Toàn Cảnh Công Nghệ SaaS Tại Việt Nam Và Những Dự Đoán Về Thị Trường Trong Tương Lai

SaaS được coi là xu thế mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp tăng cường đẩy mạnh việc chuyển đổi số để phát triển kinh doanh và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Vậy SaaS là gì và đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Cơ hội phát triển của SaaS ở Việt Nam? Tại sự kiện 2022 Korean SaaS day in Viet Nam, ông Bùi Đình Giáp (CEO akaBot) đã đưa ra những nhận định và chia sẻ về thị trường SaaS tại Việt Nam, cũng như đưa ra giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp SMEs.

SaaS là gì?

Theo Gartner, SaaS (Software-as-a-Service) là phần mềm dạng mô hình phân phối dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán đám mây, trong đó nhà cung cấp bên thứ ba mang đến dịch vụ cho người sử dụng qua Internet. Công nghệ này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí bởi với mô hình SaaS, doanh nghiệp không cần cài đặt và chạy các phần mềm trên hệ thống. 

Sự phát triển của SaaS tại thị trường Việt Nam

Theo thống kê từ Statistics, doanh thu ngành SaaS dự kiến đạt 136,30 triệu đô la Mỹ vào năm 2022 và 250,10 triệu đô la Mỹ năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2022-2027 là 12,91%.

Thống kê về doanh thu của SaaS tại thị trường Việt Nam (Nguồn: statista.com)

Tracxn chỉ ra rằng, tính đến năm 2021, đã có tới 533 công ty khởi nghiệp công nghệ SaaS tại Việt Nam. SaaS thường được các nhà cung cấp giải pháp công nghệ sử dụng với mục đích quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý cửa hàng/POS, hỗ trợ khách hàng,…

Cũng theo thống kê từ Tracxn, số lượng doanh nghiệp ứng dụng SaaS tại Việt Nam năm 2021 chiếm 9%. Tuy có quy mô nhỏ nhưng thị trường SaaS Việt Nam lại có tốc độ phát triển rất nhanh. Tại sự kiện 2022 Korean SaaS day in Viet Nam, ông Bùi Đình Giáp (CEO akaBot) đã đưa ra nhận định về thị trường SaaS Việt Nam: “Là một trong 4 quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á về các sản phẩm SaaS, thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới, đặc biệt là giai đoạn 2023 – 2027”.

Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường SaaS tại Việt Nam

Nhu cầu chuyển đổi số tăng cao

Theo báo cáo từ Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD vào năm 2022. Như vậy xu hướng chuyển đổi số hiện nay đã trở thành tâm điểm trong đầu tư của nhiều doanh nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của cuộc cách mạng 4.0 và cuộc cạnh tranh số đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp công nghệ nhỏ gọn, đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng lại tiết kiệm chi phí và công sức hết mức có thể. Công nghệ SaaS mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp là giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược chuyển đổi số.

Cũng tại sự kiện, ông Giáp cho biết: “ Sau Covid-19, các doanh nghiệp luôn cần thích ứng nhanh hơn, vậy nên, họ sẽ hướng đến các sản phẩm  công nghệ có khả năng triển khai nhanh chóng với mức chi phí đầu vào thấp. Trên thị trường, SaaS đang là giải pháp công nghệ tiềm năng, có thể đáp ứng được những nhu cầu ấy của doanh nghiệp.”

Doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam chiếm thị phần lớn

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME – Small and Medium Enterprise) chiếm trên 98%. 

Với những đặc tính vượt trội, SaaS đang được đánh giá là một sản phẩm công nghệ tiềm năng, phù hợp với doanh nghiệp SMEs:

  • SMEs là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, còn hạn chế về ngân sách và nguồn lực. Với mô hình SaaS, doanh nghiệp SMEs không cần cài đặt hay đầu tư cho hệ thống vật lý để chạy phần mềm. Điều đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí, thời gian, nguồn lực rất lớn.
  • Nhà cung cấp SaaS thường xuyên cập nhật phần mềm, tối ưu hóa các tính năng, giúp doanh nghiệp SMEs bắt kịp xu hướng kinh doanh, giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ IT trong doanh nghiệp.

Có thể thấy, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng số lượng doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam như hiện nay, thị trường SaaS sẽ luôn có nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển mạnh mẽ.

Dự đoán tương lai thị trường SaaS tại Việt Nam

Nghiên cứu từ Research and Market cho thấy, tới năm 2025, tốc độ tăng trưởng CAGR của thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trên 18,88%. Là một trong ba mô hình điện toán đám mây bên cạnh IaaS và PaaS, sự phát triển của thị trường điện toán đám mây sẽ kéo theo doanh thu của mảng SaaS tăng trưởng trong tương lai.

Theo báo cáo của Nextrans (2021), SaaS nằm trong top 5 lĩnh vực được tài trợ cao nhất tại Việt Nam năm 2021. Điều đó cho thấy mặc dù quy mô thị trường nhỏ nhưng đây lại là một lĩnh vực đầu tư tiềm năng, đặc biệt là sau khi nhu cầu sử dụng dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây gia tăng sau đại dịch COVID-19.

RPAaaS  – một sản phẩm RPA dạng SaaS được nhận định là một giải pháp tiềm năng bởi nhu cầu tự động hóa cao của nhiều doanh nghiệp Việt, đặc biệt các ngành sản xuất, tài chính cần tập trung đẩy mạnh tự động hóa để đẩy nhanh tốc độ vận hành và tiết kiệm chi phí. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã và đang tích cực tập trung vào việc phát triển các sáng kiến và ban hành luật để đẩy nhanh quá trình tự động hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và tăng cường tốc độ công nghiệp hóa. 

RPAaaS là giải pháp công nghệ nhỏ gọn, dễ cài đặt và sử dụng, cho phép mở rộng dự án tự động hóa một cách nhanh chóng mà không phụ thuộc quá nhiều vào đội ngũ IT của doanh nghiệp. Giải pháp này là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp thu về hiệu quả trong thời gian ngắn, hoàn vốn nhanh chóng với mức đầu tư hợp lý.

Tại sự kiện 2022 Korean SaaS day in Viet Nam, ông Giáp cũng đã giới thiệu về UBot thuộc hệ sinh thái sản phẩm từ akaBot (FPT Software), là một trong những nền tảng RPAaaS đi đầu tại Việt Nam. Sở hữu ưu thế của một giải pháp SaaS, UBot đã đồng hành cùng 2.000 doanh nghiệp, giúp khách hàng tiết kiệm 40% chi phí vận hành và đảm bảo kinh doanh không gián đoạn. 

Để tìm hiểu chi tiết hơn về ứng dụng và những lợi ích mà giải pháp SaaS (UBot) của akaBot, doanh nghiệp vui lòng tìm kiếm thông tin tại https://ubot.vn/ 

Tham khảo

Definition of Software as a Service (SaaS)

Saas Startups In Vietnam

Digital Economy Growth Among Highest In Southeast Asia

Top 5 Advantages of Software as a Service (SaaS)

The Benefits of SaaS: How On-Demand Software is Helping Small Businesses Think Big

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp lớn cho nền kinh tế

Why Vietnam – A potential market for SaaS after the wave of COVID-19 pandemic

Robotic Process Automation-as-a-Service (RPAaaS): benefits, use cases and solutions

Tự động hóa là một trong những lĩnh vực công nghệ cần được ưu tiên phát triển

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.