Trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0, ngành sản xuất của Đài Loan đang trải qua một sự chuyển mình từ sản xuất số sang sản xuất đổi mới. Điều này được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong số hóa và hệ thống thông minh. Tuy nhiên, con đường dẫn đến tự động hóa sẽ luôn có những trở ngại nhất định. Việc xác định và giải quyết những thách thức này là điều cần thiết cho các doanh nghiệp muốn tận dụng triệt để những lợi ích của tự động hóa công nghiệp.
Tổng quan về ngành sản xuất của Đài Loan
Để hiểu rõ hơn về những thách thức mà Đài Loan đang phải đối mặt trên con đường tự động hóa, hãy cùng có cái nhìn tổng quan nhất về ngành sản xuất của Đài Loan. Những rào cản xuất hiện trong những lĩnh vực quan trọng sẽ được xác định tại đây.
Sự trỗi dậy của sản xuất thông minh
Với sự phát triển của Công nghiệp 4.0, Đài Loan đang chứng kiến sự bùng nổ trong các phương thức sản xuất đổi mới, tích hợp Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu. Chương trình Phát triển Máy móc Thông minh, được khởi xướng vào tháng 7 năm 2016, là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển “Năm Cộng Hai” ngành công nghiệp đổi mới của chính phủ.
Chương trình này nhằm chuyển đổi ngành sản xuất máy móc của Đài Loan từ sản xuất chính xác sang sản xuất thông minh bằng cách tận dụng điện toán đám mây, dữ liệu lớn và robot thông minh. Điều này được thiết kế để tạo ra việc làm và tăng cường xuất khẩu các dây chuyền sản xuất thông minh và các giải pháp trọn gói, đưa Đài Loan trở thành trung tâm sản xuất cao cấp ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. (Theo Viện Hành chính)
Sự phát triển mạnh mẽ của việc áp dụng và sử dụng AI
Theo Bộ trưởng Hội đồng Phát triển Quốc gia Paul Liu, trong khi Đài Loan được biết đến là “hộ quốc thần sơn” nhờ sản xuất 90% chip cao cấp trên thế giới, thì AI đã nổi lên như một ngành công nghiệp quan trọng thứ hai.
Viện Thông tin và Tư vấn Thị trường báo cáo rằng vào năm 2023, giá trị sản lượng của máy chủ AI đã vượt quá một nửa tổng sản lượng máy chủ toàn cầu. Đài Loan, vốn chiếm hơn 80% lô hàng máy chủ toàn cầu, tự hào nắm giữ 90% thị phần trong sản xuất và lắp ráp máy chủ AI. Lợi thế cạnh tranh này trong AI và chuyển đổi số bắt nguồn từ việc nuôi dưỡng một văn hóa tập trung vào AI trong các hoạt động công nghiệp.

Những thách thức trong việc triển khai tự động hóa
Mặc dù đã có những tiến bộ công nghệ đáng kể, ngành sản xuất của Đài Loan vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thích ứng với tự động hóa. Một số vấn đề chính bao gồm:
Chi phí đầu tư ban đầu cao
Chi phí đầu tư ban đầu cao cho các công nghệ tự động hóa là một rào cản lớn đối với nhiều nhà sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc chi tiêu cho những khoản lớn ngay từ đầu. Dù nhận thức được những lợi ích tiềm năng của tự động hóa, các công ty thường ưu tiên các mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn và bày tỏ lo ngại về những rủi ro tài chính liên quan đến công nghệ mới. (Business Wire)
Khoảng cách kỹ năng
Báo cáo “Tương lai việc làm 2023” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết 44% lao động cần được đào tạo lại trước năm 2025 để thích ứng với tự động hóa. Trong khi đó, 69% nhà tuyển dụng cho rằng sự thiếu hụt lao động có tay nghề là một rào cản đối với việc áp dụng tự động hóa. Việc thiếu hụt những công nhân có kỹ năng vận hành và bảo trì các hệ thống tự động hóa vẫn là một thách thức lớn cần giải quyết.
Lo ngại của nhân viên
Nỗi sợ mất việc trong bối cảnh tự động hóa đang trở nên phổ biến.Nhiều nhân viên lo ngại rằng tự động hóa ngày càng tăng có thể khiến họ mất việc, dẫn đến sự phản đối các thay đổi về công nghệ. Nghiên cứu từ New Qualtrics cho thấy 68% nhân viên tin rằng một số công việc đang bị đe dọa bởi AI, và 23% lo ngại rằng chính công việc của họ có thể gặp rủi ro.
