Tổng Hợp Xu Hướng Công Nghệ Khối Ngân Hàng Bán Lẻ Việt Nam 2022

Theo Vietnam Report, trong giai đoạn “bình thường mới” hậu Covid-19, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ hình thành 5 xu hướng phát triển, cụ thể gồm có: Xu hướng chuẩn hóa và M&A (mua bán & sáp nhập), ngân hàng mở (open banking), ngân hàng trên đám mây, bán chéo sản phẩm tài chính ngân hàng, hợp tác cùng fintech, big tech. Tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ 2021 diễn ra vào ngày 25/03/2022 vừa qua, các ngân hàng và công ty công nghệ đã cùng tham gia thảo thuận, tổng hợp các xu hướng quan trọng và vẽ lên tương lai của ngân hàng bán lẻ trong năm 2022 với sự hỗ trợ của công nghệ.

5 xu hướng công nghệ hình thành trong giai đoạn “bình thường mới” của khối ngân hàng bán lẻ

Xu hướng chuẩn hóa và M&A

M&A (Merger & Aquisition –  Mua bán & Sáp nhập) trong ngân hàng đã được đề cập đến ở nhiều tài liệu khác nhau trong luật Việt Nam. Theo dự đoán của ngân hàng HSBC, xu hướng M&A sẽ trở nên sôi động trong ngành ngân hàng Việt Nam trong một vài năm tới, thu hút nhiều nhà đầu tư là các tập đoàn nước ngoài. Các ngân hàng đang nỗ lực tiêu chuẩn hóa sau khi tham gia một loạt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để hệ thống ngân hàng trở nên tương thích với hệ thống tại các nước khác. 

Về phía chính phủ, đã có nhiều quy chế, nghị định, các hành lang pháp lý đang dần được hoàn thiện nhằm tọa điều kiện cho xu hướng M&A phát triển. Cụ thể là Quyết định 1963/QĐ-NHNN ban hành Chương trình hành động của ngành ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021- 2025, cùng yêu cầu giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng quốc doanh theo Chiến lược Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Ngân hàng mở (Open Banking)

Ngân hàng mở là hoạt động các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng cung cấp quyền cho bên thứ ba – các nhà cung cấp dịch vụ tài chính – truy cập các dữ liệu vào ngân hàng tiêu dùng, giao dịch, và dữ liệu tài chính khác để phát triển các dịch vụ tài chính phù hợp với khách hàng của họ. Theo nhận định của OCB tại Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ 2021 vào ngày 25/03/2022, kỷ nguyên chuyển đổi số và mô hình hoạt động Open Banking là xu thế tất yếu trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong Open Banking, mô hình Banking-as-a-Service (BaaS) là một thành tố quan trọng. Cũng theo Mambu Vietnam tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ 2021, nhu cầu về tài chính nhúng (embedded finance) đang có xu hướng tăng, và do đó mô hình BaaS đang nhận được sự quan tâm lớn từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ.

Ngân hàng trên đám mây

Ngân hàng Nhà nước trong 2 năm vừa qua đã hoàn thiện các chủ trương, định hướng, hành lang pháp lý tạo điều kiện cho xu hướng thanh toán không tiền mặt (TTKTM) phát triển như: Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển TTKDTM tại

Việt Nam, hay Quyết định 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 về đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Tháng 12/2018, NHNN trong “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030” đã xác định mục tiêu đến năm 2025 có 60% ngân hàng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, phấn đấu tăng tỉ lệ này lên 100% vào năm 2030.

Theo BPC Banking Technologies tại Vietnam Retail Banking Forum 2021, điện toán đám mây đã trở thành một xu hướng quan trọng giúp gia tăng hiệu quả quản trị và trải nghiệm khách hàng. Các ngân hàng và tổ chức tài chính đang có sự thay đổi trong phương thức lựa chọn mô hình hoạt động. Thay vì đầu tư 9% chi phí cho mua phần mềm nhưng phải chịu nhiều gánh nặng về tùy chỉnh và triển khai, phần cứng, nhân lực CNTT, bảo trì và đào tạo, các ngân hàng có thể đầu tư vào điện toán đám mây với 68% chi phí đăng ký, nhưng áp lực về triển khai thực hiện, tùy chỉnh, đào tạo giảm đi rất nhiều, gánh nặng về chi phí liên tục cũng không còn. Điện toán đám mây không còn là câu chuyện hão huyền, đầy rủi ro, chỉ phù hợp cho các fintech và giải pháp ngân hàng lõi (core banking).

