Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng lập trình viên trong những năm gần đây. Câu hỏi được đặt ra không còn là “RPA là gì” nữa, mà là “Làm thế nào để hoàn thiện Bot ở mức tốt nhất?”. Dù bạn mới bắt đầu tìm hiểu về RPA, hay là một RPA developer junior, hoặc đã có kinh nghiệm nhất định, 4 lưu ý mang tính quyết định sau đây có thể giúp bạn nâng cao chất lượng hoàn thiện sản phẩm của mình.
Là RPA Developer tại akaBot với bề dày kinh nghiệm “thực chiến”, bạn Minh Hiếu chia sẻ 4 điểm quan trọng mà các developer cần chú trọng gồm:
- Exception Handling là tất cả
- Log luôn là bạn
- Nhóm các bước, và tổ chức logic của bạn
- Testing và testing
#1. Exception Handling là tất cả
Hãy nhớ “Mọi thứ đều có thể bị phá vỡ!”. Code của bạn chạy không chính xác là điều khá bình thường vì không phần mềm nào là hoàn hảo cả. Đó là lí do chúng ta cần đến Exception Handling – hãy đặt câu hỏi “Nếu?”.
- Nếu định dạng ngày sai.
- Nếu không thể tìm được một Element nào đó.
- …
Dự liệu trước giúp bạn không mất cả ngày tìm lỗi hoặc cho quy trình chạy lại trong tương lai, đó là mục đích của Exception Handling. Để tránh robot lỗi của bạn chiếm dụng tài nguyên, ảnh hưởng đến những robot chạy sau nó hoặc thậm chí cản trở cả quy trình, hãy chuẩn bị cho những trường hợp lỗi gửi mail, thông báo, chạy lại, hay dừng, v.v…
#2. Log luôn là bạn
Ở mục đầu tiên, chúng ta đã bàn về cách để tránh rủi ro không đáng có khi xảy ra lỗi. Nhưng nếu bot bị một lỗi chưa xác định nào đó và chạy đến 10 tiếng thì bạn không còn cách nào khác ngoài sửa nó. Đây là lúc bạn cần kiểm tra lại quy trình trên log để tìm ra điểm sai khác với thiết kế.
Bên cạnh đó, hãy ghi nhớ những điểm sau:
- Tin tưởng vào tính xác thực của log, ghi ra những biểu hiện của quy trình thay vì những dòng vô nghĩa như “Run”, “Ok”…
- Phân loại log theo level – Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi xảy ra lỗi.
- Xóa chúng sau một thời gian nhất định, để tránh đầy dung lượng ổ cứng.
#3. Nhóm các bước, và tổ chức logic của bạn
Đây là giai đoạn viết tài liệu, các yêu cầu về quy trình tự động của khách sẽ được mô tả trong Tài liệu mô tả quy trình (Process Definition Document hay PDD). Sự mạch lạc trong PDD sẽ là Xây dựng một robot không giống như code trong C++ hoặc Java. Mặc dù có nhiều trường hợp bạn phải viết các khối, hàm, nhưng đa số robot được phản ánh với quy trình logic về mặt business. Vì vậy, hãy nghiền ngẫm thật kỹ Tài liệu thiết kế (PDD), gộp các bước liên quan với nhau, đồng thời sử dụng flowchart và sequence một cách hợp lý. Bạn sẽ có 1 bot hoàn chỉnh, dễ dàng nâng cấp, sửa đổi sau này. Việc tham khảo REF cũng rất hữu ích cho quá trình này.
#4. Testing và testing
Điều quan trọng nhất với bot là khả năng hoạt động thực tế. Khi phát triển robot, hãy cố gắng test nhiều nhất có thể. Điều này giúp bạn kiểm tra robot của mình, phát hiện ra những lỗi không lường trước, cũng như hiểu thêm về quy trình bạn đang phát triển và cải tiến.
Lưu ý này đặc biệt quan trọng ở môi trường doanh nghiệp vì robot không thể bị sửa quá nhiều trong quá trình vận hành phục vụ khách hàng.
Để hoàn thiện kỹ năng của một RPA developer, bạn có thể tham khảo các khoá học về RPA và nền tảng akaBot tại Akademy. Bạn cũng có thể tham gia RPA Vietnam Community để hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc liên quan tới RPA.
Cùng khám phá thêm những thông tin hữu ích về công việc RPA Developer và các vị trí khác với Hành Trình Nhập Môn RPA – Cuốn e-book dành riêng cho những “người ngoại đạo” yêu thích và muốn thử sức với ngành RPA, đúc kết những kinh nghiệm thực chiến từ chính đội ngũ nhân sự tại akaBot. Download e-book ngay!
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!