Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, tự động hóa là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Đến năm 2030, làn sóng nhân sự ngành tự động hoá sẽ tiếp tục gia tăng, mở ra nhiều cơ hội cho các sinh viên IT và các chuyên gia muốn chuyển mình vào lĩnh vực này.
Làn sóng nhu cầu nhân sự ngành tự động hoá dâng cao
Ngành tự động hóa (Robotic Process Automation – RPA), đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc. Theo báo cáo của Grand View Research, thị trường RPA toàn cầu dự kiến sẽ đạt 3.97 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng hàng năm lên tới 30%. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đang quan tâm, đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp tự động hóa, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực này ngày càng cao. Nhu cầu này không chỉ dừng lại ở các vị trí kỹ thuật mà còn bao gồm các vai trò quản lý dự án và phân tích dữ liệu, tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng trong sự nghiệp.
Tại Mỹ, với mức tăng trưởng việc làm 40%, các báo cáo LinkedIn xếp hạng kỹ sư robot là vị trí nghề nghiệp phát triển nhanh thứ hai. Việt Nam cũng không nằm ngoài “cơn khát” nhân lực khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT trong 2023, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa, đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước (Theo Navigos Group). Các vị trí như RPA Developer, RPA Business Analyst, và RPA Project Manager đang được săn đón với mức lương cạnh tranh từ 1.500 đến 3.000 USD/tháng cho các ứng viên có kinh nghiệm từ 2-5 năm.
Tiến trình phát triển của tự động hóa
Chuyên môn sâu tự động hoá: Từ RPA truyền thống đến…
Tự động hóa thông minh (Intelligent Automation)
Đây là một giải pháp tự động hóa đầu cuối kết hợp RPA và trí tuệ nhân tạo (AI). RPA truyền thống chủ yếu tập trung vào tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và có cấu trúc. Khi kết hợp khả năng mô phỏng tư duy con người dựa trên Trí tuệ nhân tạo, bao gồm Máy học và Học sâu (Deep Learning), IA mở rộng quy mô ra quyết định trong tổ chức. Các hệ thống tự động giờ đây có khả năng xử lý dữ liệu không cấu trúc, hiểu và phản hồi các tương tác phức tạp và thực hiện các tác vụ yêu cầu trí thông minh cao hơn.
Tự động hóa nhận thức (Cognitive Automation)
Giải pháp này là sự kết hợp của AI và công nghệ học máy (Machine Learning) để tự động hóa các nhiệm vụ phức tạp dựa trên phán đoán cần khả năng nhận thức của con người. Công nghệ này có thể xử lý dữ liệu phi cấu trúc, học hỏi kinh nghiệm và đưa ra các quyết định thông qua nhận dạng mẫu và phân tích dự đoán. Với khả năng xử lý và hiểu dữ liệu phi cấu trúc, trích xuất ý nghĩa từ văn bản, hình ảnh và lời nói, thuật toán ML có thể phân tích dự đoán và phát hiện gian lận vượt xa khả năng của con người về tốc độ và độ chính xác.
Siêu tự động hóa (Hyperautomation)
Đây là sự hợp nhất giữa RPA và AI cùng công nghệ Máy học, để tăng cường sự tinh vi của tự động hóa và hỗ trợ con người. Công nghệ lõi là RPA, cùng Máy học, IDP, OCR, NLP, một số nền tảng low-code/no-code và bộ phần mềm quản lý doanh nghiệp thông minh (Intelligent Business Process Management suites – IBPMs). Vì giải pháp này thừa hưởng tất cả những lợi ích đến từ sự kết hợp đa dạng các công nghệ nổi trội nên đây được coi là bước tiến đột phá mà các nhà lãnh đạo hiện đang hướng tới.
Tích hợp tự động hoá với các công nghệ khác
Dữ liệu phi cấu trúc, chẳng hạn như email, tài liệu văn bản và hình ảnh đòi hỏi các công cụ đặc biệt để phân tích và xử lý. Nhận dạng ký tự quang học (OCR) và Xử lý tài liệu thông minh (IDP) nổi lên như một giải pháp cho bài toán xử lý dữ liệu phi cấu trúc. Hai giải pháp này thường được kết hợp với RPA để tạo ra một luồng tự động hóa toàn diện, hướng tới hành trình Hyper Automation.
OCR là công nghệ có khả năng tự động hóa chuyển đổi các tài liệu scan, PDF và hình ảnh thành các văn bản có thể đọc được trên máy. Phần mềm OCR có thể nhận diện đa dạng các bảng chữ cái, số và ký hiệu khác nhau, thường được tích hợp với các ứng dụng khác, chẳng hạn như IDP. IDP là sự kết hợp của OCR với việc học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Là quá trình xử lý tài liệu cuối cùng, IDP không chỉ trích xuất văn bản mà còn có thể hiểu bối cảnh và ý nghĩa trong tài liệu.
Đọc thêm: Xử lý văn bản thời 4.0: “Máy đánh chữ” hay OCR và IDP?
Theo báo cáo PEAK Matrix 2023 của Tập đoàn Everest, akaBot giành danh hiệu Major Contender bởi tầm nhìn cung cấp các sản phẩm RPA và AI dễ tích hợp, tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu. Một trong những điểm mạnh của akaBot được ghi nhận là hệ sinh thái toàn diện tích hợp các công nghệ tiên tiến như IDP. Công nghệ này đã mang đến giải pháp đột phá cho bài toán xử lý tài liệu thủ công, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình back office, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đón đầu làn sóng nhân sự ngành tự động hoá
Ngành tự động hóa đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho các kỹ sư và sinh viên IT. Sự chuyển dịch từ RPA truyền thống sang tích hợp công nghệ và các chuyên môn hóa đặt ra những yêu cầu cao hơn cho nhân sự. Lên kế hoạch sự nghiệp rõ ràng và nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề sẽ là hành trang quý giá để tiến xa.
Tại Việt Nam, Công nghệ kỹ thuật tự động hóa là ngành học phát triển mạnh trong xu hướng 4.0. Để theo kịp với xu hướng này, nhân sự trẻ cần nâng cấp kỹ năng và kiến thức liên quan đến AI, học máy và phân tích dữ liệu. Việc liên tục học hỏi sẽ giúp nhân sự thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của ngành và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Đây là thời điểm lý tưởng để chuẩn bị cho sự nghiệp trong ngành tự động hóa và không bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp tiềm năng trong giai đoạn 2025 – 2030.
akaBot (FPT) cung cấp giải pháp tự động hóa với năng lực và dịch vụ hỗ trợ khách hàng được ghi nhận bởi các tổ chức đánh giá giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới như Gartner Peer Insights, Everest Group, IDC… akaBot hiện đang có 60% lực lượng nhân sự trẻ, mang đến môi trường làm việc năng động, mở ra nhiều cơ hội hợp tác với khách hàng quốc tế và lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng.
Với mục đích hỗ trợ cộng đồng yêu thích công nghệ tự động hóa, akaBot cung cấp nhiều kênh thông tin và học tập:
– Cộng đồng RPA Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/rpavn/
– Akademy: https://akademy.akabot.com/
– Trang akaBot Support: https://akabot.com/vi/lien-he/
Sự phát triển của tự động hoá đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cách chúng ta tiếp cận và ứng dụng công nghệ. Việc kết nối và học hỏi từ những nền tảng và tài nguyên hiện có sẽ mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho những ai đam mê và muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa.
Tham khảo:
Robotic Process Automation Market Size, Share & Trends Analysis Report
Evolution of Process Automation
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!