Tự động hóa dịch vụ ngân hàng đang được triển khai ngày một mạnh mẽ và phổ biến hơn. Việc vận dụng công nghệ hứa hẹn mang đến cho ngân hàng cơ hội tối ưu hóa nguồn lực và có những đánh giá khách quan về hiệu quả quy trình nghiệp vụ. Vậy bạn hiểu thế nào là tự động hóa dịch vụ ngân hàng và các giải pháp phổ biến nhất là gì, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn!
1. Vai trò của tự động hoá trong ngành ngân hàng
Tự động hóa trong ngành ngân hàng có nghĩa là các công việc do một giao dịch viên trực tiếp thao tác thủ công sẽ được triển khai tự động với sự hỗ trợ của AI và công nghệ điện toán.
Có hai cấp độ của tự động trong ngành ngân hàng, từ cơ bản nhất đến phức tạp:
- Ở cấp độ cơ bản, tự động hóa ngân hàng được ví như một máy đếm tiền tự động, có chức năng đếm nhanh chóng và chính xác số tiền, không cần sự can thiệp của con người. Tính năng này cho phép nhân viên giao dịch tập trung hơn vào các nhiệm vụ khó hơn, đồng thời cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm nhanh chóng hơn.
- Ở cấp độ phức tạp, tự động hóa trong ngành ngân hàng có thể bao gồm AI và một loạt các công nghệ điện toán để tự động hóa hầu hết các nhiệm vụ tại ngân hàng. Ví dụ, một vài chi nhánh của Bank of America đã thao tác tự động hoàn toàn với một nhân viên trực trên Facetime để trả lời câu hỏi.
Tự động hóa dịch vụ ngân hàng đang dần trở nên phổ biến hơn. Các thống kê chỉ ra rằng hiện nay, 75% các hoạt động giao dịch có thể được tự động hóa; 40% báo cáo, lập kế hoạch và các công việc chiến lược khác có thể tự động hóa; 60% công ty dịch vụ tài chính đã sử dụng AI và RPA…
Điều này đồng nghĩa với việc những ngân hàng chấp nhận thay đổi có cơ hội lớn để thành công. Và ngược lại, những ngân hàng không thay đổi có nguy cơ sẽ bị tuột lại phía sau.
2. Lợi ích của tự động hoá dịch vụ ngân hàng
Nắm vai trò quan trọng trong việc giúp các ngân hàng phát triển râu rộng hơn, tự động hoá còn mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực như:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Vận dụng tự động hóa trong ngân hàng đồng nghĩa với việc máy móc sẽ thay thế con người đảm nhận các nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại. Điều này sẽ giảm sai sót và có tính liên tục hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Giờ đây, thay vì thực hiện những tác vụ thủ công, nhân viên sẽ có thể tập trung vào công việc mang lại giá trị cao như quan hệ khách hàng, đổi mới và phát triển sản phẩm.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Các hệ thống tự động có thể gửi bảng khảo sát để thu thập dữ liệu về mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó phân tích dữ liệu và giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định, kế hoạch cải thiện trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, vận dụng tự động hóa dịch vụngân hàng giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên từ đó cũng giúp cải thiện sự tương tác giữa họ và khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí: Khi vận dụng tự động hóa, hệ thống có thể xử lý các nghiệp vụ văn phòng có tính lặp đi lặp lại, không cần đến sự can thiệp của con người. Thế nên, giải pháp tự động hóa sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được những khoản chi khác như tiền tăng ca, tiền thuê nhân sự mới nếu khối lượng công việc tăng.
