Các Cấp Độ Của Tự Động Hoá Trong Vận Tải

Tự động hóa trong vận tải của mọi doanh nghiệp đều cơ bản trải qua 6 cấp độ phát triển từ không tự động hóa (cấp độ 0) đến tự động hóa hoàn toàn (cấp độ 5). Tuỳ theo thực trạng, khả năng và mong muốn của doanh nghiệp mà có thể áp dụng tự động hoá theo từng cấp khác biệt. Để biết doanh nghiệp mình đang ở bước nào hay nên bắt đầu từ cấp độ mấy, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

1. 6 cấp độ của tự động hoá trong vận tải

Tự động hóa trong hoạt động vận tải thường sẽ trải qua 6 cấp độ phát triển, trong đó mỗi cấp độ đều có những đặc điểm riêng biệt. Chi tiết của từng cấp độ này như sau:

Cấp độ 0 – Không tự động hoá 

Cấp độ 0 là cấp độ chưa có sự xuất hiện của tự động hoá, các phương tiện và thiết bị vẫn được vận hành theo cách truyền thống. Ví dụ ở cấp độ này là người lái xe sẽ thực hiện hoàn toàn các hành động điều khiển phương tiện như đánh lái, tăng tốc, phanh hoặc bất cứ hành động nào nhằm điều hướng chiếc xe.

Một lượng lớn các phương tiện vận tải đang lưu thông trên đường hiện nay đều đang ở cấp độ 0. Về những khía cạnh còn lại của vận tải, các hoạt động cũng đang được thực hiện thủ công bằng tay.

Các phương tiện vận tải lưu thông trên đường hiện nay hầu hết đều là cấp độ 0 - không tự động hóa
Các phương tiện vận tải lưu thông trên đường hiện nay hầu hết đều là cấp độ 0 – không tự động hóa

Một ví dụ khác về cấp độ này là hệ thống phanh tự động. Tuy nhiên xét về khía cạnh kỹ thuật thì hệ thống này không “điều khiển phương tiện” mà chỉ đưa ra cảnh báo/chỉ dẫn cho người lái trong những tình huống cụ thể. Vì vậy, hệ thống phanh tự động chưa đáp ứng tiêu chuẩn tự động hóa.

Cấp độ 1 – Tự động hoá cơ bản 

Đây là cấp độ tự động hóa thấp nhất đồng thời cũng là cấp độ phổ biến nhất. Đa số các phương tiện vận tải hiện nay được trang bị những hệ thống tương ứng với cấp độ 1 – tự động hóa cơ bản. Sự xuất hiện của các hệ thống cấp độ một cho phép điều khiển phương tiện dễ dàng và an toàn hơn.

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng trên các phương tiện vận tải - biểu hiện cấp độ 1 của tự động hóa trong vận tải
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng trên các phương tiện vận tải – biểu hiện cấp độ 1 của tự động hóa trong vận tải

Ví dụ về một ứng dụng ở cấp độ 1 này là hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control hoặc Hỗ trợ giữ làn đường Lane Keeping Assist. Với hệ thống này, dù người lái xe vẫn điều khiển phương tiện nhưng hệ thống ACC sẽ giúp chọn tốc độ phù hợp cho phương tiện khác để giữ khoảng cách an toàn hoặc tự điều chỉnh tốc độ khi phát hiện các vật cản. 

Cấp độ 2 – Tự động hoá một phần 

Ở cấp độ 2 này, các công việc trong vận tải sẽ có sự hỗ trợ nhiều hơn của tự động hoá. Tức là người ta kết hợp các hệ thống đáp ứng cấp độ một thành một cơ chế có thể thực hiện kiểm soát các thao tác như đánh lái, tăng tốc và giảm tốc một cách độc lập. Mặc dù vậy, người lái vẫn cần duy trì việc tham gia vào quá trình điều khiển phương tiện.

Đối với các phương tiện vận tải, sự kết hợp giữa cấp độ 1 và cấp độ 2 tạo ra Hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (Advanced Driver-Assistance Systems – ADAS). Đối với nhà ga, bãi xe… mức độ tự động hóa cấp độ 2 đạt khả năng tự động thực hiện nhiều hoạt động như quản lý, phân bổ hoặc xếp dỡ hàng hóa.

