Làm thế nào để các doanh nghiệp viễn thông có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình, tăng năng suất và giảm chi phí? Giải pháp hàng đầu hiện nay đó là tự động hóa quy trình trong viễn thông. Vậy những cơ hội mà tự động hoá đem lại là gì và những thách thức nào mà doanh nghiệp viễn thông sẽ phải vượt qua? Tham khảo chi tiết ngay ở bài viết sau!
1. Tầm quan trọng của tự động hoá trong ngành viễn thông
Tự động hóa trong ngành viễn thông là việc ứng dụng công nghệ hiện đại, các phần mềm máy tính, điều khiển tự động để vận hành và điều khiển một quy trình hoặc toàn bộ quá trình hoạt động của một công việc cụ thể.
Hiện nay các công ty dịch vụ viễn thông phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như:
- Sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp cùng ngành;
- Chi phí hoạt động cao;
- Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ;
- Sự gia tăng trong kỳ vọng của người tiêu dùng…
Bởi vậy, các doanh nghiệp tìm đến giải pháp tự động hóa quy trình trong viễn thông để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người dùng, kiểm soát tốt chi phí và mở rộng phát triển dịch vụ.
2. Lợi ích của tự động hóa trong viễn thông
Triển khai tự động hóa trong ngành viễn thông tức là sử dụng các công nghệ hiện đại cho phép máy móc tự động làm việc, giải phóng sức lao động của con người… Điều này mang đến nhiều lợi ích:
- Giảm chi phí hoạt động: Nhờ tự động hóa quy trình, các doanh nghiệp có cơ hội loại bỏ những khoản chi dư thừa từ đó kiểm soát và giảm chi phí hoạt động.
- Luồng dữ liệu hiệu quả hơn: Tự động hóa cho phép xử lý thông tin với tốc độ cao, số lượng nhiều giúp năng lực xử lý dữ liệu của doanh nghiệp tăng mạnh. Kết hợp tự động hóa trong chiến lược chuyển đổi số là lựa chọn thông minh để tối ưu hiệu quả hoạt động.
- Tự động hóa giám sát mạng: Nghiên cứu của Comarch chỉ ra rằng các doanh nghiệp viễn thông hiện nay sử dụng tự động hóa kết hợp với AI để phát hiện và phân tích sự cố mạng. Điều này giúp giảm thiểu tổn thất không đáng có, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
3. Thách thức khi áp dụng tự động hoá
Áp dụng tự động hóa đang là xu hướng mới trong ngành viễn thông và rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác. Tất nhiên, khi tiến hành tự động hóa quy trình, doanh nghiệp viễn thông phải đối mặt với một số thách thức nhất định như:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Các công nghệ hiện đại của tự động hóa yêu cầu doanh nghiệp phải bỏ ra khoản vốn đầu tư lớn, lâu dài. Chi phí đầu tư ban đầu có thể là rào cản lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp còn hạn chế về nguồn vốn đầu tư như doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tăng máy móc đồng nghĩa với việc giảm nhân sự lao động: Mặc dù không chỉ rõ nguyên lĩnh vực viễn thông nhưng theo một báo cáo của McKinsey & Company vào năm 2017 thì tính đến 2030, trong 60% nghề nghiệp có thể tự động hóa khoảng 30% công việc. Tức là trong tương lai, máy móc sẽ thay con người làm việc, các doanh nghiệp sẽ tính đến việc cắt giảm nhân sự.
- Khó khăn trong việc tối ưu hóa hệ thống: Muốn tự động hóa quy trình thì doanh nghiệp cần tối ưu hóa hệ thống. Tuy nhiên, tối ưu hóa hệ thống phần mềm, quy trình đang ứng dụng trong doanh nghiệp là việc làm đòi hỏi thời gian, công sức; nhất là tại các doanh nghiệp có mô hình, hệ thống phức tạp.
Dù phải đối mặt với nhiều thách thức lớn nhưng việc triển khai tự động hóa quy trình trong viễn thông sẽ giúp các doanh nghiệp viễn thông giải quyết các “bài toán cố hữu”. Hơn nữa, đó còn là một phần trong tiến trình chuyển đổi số mà các doanh nghiệp viễn thông đang hướng đến.
4. Doanh nghiệp viễn thông đang tự động hoá bằng cách nào?
Các doanh nghiệp viễn thông hướng tới mục tiêu tối ưu hóa dịch vụ, cải thiện trải nghiệm khách hàng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. Tự động hóa quy trình là giải pháp giúp doanh nghiệp viễn thông đạt được những mục tiêu này.
Một số giải pháp tự động hóa mà doanh nghiệp viễn thông có thể cân nhắc bao gồm:
- RPA: Giải pháp tự động hóa quy trình với bot (Robotic Process Automation) thường bị nhầm lẫn với trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence). Cơ chế của RPA là bot phần mềm xử lý các tác vụ thủ công mang tính lặp đi lặp lại. Ví dụ các doanh nghiệp viễn thông có thể ứng dụng RPA trong tác vụ nhập liệu, xử lý thanh toán…
- Tối ưu hoá mạng: Công nghệ tối ưu hóa mạng giúp đảm bảo thiết kế mạng tối ưu với cấu trúc chi phí thấp nhất và luồng dữ liệu tự do từ đó cải thiện hiệu suất mạng. Đây là công nghệ tiên tiến, giúp tăng hiệu quả mạng dù không phải dùng thêm phần cứng hay phần mềm nào khác.
