RPA, BPM Và AI Khác Gì Nhau?

Cùng tìm hiểu định nghĩa, lợi ích và các điểm khác biệt đặc trưng của 3 công nghệ đình đám RPA, BPM và AI đang làm thay đổi cách vận hành kinh doanh của doanh nghiệp.

Điểm khác biệt giữa RPA, BPM và AI là gì?

Định nghĩa RPA là gì?

RPA (Robotic Process Automation), hay còn gọi là Tự động hóa quy trình bằng robot, công nghệ dùng các robot phần mềm để mô phỏng các tương tác của con người trên giao diện đồ họa người dùng (Graphic User Interface – GUI) giữa các hệ thống khác nhau. RPA được thiết kế để xử lý các quy trình nghiệp vụ với số lượng lớn, có quy tắc và tốn nhiều thời gian. RPA không mắc lỗi và có độ chính xác 100%.

Phân biệt RPA và BPM

RPA và BPM đều tập trung vào tối ưu hóa quy trình, tuy nhiên hai công nghệ này có những điểm khác biệt cơ bản như:

  • RPA tập trung vào triển khai các robot được lập trình sẵn để xử lý các quy trình/tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn. Trong khi đó, BPM là một phương pháp kết hợp nhiều công nghệ khác nhau để cải thiện quy trình. 
  • Do vậy, RPA mang hướng tác vụ hơn (tập trung vào xử lý các hành động được lập trình sẵn), trong khi BPM mang tính chiến lược hơn (xây dựng giải pháp cái thiện các vấn đề khác nhau trong một luồng quy trình).
  • RPA có thể được triển khai trên hệ thống IT sẵn có của tổ chức mà không thay đổi quá nhiều, trong khi BPM có thể cần thay thế toàn bộ hệ thống đã lỗi thời bằng công nghệ mới. 
  • Hiệu quả của RPA sẽ được thể hiện trong thời gian ngắn, trên dưới vài tuần. BPM sẽ cần nhiều thời gian hơn để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Sự khác biết giữ RPA và BPM

Phân biệt RPA và AI

RPA và AI thường thường đồng hành ‘tay trong tay’ để xử lý các tác vụ cần tư duy phức tạp hơn, ví dụ chuyển đổi ngôn ngữ tự nhiên từ giọng nói sang văn bản. 

  • RPA thực hiện các hành động, còn AI tạo nên tư duy logic cho hành động đó. 
  • RPA chỉ xử lý dữ liệu có cấu trúc “có thể tìm thấy dễ dàng trên cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database)”, trong khi AI có thể xử lý các dạng dữ liệu khác như dữ liệu phi cấu trúc “không có định dạng hoặc tổ chức nhất định”.
  • Do RPA làm theo quy luật được lập trình sẵn, nó không thể tự đưa ra quyết định. AI mô phỏng tư duy của con người, nhờ đó có thể tự học các quy luật và tự quyết định và phán đoán.
Sự khác biệt giữa RPA và AI

Có thể kết hợp RPA, BPM và AI với nhau không?

RPA, BPM và AI đều có chức năng riêng quan trọng như nhau đối với mỗi tổ chức kinh doanh. Khi RPA, BPM và AI hợp tác, sự cộng hưởng này có thể đem lại hiệu quả tuyệt vời, giúp các quy trình hoạt động kinh doanh dễ dàng, chính xác và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Gartner đã nhận định sự kết hợp giữa các công cụ tự động hóa được gọi là Hyperautomation hay Siêu tự động hóa, là một trong top 10 xu hướng công nghệ có ảnh hưởng nhất hiện nay. Siêu tự động hóa không chỉ là chìa khóa để các tổ chức doanh nghiệp hoạt động tối ưu nhất, mà còn là trụ cột vững vàng, giúp họ chuẩn bị sẵn sàng cho những biến động lớn như đại dịch COVID-19.

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn phân biệt cũng như biết cách kết hợp RPA, BPM và AI chính xác nhất đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

Nguồn:

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.