cao trải nghiệm khách hàng là một trong những lợi ích được kỳ vọng nhất từ chuyển đổi số. Dữ liệu khách hàng được thu thập, lưu trữ và phân tích một cách nhanh chóng và chính xác giúp doanh nghiệp hiểu sâu về khách hàng và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. 

Trong quy trình này, công nghệ máy học (Machine Learning – ML), trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence – AI) hay hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) đều là những “cánh tay” đắc lực, cho phép doanh nghiệp luôn cập nhật thực trạng vận hành, thông tin, xu hướng theo thời gian thực, từ đó đưa ra các tùy chỉnh hợp lý.

Khách hàng được phục vụ 24/7, nhanh chóng, thuận tiện với mô hình ngân hàng tự động LiveBank
Khách hàng được phục vụ 24/7, nhanh chóng, thuận tiện với mô hình ngân hàng tự động LiveBank

Ngày nay, chuyển đổi số dường như đã thay đổi cách mà doanh nghiệp phục vụ khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng thực hiện quá trình thanh toán trên thiết bị di động một cách thuận tiện. Hay các yêu cầu, phản hồi và khiếu nại của khách hàng đều có thể gửi tới doanh nghiệp tức thời; do đó, các công ty sẽ giải quyết ngay các vấn đề của khách hàng, ví dụ như đổi trả sản phẩm. 

Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp nhờ chuyển đổi số mà càng gắn bó và bền vững hơn

9. Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp 

Thực trạng ở nhiều doanh nghiệp là các phòng ban làm việc rời rạc, chú trọng vào làm chuyên môn hơn là tối đa hiệu quả kinh doanh chung. Trong khi đó, khả năng phát triển tốt của một doanh nghiệp đòi hỏi phải kết nối các nguồn lực một cách hiệu quả. Chuyển đổi số kết nối các mô-đun kinh doanh và các cấp quản lý sẽ giúp điều chỉnh lại tương tác nội bộ giữa các cấp và các phòng ban. 

Theo một nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố trong hệ thống thông tin đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp vừa và nhỏ thì: Việc duy trì sự linh hoạt của tập thể gồm cam kết, tương tác và giao tiếp ngày càng trở nên cấp thiết và chuyển đổi số sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban, kết nối và phối hợp các đơn vị một cách chặt chẽ nhất.

10. Tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp 

Khi quá trình chuyển đổi số được thực hiện hiệu quả, tính linh hoạt của toàn hệ thống vận hành doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Cụ thể là các quy trình được đơn giản hóa, xử lý nhanh chóng, và đáp ứng chính xác nhu cầu của thị trường và khách hàng. Ví dụ, đối với ngành bán lẻ, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng có thể được nâng cấp với:

  • GPS trên nền tảng điện toán đám mây và Công nghệ theo dõi tài sản Bluetooth Low Energy (BLE), giúp thông tin về địa lý và tiến độ giao hàng được cập nhật theo thời gian thực. 
  • Các công nghệ tự động hóa và quản trị kinh doanh – trọng tâm giúp cải thiện khả năng thích ứng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
  • Các cảm biến được kết nối Internet giúp doanh nghiệp phát hiện nhanh chóng các gián đoạn trong chuỗi cung ứng hoặc các vấn đề phát sinh về chất lượng, điều chỉnh quy trình sản xuất mà không cần sự tham gia sâu sát của con người.
Doanh nghiệp linh hoạt, thích ứng nhanh hơn nhờ chuyển đổi số
Doanh nghiệp linh hoạt, thích ứng nhanh hơn nhờ chuyển đổi số

Khi được ứng dụng phù hợp, khả năng hiển thị, đáp ứng và phục hồi trên toàn bộ hệ sinh thái chuỗi cung ứng là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Dưới sự tác động của dịch covid, doanh nghiệp có thể nhận thấy rõ được sự bất ổn, biến động khó lường của thị trường, vì thế đây là lúc tính linh hoạt càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với những lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp kể trên, đảm bảo khi áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp bạn trở nên linh hoạt hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững nhất!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.