- Tự động hoá đám mây: Tự động hóa đám mây tức là giảm bớt những sự phức tạp đi kèm với điện toán đám mây để cho phép cung cấp tài nguyên đám mây, bao gồm máy chủ và lưu trữ được kết nối thông qua mạng mà không cần can thiệp thủ công.
- Blockchain in telecom: Blockchain là cơ sở dữ liệu phân cấp có cơ chế hoạt động là lưu thông tin trong các khối (Block) và mở rộng thành chuỗi (Chain) theo thời gian. Công nghệ Blockchain giúp tối ưu hóa dữ liệu doanh nghiệp, thông tin được lưu trữ, chia sẻ minh bạch và có thể tìm kiếm nhanh chóng.
Trên đây là 4 giải pháp tự động hóa quy trình mà doanh nghiệp viễn thông có thể lựa chọn. Bên cạnh việc cân nhắc triển khai tự động hóa quy trình sớm, các doanh nghiệp viễn thông cũng cần bổ sung việc nghiên cứu lựa chọn giải pháp phù hợp.
5. RPA – giải pháp hàng đầu trong tự động hóa quy trình trong viễn thông
Giải pháp công nghệ tự động hóa RPA có nhiều ưu thế vượt trội. Ứng dụng RPA – tự động hóa quy trình trong viễn thông là một trong những biện pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành. RPA cũng mang đến nhiều lợi ích như tối ưu hóa năng suất, tăng độ chính xác, giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm khách hàng…
Quý độc giả có thể tìm hiểu chi tiết hơn về 7 lợi ích của RPA trong ngành viễn thông
Với ngành viễn thông, có rất nhiều tác vụ mà doanh nghiệp có thể ứng dụng tự động hóa quy trình bằng RPA như:
- Xử lý đơn đặt hàng, hóa đơn: Các doanh nghiệp viễn thông có thể ứng dụng robot phần mềm để tiến hành số hóa hóa đơn, xử lý các yêu cầu của khách hàng, phân phối email, bảo trì định kỳ, giám sát mạng…
- Cải thiện thời gian hoạt động của mạng: RPA có khả năng dự đoán, phát hiện các sự cố mạng có thể xảy ra khi kết nối với các hệ thống khác nhau. Điều này có thể loại bỏ thời gian “mạng chết” từ đó cải thiện trải nghiệm của khách hàng. RPA cũng sẽ cập nhật các vấn đề theo thời gian thực để cung cấp nguyên nhân thực tế và thời gian giải quyết cho khách hàng.
- Theo dõi giá của đối thủ cạnh tranh: RPA cho phép thu thập thông tin dữ liệu giá từ các nguồn và phân tích so sánh đưa ra báo cáo theo dõi giá chi tiết của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp dựa trên các phân tích này.
- Chuyển đổi dữ liệu: Các bot phần mềm được hỗ trợ bởi RPA có thể giúp chuyển đổi tất cả dữ liệu thành một định dạng có cấu trúc và thống nhất, đồng thời có khả năng làm việc với các định dạng dữ liệu không theo tiêu chuẩn. Hơn nữa, nếu có thể kết hợp RPA và AI sẽ cho phép doanh nghiệp viễn thông mẫu dự đoán dựa trên tập dữ liệu có cấu trúc.
Như vậy, các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông có thể triển khai tự động hóa nhiều quy trình với bot RPA. Việc nghiên cứu triển khai từ sớm là điều cần thiết vì RPA mang đến nhiều lợi ích và nhất là tận dụng công nghệ làm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Điều quan trọng khi áp dụng tự động hoá quy trình trong viễn thông là doanh nghiệp cần chuẩn bị và lựa chọn giải pháp RPA phù hợp.
Giải pháp RPA tiên phong tại thị trường Việt Nam – giải pháp akaBot là một trong những lựa chọn tiềm năng của doanh nghiệp viễn thông. Với khả năng tự chủ công nghệ, akaBot tích hợp AI và OCR trên công nghệ lõi RPA mang đến các doanh nghiệp giải pháp tự động hóa quy trình toàn diện.
Giải pháp của akaBot dễ dàng tích hợp song đảm bảo không xâm lấn hệ thống hạ tầng sẵn của doanh nghiệp, tương tác tốt với các phần mềm quản trị doanh nghiệp đang sử dụng và mang đến những lợi ích ấn tượng cho doanh nghiệp.
Giải pháp tự động hóa quy trình với bot của akaBot có lợi thế về chi phí, tính am hiểu thị trường và đặc thù doanh nghiệp sẽ là lựa chọn phù hợp cho tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Quý Doanh nghiệp tham khảo thông tin chi tiết hãy điền form đăng ký để nhận được tư vấn nhanh chóng.
Trong thời kỳ chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, viễn thông hay bất cứ ngành nghề nào cũng cần có những bước đi phù hợp. Lựa chọn tự động hóa quy trình trong viễn thông là một bước trong tiến trình chuyển đổi số. Các doanh nghiệp viễn thông lúc này cần cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp phù hợp để tiến hành tự động hóa quy trình.