- Giảm rủi ro, tăng tuân thủ: Tự động hóa giúp củng cố các giao thức bảo vệ danh tính và an ninh mạng đã có sẵn hoặc bổ sung các bước khác khi cần thiết. Ví dụ, ngân hàng có thể đóng băng tài khoản bị xâm phạm trong vài giây hoặc theo dõi nhanh các bước thủ công để điều tra gian lận. Với điện toán đám mây, việc xác định và phân tích rủi ro trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Xử lý dữ liệu thời gian thực: Các ngân hàng có thể sử dụng những thuật toán để theo dõi mẫu chi tiêu, nhu cầu và sở thích cụ thể của khách hàng. Từ nguồn dữ liệu này, họ có thể tạo và cung cấp các chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Thực tế cho thấy, lợi tức đầu tư có thể tăng từ 15 – 20% thông qua cải tiến hiệu quả và cá nhân hóa.
3. Thách thức trong việc áp dụng tự động hóa dịch vụ ngân hàng
Việc vận dụng tự động hóa trong ngành ngân hàng rõ ràng sẽ mang lại những lợi ích đáng mơ ước. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không thể diễn ra một cách thuận lợi bởi vẫn còn những thách thức được đặt ra trước mắt, bao gồm:
- Khó khăn trong việc tối ưu hoá hệ thống: Do ngành ngân hàng có nhiều dữ liệu cấu trúc, logic nghiệp vụ phức tạp hơn các doanh nghiệp khác.
- Chi phí cao: Thống kê từ Forbes cho thấy, khoản chi phí đầu tư vào các giải pháp công nghệ tự động hoá dịch vụ ngân hàng có thể tiêu tốn đến 10% ngân sách hàng năm của doanh nghiệp. Vì thế, đây là thách thức mà mọi ngân hàng khi muốn tối ưu, áp dụng tự động hoá cần phải đương đầu.
- Sự hài lòng của khách hàng: Nhiều khách hàng lo lắng rằng việc áp dụng tự động hoá khai thác dữ liệu khó đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu cho họ. Đây cũng là một thách thức mà các ngân hàng cần chú ý. Khi thiết kế quy trình, ban lãnh đạo cần có mục tiêu và con đường rõ ràng để tiếp nhận, thực hiện phản hồi của khách hàng nhằm giảm thiểu các điểm xung đột.
4. Những nghiệm vụ ngân hàng có thể ứng dụng tự động hoá
Tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong ngành ngân hàng là điều không thể phủ nhận. Các ngân hàng có thể linh hoạt ứng dụng tự động hóa trong các nghiệm vụ dưới đây để tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ:
Tự động hóa dịch vụ khách hàng
Nghiệp vụ này bao gồm trung tâm cuộc gọi, phản hồi yêu cầu trên web và trò chuyện trực tuyến. Vận dụng tự động hóa dịch vụ ngân hàng trong nghiệp vụ này có thể giúp giải quyết lượng dữ liệu khổng lồ. Từ đó tạo ra sự khác biệt giữa ngân hàng với đối thủ về tốc độ, tính minh bạch, tính năng sản phẩm và chất lượng dịch vụ.
Tự động hóa khoản chi
Nghiệp vụ này bao gồm một chuỗi các giao dịch với nhiều quy trình khác nhau. Thay vì tốn hàng giờ để nhân viên lặp đi lặp lại một công việc, với việc vận dụng tự động hóa sẽ giúp giải phóng họ khỏi những công việc đó. Từ đó, họ sẽ có thời gian xử lý các công việc mang lại giá trị cao hơn.
Tự động hoá khối back office ngân hàng
Khối back office ngân hàng thường có các chức năng nhân sự, quản trị, tài chính tập trung và IT giúp thực hiện các giao dịch. VIệc vận dụng tự động hóa dịch vụ ngân hàng cho phép robot xử lý lượng công việc tẻ nhạt, từ đó giúp tăng hiệu suất, hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhân sự.
