Tự Động Hoá Quy Trình Chuỗi Cung Ứng | Cơ Hội Và Thách Thức

Tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng là một khái niệm không còn quá mới mẻ, đặc biệt sau COVID-19. Nhu cầu và hành vi khách hàng thay đổi – họ cần được phục vụ tận tình hơn, giao hàng nhanh hơn, cần theo dõi hành trình đơn hàng của mình, cần sự minh bạch và linh hoạt khi đổi trả… Chính vì vậy, tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng là cần thiết nếu các doanh nghiệp muốn giữ vị trí đầu trong lĩnh vực của mình. 

1. Tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng là gì?

Tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng là việc ta sử dụng các công nghệ thông minh như AI (trí tuệ nhân tạo), ML (học máy) hay RPA (tự động hóa quy trình bằng robot)… để nâng cao hiệu quả quy trình, tổ chức quy trình trong hoạt động của chuỗi cung ứng được tốt hơn và tối ưu chi phí vận hành. 

Tự động quá quy trình chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh
Tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh

Hiện nay, tự động hóa chuỗi cung ứng và tự động hóa logistics thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này khác biệt, cụ thể: 

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, là trung gian để kết nối nhiều hoạt động như sản xuất, cung ứng và vận chuyển đến tay khách hàng. Logistics bao gồm: vận tải hàng hóa, quản lý kho bãi, vật liệu, tàu, xử lý đơn hàng, quản lý tồn kho… Nói chung, logistics như một người làm “hậu cần” chịu trách nhiệm đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành trơn tru và đạt hiệu suất tốt nhất. 

Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) tập trung nhiều hơn vào việc làm sao để phối hợp nhiều bên trong mạng lưới chuỗi cung ứng (ví dụ như: các nhà cung cấp, công ty, người dùng …) và đạt được những mục tiêu mà các công ty đề ra. 

Quản lý chuỗi cung ứng có nhiều hoạt động hơn và phức tạp hơn nhiều
Quản lý chuỗi cung ứng có nhiều hoạt động hơn và phức tạp hơn nhiều

2. Lợi ích khi tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng

Nói về tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng, Lisa Anderson, người sáng lập của LMA Consulting Group chia sẻ: “Tự động hóa đang trở thành xu hướng dù chúng ta có muốn hay không… Khách hàng mong đợi dịch vụ vận chuyển thần tốc, khả năng truy cập và theo dõi 24/7, sự linh hoạt tối đa để được thay đổi vào phút chót và khả năng hoàn trả dễ dàng.”

Tự động hóa khiến việc quản lý chuỗi cung ứng dễ dàng hơn rất nhiều
Tự động hóa khiến việc quản lý chuỗi cung ứng dễ dàng hơn rất nhiều

Một số lợi ích khi tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng có thể kể đến: 

  • Tự động hóa các tác vụ thủ công: Quy trình chuỗi cung ứng có rất nhiều các công việc có thể tự động hoá như: xử lý hóa đơn, lệnh giao hàng, biên nhận tại bến tàu, vận tải đơn (vận đơn đường biển, đường hàng không, đường sắt …). Khi doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa, sẽ rút ngắn thời gian xử lý các công việc này, góp phần nâng cao hiệu quả.
  • Tăng tính minh bạch và khả năng hiển thị của các hoạt động: Khi ứng dụng tự động hóa, doanh nghiệp có thể tạo nên một nền tảng chung kết nối tất cả hệ thống. Điều này tạo ra sự minh bạch, mang đến dữ liệu thời gian thực cho nhân viên, giúp họ nắm được thông tin quan trọng để đưa quyết định chính xác. Không những vậy, khách hàng cũng sẽ được theo dõi quá trình vận chuyển của đơn hàng, từ đó sẽ tin tưởng và hài lòng hơn. 
  • Tăng khả năng ứng phó với các vấn đề: Năm 2020, một điều chúng ta không bao giờ ngờ tới đã đến và thay đổi hoàn toàn tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống – đại dịch COVID. Việc sử dụng các công nghệ tự động hóa không xâm lấn vào hệ thống công nghệ thông tin sẵn có giúp cho quy trình triển khai dễ dàng, nhanh chóng, mang đến cho doanh nghiệp khả năng thích ứng ngay lập tức. 
  • Đảm bảo luôn đáp ứng các tiêu chuẩn: Do COVID, việc một tổ chức phải làm sao để giảm thiểu rủi ro và tuân thủ các quy định về đồ bảo hộ, giãn cách… mang đến rất nhiều khó khăn. Lúc này việc ứng dụng công nghệ tự động hóa có thể cải thiện những rủi ro, sai sót và góp phần quản lý chuỗi cung ứng tổng thể. 
Nhân viên cũng sẽ hài lòng hơn với công việc nếu như các tác vụ thủ công được tự động hóa
Nhân viên cũng sẽ hài lòng hơn với công việc nếu như các tác vụ thủ công được tự động hóa

