Số Hoá Và Chuyển Đổi Số: Điểm Khác Biệt Là Gì?

Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây nhiều tác động tiêu cực, thuật ngữ “số hóa” và “chuyển đổi số” cũng như tầm quan trọng của chúng trở nên phổ biến hơn. Liệu số hóa và chuyển đổi số có phải là một? Hay giữa hai thuật ngữ này có những điểm khác biệt? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Xem thêm: 4 xu hướng chuyển đổi số phổ biến tại Việt Nam hiện nay

1. Định nghĩa số hóa và chuyển đổi số 

Số hoá là gì?

Theo Gartner, số hóa (digitization) là chuyển dữ liệu từ định dạng vật lý thông thường thành dạng kỹ thuật số và không có bất kỳ thay đổi nào về mặt hình thức đối với dữ liệu đó.. Ví dụ điển hình cho số hóa là việc quét một tài liệu giấy và lưu dữ liệu đó dưới dạng tài liệu kỹ thuật số (ví dụ: PDF) để sử dụng cho các mục đích khác.

Số hóa là nền tảng, là sự kết nối giữa thế giới vật lý và phần mềm công nghệ
Số hóa là nền tảng, là sự kết nối giữa thế giới vật lý và phần mềm công nghệ

Chuyển đổi số là gì?

Gartner định nghĩa chuyển đổi số (Digital transformation) là chuyển đổi cách thức điều hành, văn hóa doanh nghiệp và quy trình làm việc bằng cách hiện đại hóa công nghệ thông tin (Điện toán đám mây – Cloud computing, Dữ liệu lớn – Big data, Internet cho vạn vật – IoT…) để phát triển mô hình kinh doanh. 

Có thể hiểu chuyển đổi số là tích hợp công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh để thay đổi, cải thiện quy trình đó. Ví dụ các mô hình chuyển đổi số hiện nay như mô hình thanh toán quét mã QR, mô hình thương mại điện tử, mô hình chăm sóc khách hàng giải quyết khiếu nại tự động đa kênh…

Digital Transformation - Chuyển đổi số là cánh cửa mở ra thành công cho mọi doanh nghiệp
Digital Transformation – Chuyển đổi số là cánh cửa mở ra thành công cho mọi doanh nghiệp

Có thể bán muốn biết: Thương mại điện tử trong bối cảnh số hóa hiện nay

2. Điểm chung của số hóa và chuyển đổi số 

Nhiều người, nhất là những người mới tìm hiểu về chuyển đổi số thường dễ bị nhầm lẫn giữa số hóa và chuyển đổi số, bởi hai thuật ngữ này có nhiều điểm tương đồng. 

Tuy vậy, số hoá và chuyển đổi số chỉ có điểm chung duy nhất là mục tiêu: Chúng đều là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số hiện đại vào các quy trình nội bộ của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Số hóa và chuyển đổi số có điểm chung về mục tiêu là nâng cao năng suất của doanh nghiệp bằng cách vận dụng công nghệ
Số hóa và chuyển đổi số có điểm chung về mục tiêu là nâng cao năng suất của doanh nghiệp bằng cách vận dụng công nghệ

Cả số hoá và chuyển đổi số đều hướng đến mục tiêu cải thiện năng suất hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc vận dụng các công nghệ từ đơn giản đến phức tạp như chuyển dữ liệu sang file mềm cho đến AI, Big Data, IoT… cần có khả năng và trình độ cao hơn.

3. Điểm khác biệt giữa số hoá và chuyển đổi số 

Ngoài điểm chung như trên thì số hóa và chuyển đổi số có rất nhiều điểm khác biệt, cụ thể những điểm khác biệt này hãy theo dõi ở bảng dưới đây:

Tiêu chíSố hóaChuyển đổi số
Khái niệmChuyển đổi dữ liệu từ định dạng vật lý sang định dạng kỹ thuật số.Tận dụng công nghệ kỹ thuật số kết hợp khai thác dữ liệu số hóa để tạo ra mô hình hoạt động mới.
Hình thứcThủ công chuyển đổiTự động hoàn toàn (từ đăng ký đến phân phối nội dung)
Ví dụ– Chuyển đổi tài liệu giấy và lưu giữ dưới dạng file mềm (pdf, png…)/

– Scan ảnh và lưu dưới dạng file mềm.

– Netflix đã cho thuê các đĩa CD kỹ thuật số và trả tiền theo tháng.