5. Các giải pháp tự động hoá tối ưu cho ngân hàng
Việc vận dụng tự động hóa dịch vụ ngân hàng hứa hẹn mang đến cho họ những hiệu quả tích cực bước đầu, chẳng hạn tăng năng suất, giảm thiểu chi phí, có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Các giải pháp tự động hóa tối ưu cho ngân hàng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
5.1. RPA (tự động hóa quy trình bằng robot)
Đây là giải pháp giúp ngân hàng có thể giảm chi phí, cải thiện tốc độ và độ chính xác trong hoạt động nội bộ. RPA còn có khả năng cải thiện tốc độ của nghiệp vụ văn phòng bằng cách giảm bớt hoặc loại bỏ những tác vụ thủ công. Thông thường, RPA phù hợp cho nhóm ngân hàng có khối lượng tác vụ lớn, lặp đi lặp lại và có thể xuất thành tệp dữ liệu.
5.2. Intelligent Data Processing (IDP)
Đây là giải pháp kết hợp giữa AI cùng RPA và OCR để thu thập và xử lý thông tin đầu cuối. Các ngân hàng thường vận dụng IDP trong việc xử lý biểu mẫu, tài liệu thế chấp, đơn xin tín dụng, v.v. Với IDP, ngân hàng có thể dễ dàng vạch ra những hướng phát triển đúng với mục tiêu ban đầu.
5.3. Chatbot
Với Chatbot, khách hàng có thể nhận được câu trả lời nhanh chóng về các câu hỏi thường gặp. Đồng thời, họ cũng sẽ nhận được những hỗ trợ giao dịch đơn giản. Việc vận dụng tự động hóa nghiệp vụ ngân hàng với Chatbot hứa hẹn mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh chóng, hữu ích và dễ dàng.
5.4. Data quality
Đưa ra được cái nhìn toàn diện về khách hàng là điều quan trọng, dù việc thống nhất và duy trì dữ liệu tổng thể à thách thức của bất kì ngân hàng nào. Để thực hiện điều này, ngân hàng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của kỹ thuật số để tổng hợp dữ liệu, cung cấp chế độ xem tổng quan khách hàng trên các nguồn thông qua lớp lập trình tự động, từ đó duy trì chất lượng dữ liệu.
5.5. Link analysis
Đây là giải pháp tự động hóa dịch vụ ngân hàng có lợi cho việc điều tra, nghiên cứu và đánh giá. Giải pháp giúp cung cấp cho ngân hàng tầm nhìn nhất quán về các mối quan hệ giữa khách hàng và các tài khoản bên trong và bên ngoài tổ chức. Việc này sẽ giúp ngân hàng đưa ra các đánh giá về khách hàng thông qua việc kết hợp dữ liệu từ các nguồn liên quan.
Với con số thống kê chỉ ra rằng có 60% công ty dịch vụ tài chính đã sử dụng AI và RPA, có thể thấy cuộc đua chuyển đổi số trong ngành đã thật sự bắt đầu. Nếu không muốn bị lùi hơn so với đối thủ, các ngân hàng cần vạch ra chiến lược chuyển đổi số phù hợp, cùng với đó là những giải pháp tự động hóa dịch vụ ngân hàng thích hợp nhất.
Đặc biệt, việc vận dụng RPA trong các nghiệp vụ ngân hàng mang lại nhiều lợi ích hơn những gì có thể mong đợi. Tại Việt Nam, akaBot tự hào là bạn đồng hành cùng các ngân hàng trong công cuộc chuyển đổi số với sản phẩm Tự động hóa Quy trình Robot (RPA).
Gần 4 năm ra mắt, akaBot đã đồng hành cùng các tên tuổi lớn trong ngành tài chính ngân hàng như Mizuho, HSBC, Vietcombank, BIDV, TPBank với giải pháp ‘may đo’ phù hợp với từng đơn vị. Vinh dự hơn, sự kết hợp giữa akaBot và TPBank đã giúp ngân hàng này đạt giải thưởng “Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam” năm 2021 từ The Asian Banker.
Để tìm hiểu thêm về tự động hoá dịch vụ ngân hàng – tài chính bằng giải pháp RPA, vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ ngay hotline +84 (24) 3 768 9048.