Hệ thống lái tự động Tesla và hệ thống điều khiển siêu hành trình (Super Cruise) của Cadillac là những ví dụ điển hình cho cấp độ 2 của tự động hóa trong vận tải. Hay đối với trường hợp nhà ga, bãi xe,.. có thể xem xét đến ví dụ hệ thống quản lý vận tải (Transport Management System – TMS).

Quy trình làm việc của hệ thống TMS
Quy trình làm việc của hệ thống TMS

Hệ thống quản lý vận tải (TMS) là một nền tảng sử dụng công nghệ để giúp các doanh nghiệp vận tải lập kế hoạch, thực hiện và tối ưu hóa vận chuyển. TMS cung cấp khả năng hiển thị về hoạt động vận tải hàng ngày theo thời gian thực, tối ưu hóa trọng tải và lộ trình vận chuyển. Hơn nữa, hệ thống này cũng có khả năng lưu trữ và phân tích toàn diện cho đến từng từng chi tiết, theo KPIs trong quản lý vận tải.

Cấp độ 3 – Tự động hoá có điều kiện

Chuyển từ cấp độ 2 sang cấp độ số 3 trong tự động hoá vận tải là một bước tiến khá lớn. Nếu như cấp độ 2 dừng lại ở việc kết hợp các hệ thống với nhau cho mục đích hỗ trợ người lái thì ở cấp độ 3 phương tiện vận tải đã có khả năng tự động lái trong một số tình huống nhất định. Phương tiện có thể chủ động theo dõi môi trường bằng nhiều cảm biến khác nhau và đưa ra quyết định riêng mà không cần con người. 

Trong quản lý phương tiện vận tải, cấp độ 3 thể hiện thông qua cổng tự động khu vực, khi con người và phương tiện đi qua, tự động quét nhận diện và đóng mở cổng nhanh chóng.

Bên trong của Audi AI Traffic Jam Pilot - hệ thống tự lái đạt cấp độ 3 SEA
Bên trong của Audi AI Traffic Jam Pilot – hệ thống tự lái đạt cấp độ 3 SEA

Công nghệ Audi AI Traffic Jam Pilot – hệ thống tự lái đầu tiên trên thế giới đạt cấp độ SAE (Society of Automotive Engineers) 3 do Audi phát triển trên Audi A8 là ví dụ cho tự động hóa trong vận tải ở cấp độ 3.

Hệ thống Traffic Jam Pilot được trang bị một camera, 5 radar xung quanh xe, các cảm biến siêu âm và một máy quét laser. Khi nhận thấy phương tiện chạy dưới 60km/h hoặc có dấu hiệu phanh liên tục thì hệ thống có khả năng tự động thông báo yêu cầu người lái kích hoạt điều khiển tự động. Camera trong hệ thống sẽ phân tích chuyển động và vị trí của đầu người lái để tạo dữ liệu cho AI phân tích nhằm xác định người lái có thể tiếp quyền điều khiển xe hay không.

Cấp độ 4 – Tự động hoá nâng cao

Tại cấp độ này, xe có thể tự động vận hành trên toàn bộ các tình huống chứ không còn ở những tình huống nhất định như cấp độ 3. Phương tiện ở cấp tự động hóa nâng cao không cần tương tác nào của người lái trong suốt quá trình vận hành. Sự khác biệt thứ 2 của cấp độ 4 đó là can thiệp của con người có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Xe có thể chuyển giao quyền cho người lái khi thấy có vấn đề và nếu người lái không nhận quyền thì xe sẽ dừng lại an toàn.

Dịch vụ robotaxi do Waymo cung cấp tại San Francisco
Dịch vụ robotaxi do Waymo cung cấp tại San Francisco

Ví dụ cụ thể là công nghệ tự lái Waymo của Alphabet Inc. Sau khi thực hiện bản đồ hóa (mapping) hệ thống đường giao thông khu vực Phoenix, Alphabet Inc đã thử nghiệm công nghệ tự lái, cung cấp dịch vụ vận chuyển không người lái tại khu vực đó. Công nghệ tự lái Waymo có khả năng vận hành phương tiện theo bản đồ. Kết hợp cùng với công nghệ cảm biến LiDAR để phân tích dữ liệu môi trường xung quanh giúp xử lý ảnh hưởng của các các điều kiện thời tiết.