Bán chéo sản phẩm tài chính ngân hàng

Bán chéo hay cross-selling là việc bán sản phẩm, dịch vụ bổ sung hoặc liên quan cho khách hàng hiện tại. Tại Việt Nam, xu hướng cross-selling trong ngân hàng phát triển mạnh mẽ với việc hợp tác của các ngân hàng với các công ty bảo hiểm, hay Bancassurance. Trong mùa dịch Covid-19 năm 2021, các hợp đồng bancassurance đã mang về cho các ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng phí thu trước. 

Chứng khoán SSI dự đoán, thị trường bancassurance  sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022, trở thành yếu tố giúp các ngân hàng tăng trưởng thu nhập. Ngoài các nhà băng đã “nhảy” vào thị trường từ sớm và thu về nguồn doanh thu ấn tượng như Sacombank, MSB, VPBank, VietBank…, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều thương vụ khác từ các ngân hàng lớn như HDBank, LienVietPostBank, hay những kỳ vọng về các hợp đồng bancassurance được gia hạn (Techcombank và VPBank tiếp tục hợp tác cùng Manulife và AIA).

Liên kết hợp tác với fintech, big tech

Nếu như trước đây, fintech được coi là đối thủ mà các ngân hàng phải vượt qua, thì giờ đây, các nhà băng và các công ty công nghệ tài chính lại chọn cách bắt tay hợp tác để tận dụng lợi thế của nhau và cùng phát triển. Dễ thấy, sự ra đời và phát triển của các fintechs đã thúc đẩy các ngân hàng truyền thống mở rộng giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking, mạng xã hội,… Một số thương vụ hợp tác có thể kể đến như VIB cùng Weezi cho ra đời MyVIB Keyboard hay Techcombank cùng Fastacash ra mắt ứng dụng F@st Mobile, cho phép chuyển tiền qua mạng xã hội. Theo ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, NHNN sẽ thúc đẩy 1 hệ sinh thái giữa ngân hàng với fintech và các công ty cung cấp giải pháp. 

Đọc thêm: 5 Bài Học Từ Năm 2021: Con Đường Dẫn Đến Thành Công Cho Ngân Hàng Bán Lẻ Việt Nam

Các ngân hàng cũng có cơ hội tiếp cận và làm việc nhiều hơn với các công ty công nghệ lớn. Tại Việt Nam, việc liên kết hợp tác với các bigtech gồm Amazon, Apple, Google, Facebook của các nhà băng chưa quá phổ biến, tuy nhiên, cơn sóng hợp tác cùng các công ty công nghệ tiên phong, trong đó có akaBot lại vô cùng phát triển. 

Cũng tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ 2021 vừa qua, akaBot là một trong những đơn vị tham gia phiên thảo luận đề xuất giải pháp công nghệ góp phần nâng cao khả năng thích ứng, sáng tạo của ngân hàng giai đoạn “bình thường mới”. akaBot đã đề xuất mô hình Tech-Retail Banking, vẽ ra viễn cảnh của ngân hàng bán lẻ trong tương lai với công nghệ đi sâu vào từng mắt xích vận hành. Trong mô hình này, quy trình tự động hóa sử dụng công nghệ RPA nắm vị trí trung tâm, cốt lõi, được tích hợp cùng các gaiir pháp công nghệ thông minh, bao gồm IDP (công nghệ xử lý văn bản thông minh), Machine Learning, AI, Process/ Task Mining,… Hệ thống nhờ đó có năng lực nhận định, đánh giá, kết nối cùng các quy trình tự động hóa khác để xây dựng một chuỗi vận hành ưu việt, toàn diện. Đây cũng chính là định hướng hyperautomation – một trong 10 xu hướng công nghệ chiến lược do Gartner bình chọn, mà akaBot hướng tới. 

Hệ sinh thái giải pháp từ akaBot tham gia sâu rộng vào các quy trình, bộ phận tại ngân hàng

akaBot cũng đã xây dựng hệ sinh thái giải pháp công nghệ đa dạng, giải quyết sâu rộng các vấn đề của ngân hàng với nền tảng RPA akaBot, giải pháp xử lý hoá đơn tự động với giải pháp UBot Invoice, giải pháp tổ chức Đại hội đồng cổ đông trực tuyến UBot Meeting, giải pháp đo lường và tối ưu SLA TimeKeeper. Hệ sinh thái này tham gia vào các quy trình trong khối front-office, back-office và cả tầng sâu vận hành tại Automation CoE và Operation CoE. 

Để tìm hiểu thêm về giải pháp siêu tự động hóa – hyperautomation cho ngành tài chính – ngân hàng, vui lòng truy cập: https://akabot.com/vi/ngan-hang-tai-chinh/ 

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.