Tính tương thích với hệ thống hiện tại
Việc tích hợp hệ thống tự động hóa mới vào cơ sở hạ tầng hiện tại có thể gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Nhiều công ty gặp trở ngại trong việc đảm bảo rằng các hệ thống cũ của họ có thể hoạt động liền mạch với công nghệ mới. Sự phức tạp này phát sinh từ nhiều yếu tố, bao gồm kiến trúc và định dạng dữ liệu đa dạng của các hệ thống cũ, thường yêu cầu tùy chỉnh đáng kể để đảm bảo khả năng tương tác.

Giải pháp cho việc triển khai tự động hóa
Chúng ta đều nhận thấy những thách thức mà các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành sản xuất của Đài Loan, đang phải đối mặt. Vậy, có những giải pháp tiềm năng nào có thể giúp giải quyết các vấn đề này?
Đào tạo nhân viên về công nghệ và định hướng chuyển đổi số
Các tổ chức cần ưu tiên nâng cao kỹ năng công nghệ cho nhân viên. Giúp họ hiểu rõ về chuyển đổi số thông qua các chương trình đào tạo tập trung vào các công cụ và phương pháp tự động hóa mới nhất. Những hoạt động này rất quan trọng để triển khai tự động hóa thành công và theo kịp xu hướng lao động toàn cầu. McKinsey dự báo nhu cầu về kỹ năng công nghệ thông tin và lập trình tiên tiến sẽ tăng 90% từ năm 2016 đến năm 2030, đồng nghĩa với việc những người có kỹ năng này sẽ trở nên khan hiếm và được săn đón trên thị trường lao động. Các công ty đầu tư vào việc đào tạo trong những lĩnh vực này sẽ có được lợi thế cạnh tranh.
Truyền thông nội bộ về quy trình ứng dụng tự động hóa
Theo báo cáo từ McKinsey, 70% nhân viên cho biết họ cảm thấy tích cực và tự tin hơn khi được đào tạo bài bản về các công nghệ mới. Để tối đa hóa lợi ích từ các sáng kiến tự động hóa, các tổ chức cần thông báo đầy đủ cho tất cả nhân viên về mục tiêu, tiến độ và thời gian triển khai. Việc cập nhật thường xuyên qua các buổi họp, bản tin nội bộ hoặc các nền tảng giao tiếp sẽ giúp giảm bớt lo ngại và thúc đẩy sự hợp tác.
Hợp tác với các đối tác công nghệ uy tín
Sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác giàu kinh nghiệm sẽ giúp các tổ chức tạo ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu kinh doanh cụ thể, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Những đối tác này mang đến chuyên môn quý báu giúp doanh nghiệp vượt qua sự phức tạp trong việc tích hợp các hệ thống mới với cơ sở hạ tầng hiện có. Hợp tác với akaBot (FPT) sẽ mang lại những lợi ích đáng kể như nâng cao hiệu quả và giảm chi phí vận hành.
akaBot là giải pháp tối ưu hóa doanh nghiệp tiên tiến dựa trên công nghệ Tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation – RPA). Với vai trò là nhà cung cấp hàng đầu về siêu tự động hóa, akaBot cung cấp các gói giải pháp tổng thể, được “may đo” riêng đáp ứng nhu cầu của từng doanh nghiệp. Với khách hàng ở 20 quốc gia và 8 ngành công nghiệp khác nhau, akaBot có đầy đủ năng lực để hỗ trợ các nhà sản xuất Đài Loan trong công cuộc tự động hóa.
Kết luận
Ngành sản xuất của Đài Loan đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ vào việc áp dụng công nghệ tự động hóa ngày càng gia tăng. Sự thay đổi này mang đến nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả và năng suất, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp. Bằng cách chủ động giải quyết những thách thức này, các nhà sản xuất Đài Loan có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Tại akaBot, chúng tôi cam kết đồng hành cùng khách hàng trong hành trình chuyển đổi này, mang đến không chỉ những kết quả trước mắt, mà còn là những lợi ích lâu dài. Các giải pháp tùy chỉnh của chúng tôi giúp doanh nghiệp giải quyết những thách thức trong quá trình tự động hóa, đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ tiên tiến.
Khám phá thêm: akaBot