Cấp độ 5 – Tự động hoá đầy đủ 

Ở cấp độ 5 của tự động hoá trong vận tải là máy móc sẽ tự động thực hiện toàn bộ công việc, xử lý tình huống theo thời gian thực trong mọi môi trường mà không cần đến sự can thiệp của con người. Can thiệp của con người lúc này chỉ dừng lại ở việc ra lệnh hoặc điều khiển bằng giọng nói/điện thoại thông minh để phương tiện bắt đầu vận hành.

Đối với kho bãi, nhà ga,… cấp độ 5 đại diện cho việc nhà ga tự động thực hiện các hoạt động, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với việc tiếp cận với hàng hóa được xếp hoặc được tháo dỡ từ các phương tiện.

Bên trong của Audi Aicon - Chiếc xe có khả năng tự hành cấp độ 5
Bên trong của Audi Aicon – Chiếc xe có khả năng tự hành cấp độ 5

Ví dụ như công nghệ tự động lái Audi Aicon Concept hay công nghệ tự động lái của BMW i Vision Dynamics và Mercedes EQA. Công nghệ này được trang bị hệ thống các cảm biến và rơle để liên tục giao tiếp với các vật thể và phương tiện xung quanh. Trên xe hoàn toàn không có vô lăng hay bàn đạp ga, xe tự hành 100% đạt cấp độ SEA 5.

2. Các giải pháp phổ biến trong tự động hoá vận tải 

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ cho phép nhiều giải pháp tự động hóa ra đời hơn. Các giải pháp tự động hóa trong vận tải phổ biến đều có những ưu điểm riêng phù hợp để lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn.

Thiết bị bay không người lái được DHL sử dụng cho quy trình vận chuyển hàng
Thiết bị bay không người lái được DHL sử dụng cho quy trình vận chuyển hàng
  • Xe tự vận hành không người lái: Là phương tiện có thể cảm nhận môi trường và hoạt động mà không cần con người can thiệp. Con người sẽ đóng vai trò giám sát. Xe tự vận hành cho phép cắt giảm chi phí vận tải, giảm tai nạn và tắc nghẽn giao thông,…
  • Máy bay không người lái: Là máy bay không có phi công trong buồng lái. FedEx, Amazon và DHL đã sử dụng công nghệ máy bay không người lái trong hoạt động giao hàng đến người dùng cuối cùng thu được những lợi ích như cải thiện thời gian giao hàng, cắt giảm chi phí giao hàng chặng cuối…
  • Tích hợp tự động hoá với hệ thống quản lý vận tải (TMS): Hệ thống TMS có thể lập kế hoạch lộ trình hàng ngày, giao việc cho tài xế hay cập nhật tình hình hàng hóa, vị trí trong thời gian thực,… TMS giúp cải thiện thời gian vận chuyển hàng hóa, tối ưu hóa chi phí vận tải,…
  • Tự động hóa quy trình bằng robot RPA: Là sử dụng trợ lý ảo robot xử lý các tác vụ thủ công mang tính lặp đi lặp lại. Tự động hóa quy trình bằng robot RPA thường được ứng dụng trong quản lý đơn hàng và thanh toán, quản lý hàng tồn kho giúp doanh nghiệp logistics giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm khách hàng và hỗ trợ nhân viên tốt hơn,…
Giải pháp tự động hóa quy trình với bot của akaBot - giải pháp tự động hóa quy trình made in Vietnam.
Giải pháp tự động hóa quy trình với bot của akaBot – giải pháp tự động hóa quy trình made in Vietnam.

Theo Mordor Intelligence, Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu về lĩnh vực vận tải, logistics. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, logistics tại Việt Nam hiện nay nên cân nhắc đến việc triển khai tự động hóa, tìm kiếm giải pháp tự động hóa phù hợp cho doanh nghiệp mình. Giải pháp RPA của akaBot có thể là lựa chọn phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp triển khai tự động hóa trong vận tải.

Giải pháp RPA của akaBot là sản phẩm quốc tế, có sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước nên dễ dàng thích ứng với doanh nghiệp vận tải trong nước. Doanh nghiệp có thể liên hệ tới hotline: +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền form để nhận được tư vấn về giải pháp tự động hóa quy trình bằng robot RPA trong vận tải ngay hôm nay.

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.