3. Tự động hoá chuỗi cung ứng có thách thức không?

Tự động hóa chuỗi cung ứng có thể mang đến rất nhiều lợi ích, tuy nhiên, ta cũng không thể không nhắc đến những thách thức có thể xảy ra. Việc lường trước các thách thức sẽ giúp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt, tối ưu hơn. Một số thách thức có thể kể đến:

  • Yêu cầu chuẩn hoá thông tin, dữ liệu đầu vào/quy trình quản lý hiện có: Ứng dụng tự động hóa, tuy không xâm lấn vào cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có của doanh nghiệp, cũng mang đến một số thay đổi nhất định về quy trình. Thêm vào đó, quy trình trong chuỗi cung ứng luôn phức tạp, có thể làm tăng chi phí triển khai công nghệ tự động hóa và thậm chí gây gián đoạn vận hành. 
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Chi phí trung bình dành cho một robot công nghiệp mới lên đến 80,000 USD, và nếu doanh nghiệp chưa hoàn toàn chắc chắn vào tác dụng của tự động hóa, một khoản đầu tư lớn như vậy có vẻ chưa hoàn toàn xứng đáng. Tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng cũng bao gồm sự kết hợp với AI, và 74% lãnh đạo quan tâm đến việc doanh nghiệp sẽ cần chi thêm bao nhiêu so với mức chi hiện tại để ứng dụng AI trong các quy trình của họ. 
Các giám đốc điều hành phải tính toán rất kỹ trước khi đưa ra quyết định tự động hóa
Các giám đốc điều hành phải tính toán rất kỹ trước khi đưa ra quyết định tự động hóa

4. Những quy trình có thể tự động hóa trong chuỗi cung ứng

Về cơ bản, tự động hóa đơn giản là xác định nhiệm vụ nào đang lặp lại, gây tốn thời gian, tiềm ẩn nhiều sót và khiến các nhiệm vụ này trở nên tự động. Quy trình chuỗi cung ứng đầy rẫy các tác vụ có hướng quy trình, lặp đi lặp lại dễ xảy ra lỗi. Trong đó có 3 quy trình phổ biến có thể áp dụng tự động hóa: 

Tự động hoá back-office 

Trong các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng có rất nhiều tài liệu khác nhau như các loại hóa đơn, lệnh giao hàng, biên nhận tại bến tàu, vận tải đơn… cần lưu trữ và xử lý. Tuy nhiên việc xử lý truyền thống đang cho thấy rõ các nhược điểm mất thời gian, dễ sai sót và nhàm chán.

Khi tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng, OCR có thể được áp dụng để đọc tài liệu, song song là các bot thu thập dữ liệu, phân loại tài liệu và gửi tài liệu đến những người liên quan. Nhờ vậy, các tác vụ back-office sẽ được xử lý nhanh chóng và ít sai sót hơn, đồng thời chủ doanh nghiệp cũng không cần quá nhiều nhân viên cho nhiệm vụ này, giúp tiết kiệm chi phí. 

Các nhân viên sẽ không còn cần nhập thủ công tất cả dữ liệu.
Các nhân viên sẽ không còn cần nhập thủ công tất cả dữ liệu.

Tự động hoá vận chuyển

Xe tải tự vận hành hay máy bay không người lái với sự hỗ trợ của các công nghệ tự động hóa, sẽ được quản lý dễ dàng và hỗ trợ rất nhiều trong các hoạt động vận tải.

