Các ngân hàng và tổ chức tài chính đang đau đầu tìm cách đổi mới và giải quyết áp lực ngày càng lớn từ nhiều vấn đề. Một trong những cách để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu là sử dụng tiềm năng sẵn có từ công nghệ và tự động hóa, cụ thể hơn là Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA). RPA khi áp dụng vào quá trình “định danh khách hàng” (KYC) sẽ giúp doanh nghiệp tăng cao năng suất thông qua việc tự động hóa một lượng lớn các tác vụ thủ công, phân loại thông tin, và cho phép nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ cấp cao khác.
Những lý do để tự động hóa quá trình KYC
Một nghiên cứu của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ (GAO) cho thấy các tổ chức tài chính chi từ 0,4% đến 2,4% tổng chi phí hoạt động cho hoạt động chống rửa tiền (AML), trong khi một số ngân hàng lớn nhất trong nghiên cứu dành từ 0,5% đến 0,7%. Theo Accenture Consulting, chi phí quản lý một chương trình AML đã tăng tới 20,6% vào năm 2020 với mức phạt kỷ lục. Năm 2021 là năm có số lượng trường hợp xử lý các vi phạm AML tăng đột biến.
Hơn nữa, khách hàng đang phải chịu những ảnh hưởng từ việc gia tăng của các quy định trong AML, dẫn đến quá trình onboarding kéo dài. 24 ngày là thời gian trung bình cho quá trình onboarding khách hàng, trong đó 30% doanh nghiệp cho biết quá trình này có thể kéo dài hơn 2 tháng. 9/10 khách hàng cho biết họ không hài lòng với trải nghiệm ở quy trình KYC của ngân hàng, dẫn đến 13% khách hàng đã thay đổi ngân hàng vì vấn đề này.
Các quy trình trong KYC có thể ứng dụng RPA
Thiết lập dữ liệu khách hàng
Robot có thể tự động quét thông tin của khách hàng từ các tài liệu và đưa vào hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân viên và giảm thiểu sai sót.
Xác thực thông tin khách hàng
RPA có thể được sử dụng để thực hiện xác thực thông tin khách hàng (có cấu trúc/ phi cấu trúc) bằng cách truy cập cơ sở dữ liệu, trích xuất dữ liệu từ tài liệu, thu thập thông tin mạng xã hội, hợp nhất dữ liệu từ các nơi khác nhau và điền vào các tài liệu.
Thu thập thông tin khách hàng
Quá trình này được thực hiện cả khi khách hàng onboard và trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ. Một khách hàng sẽ có nhiều loại dữ liệu, như mức độ tín nhiệm, hoạt động kinh doanh/ hoạt động mà khách hàng tham gia, thông tin nhận dạng, v.v… cần được thu thập. Robot RPA có thể thu thập, nhập và xử lý các dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc này.
Tổng hợp thông tin khách hàng
Khách hàng có nhiều loại dữ liệu khác nhau trải dài khi sử dụng nhiều dịch vụ, ví dụ tài khoản tiết kiệm, môi giới. Các bot RPA có thể được sử dụng để biên dịch thông tin khách hàng trên các hệ thống khác nhau này, phân tích và tạo ra báo cáo, giúp ngân hàng có cái nhìn toàn diện về dữ liệu khách hàng.
Sàng lọc khách hàng
Một phần không thể thiếu của KYC là sàng lọc khách hàng dựa theo các danh sách theo dõi của chính phủ, nội bộ và bên ngoài để xác định bất kỳ nhân viên có liên quan đến chính trị, tin tức tiêu cực/ bất lợi. Quá trình này có thể được tự động hóa bởi RPA vì các bot có thể xác minh kỹ thuật số thông tin của khách hàng dựa trên nhiều cơ sở dữ liệu và nền tảng.
Phục vụ khách hàng
RPA cho phép các ngân hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh hơn với độ chính xác cao hơn, giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Các bot cũng có thể điều hướng qua một lượng lớn dữ liệu, xác định các mẫu, tự học và đẩy nhanh quá trình ra quyết định.
Áp dụng RPA trong KYC mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng, cải thiện đáng kể hiệu quả của các quy trình cốt lõi, đồng thời cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Các ngân hàng cũng có thể nâng cao trải nghiệm nhân viên, tăng năng suất, chất lượng và củng cố tính tuân thủ khi áp dụng tự động hóa bằng RPA.
Nguồn:
- Robotic Process Automation (RPA) in AML and KYC
- Next Generation KYC: Why RPA constitutes a crucial success factor for financial institutions’ KYC digitization
- Rpa For Aml And Kyc – Automate Financial Crime Investigations
- The Top 5 Reasons You Need RPA for Customer Due Diligence
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!