– Phân tích dữ liệu để tổng hợp và xuất báo cáo

– Xử lý dữ liệu ở định dạng số để tự động nhập thông tin

– Sử dụng công nghệ AI để tạo ra danh sách gợi ý phim mới “Movies you may like” dành cho khách hàng dựa trên kết quả tìm kiếm trước đó của họ

Quy mô ứng dụngQuy mô nhỏ, số hóa một tài liệuQuy mô lớn, chuyển đổi số ứng dụng cho một quy trình kinh doanh, một doanh nghiệp,…

Như vậy, có thể nhận thấy, số hóa và chuyển đổi số không phải là một, chúng có những điểm khác biệt. Đồng thời, số hóa là nền tảng cho quy trình chuyển đổi số, ngược lại, chuyển đổi số khai thác tối ưu tài liệu được số hóa. Số hóa và chuyển đổi số có tác động qua lại, mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau.

Số hóa là nền tảng của chuyển đổi số, chuyển đổi số cần dữ liệu số hóa để hoàn thiện quy trình
Số hóa là nền tảng của chuyển đổi số, chuyển đổi số cần dữ liệu số hóa để hoàn thiện quy trình

4. Làm thế nào để số hoá và chuyển đổi số thành công 

Theo AlphaBeta, trong báo cáo “Khai phá tiềm năng kỹ thuật số của Việt Nam”, chuyển đổi số tại Việt Nam có thể tạo ra 1,7 nghìn tỷ đồng (74 tỷ đô la Mỹ) giá trị kinh tế hàng năm ở Việt Nam vào năm 2030, tương đương khoảng 27% GDP của cả nước vào năm 2020. Như vậy có thể hiểu số hóa và chuyển đổi số đã và đang là xu hướng của mọi doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chuyển đổi số đang dần trở thành xu hướng hàng đầu tại Việt Nam
Chuyển đổi số đang dần trở thành xu hướng hàng đầu tại Việt Nam

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để số hóa và chuyển đổi số thành công? Có lẽ các doanh nghiệp cũng đang xoay quanh vấn đề này nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi họ không có nhiều lợi thế trong cuộc đua chuyển đổi số. Một vài yếu tố cần thiết mà các doanh nghiệp nên cân nhắc khi lựa chọn chuyển đổi số bao gồm:

  • Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng: Các vấn đề cơ bản như chuẩn bị tiềm lực về kinh tế, nhân sự cần nhiều thời gian và nỗ lực. Bởi vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc chuẩn bị từ sớm cho quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
  • Có kế hoạch và chiến lược chuyển đổi số: Trước khi tiến hành, doanh nghiệp nên xác định mục tiêu thực hiện chuyển đổi số là gì, các công việc cần làm và thời gian, tiền bạc để thực hiện những công việc đó. Đồng thời, cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số và bám sát vào chiến lược để đi theo đúng lộ trình.
  • Xây dựng phát triển hệ thống dữ liệu số: Trong quy trình chuyển đổi số, dữ liệu được số hóa là mấu chốt cơ bản nhất để tiến hành các bước về sau. Hơn nữa, dữ liệu khách hàng là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp nên xây dựng và phát triển hệ thống dữ liệu số vững mạnh.
  • Xây dựng văn hóa chuyển đổi số, chuyển đổi nhận thức cho đội ngũ cán bộ: Văn hóa doanh nghiệp có thể trở thành rào cản lớn nhất, những thói quen “cố hữu” trong doanh nghiệp có thể khiến quy trình chuyển đổi số gặp những trở ngại nên việc chuyển đổi nhận thức cho nhân sự từ đó xây dựng văn hóa chuyển đổi số trong doanh nghiệp là điều cần thiết.
  • Lựa chọn doanh nghiệp đồng hành: Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sự nhạy bén trong tiến trình chuyển đổi số. Rất nhiều doanh nghiệp, nhất là đơn vị vừa và nhỏ vẫn đang loay hoay thực hiện các bước đi đầu tiên. Lựa chọn một doanh nghiệp đồng hành trong tiến trình này là điều phù hợp. akaBot tự hào là đơn vị đã đồng hành cùng 200+ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Với nhiều thế mạnh, nhất là thế mạnh về chi phí do có khả năng tự chủ về công nghệ sẽ là người đồng hành cùng mọi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.
akaBot là một trong sáu nền tảng RPA phổ biến nhất toàn cầu
akaBot là một trong sáu nền tảng RPA phổ biến nhất toàn cầu

Ngoài các vấn đề nêu trên, doanh nghiệp cần nhiều hơn để có thể thành công trong quá trình số hóa và chuyển đổi số doanh nghiệp. Không những thế, nhà nước cũng cần có những động thái hỗ trợ các doanh nghiệp bởi chuyển đổi số là yếu tố quan trọng trong bối cảnh hiện nay. 

Mời các doanh nghiệp quan tâm gọi điện đến hotline +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền form đăng ký để akaBot tư vấn sớm nhất! 

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.