 Một ví dụ có thể kể đến là Nuro – công ty khởi nghiệp từ Mỹ, đã thiết kế loại xe giao hàng cùng tên. Xe Nuro được thiết kế để giao hàng hóa, không có ghế hành khách mà không gian được tối ưu để chứa hàng. Nuro đã được ứng dụng bởi một số nhà bán lẻ tạp hóa lớn như Kroger, Walmart hay chuỗi nhà hàng nổi tiếng Domino’s Pizza. Nhờ có Nuro, những công ty này không còn phải đau đầu với những công việc lẻ tẻ liên quan tới giao hàng. 

Nuro được vận hành bởi AI, giúp giải phóng con người khỏi các đầu việc “lặt vặt” như giao hàng, thực hiện các quy tắc phòng dịch …
Nuro được vận hành bởi AI, giúp giải phóng con người khỏi các đầu việc “lặt vặt” như giao hàng, thực hiện các quy tắc phòng dịch …

Tự động hóa kho hàng

Tự động hóa có thể hỗ trợ công việc lập kế hoạch cung/cầu và quản lý hàng tồn kho trong hoạt động kho hàng. Rất nhiều công việc trong quản lý kho hàng như: kiểm kê, nhập hàng, xuất hàng, quản lý hàng tồn kho… khi được tự động hóa sẽ mang đến lợi ích giúp trạng thái kho hàng luôn được cập nhật nhanh chóng, chính xác theo thời gian thực.

Các hoạt động kho hàng truyền thống tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng với tự động hóa, các hoạt động này sẽ được tiến hành nhanh hơn, hiệu quả hơn. 
Các hoạt động kho hàng truyền thống tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng với tự động hóa, các hoạt động này sẽ được tiến hành nhanh hơn, hiệu quả hơn. 

5. RPA – Giải pháp hàng đầu trong tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng

Tự động hóa quy trình bằng robot – RPA là ứng dụng phần mềm có thể dễ dàng được lập trình, hỗ trợ tự động hóa các tác vụ cơ bản. RPA giữ vai trò như một trợ lý số, giúp thực hiện các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại, nhàm chán, dễ sai sót và ngốn thời gian của nhân viên. 

Các doanh nghiệp dần chuyển từ làm việc thủ công sang sử dụng giải pháp tự động hóa quy trình bằng robot
Các doanh nghiệp dần chuyển từ làm việc thủ công sang sử dụng giải pháp tự động hóa quy trình bằng robot

Trong quản lý chuỗi cung ứng, RPA giúp giảm chi phí, đảm bảo vận hàng không gián đoạn, cải thiện trải nghiệm của cả nhân viên và khách hàng. Nói chung, những tác động của RPA trong chuỗi cung ứng mang lại những ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của doanh nghiệp. 

Tìm hiểu chi tiết hơn về RPA trong chuỗi cung ứng tại đây

akaBot ra đời vào quý 2 năm 2018, là giải pháp dịch vụ chuyển đổi số của công ty phần mềm số 1 Việt Nam – FPT Software. Với công nghệ lõi RPA, akaBot tích hợp AI và OCR (nhận dạng ký tự quang học) để mang đến giải pháp tự động hóa toàn diện, đảm bảo không xâm lấn hệ thống sẵn có. Hiện này, akaBot đã có mặt tại 13 quốc gia và phục vụ hơn 50 khách hàng tập đoàn lớn. 

akaBot gia tăng hiệu quả làm việc cho các doanh nghiệp 
akaBot gia tăng hiệu quả làm việc cho các doanh nghiệp 

Có thể nói, tự động hóa quy trình chuỗi cung ứng chính là xu hướng, đặc biệt trong thời kỳ hậu COVID. Một doanh nghiệp muốn thành công nên nắm bắt xu hướng một cách thông minh, lên kế hoạch bài bản và kết hợp với một đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa uy tín, chất lượng. 

Để biết thêm thông tin về RPA và nền tảng akaBot, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline +84 (24) 3 768 9048 để được đội ngũ của chúng tôi hỗ trợ. 

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.