Tương Lai Số Cho Ngành Tài Chính

Là vai trò thiết yếu trong công ty, các Giám đốc Tài chính (CFO) hiện đang đối mặt với nhu cầu thay đổi và kỳ vọng về chuyển đổi số để hội nhập vào nền công nghiệp 4.0.

Nguồn: 123RF

Sự cần thiết của chuyển đổi số trong tài chính

Chuyển đổi số chính là chiến lược áp dụng các công nghệ số hiện đại vào mọi khía cạnh của công ty từ quy trình vận hành đến cung cấp giá trị cốt lõi cho khách hàng. Việc ứng dụng này hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn và giảm thiểu rủi ro kinh doanh cũng như chi phí hoạt động

Trong Thời đại Thông tin, tất cả doanh nghiệp đều có xuất phát điểm riêng để chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính. Nhu cầu này đến từ việc tìm cách khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, tìm cách đáp ứng tốt hơn khi những điều kiện kinh tế, điều kiện kinh doanh đang thay đổi  chóng. Hơn nữa, các CFO cũng phải chịu áp lực từ các CEO và các đối tác trong việc cung cấp thông tin kịp thời, hỗ trợ các quyết định kinh doanh. Một trở ngại khác mà các CFO cũng phải đối mặt chính là khối lượng dữ liệu lớn từ các nguồn bên trong và bên ngoài công ty. Điều này dẫn đến nhu cầu sở hữu một hệ thống tài chính tốt hơn, phục vụ mục đích thu thập và phân tích dữ liệu.

Nguồn: Information Age

Nói chung, những mục tiêu cơ bản khi doanh nghiệp bắt đầu áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hệ thống tài chính là tạo ra hiệu quả cao hơn, hiểu biết sâu sắc hơn và giá trị trong dài hạn.

CFOs – Tác nhân chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên 4.0, thời đại số hóa đang thay đổi cách thức hoạt động của mọi doanh nghiệp. Quan niệm về chuyển đổi số tài chính xuất phát từ chính nhu cầu đổi mới doanh nghiệp để đối mặt với các vấn đề tương lai.

Theo báo cáo của Gartner, có ít hơn một phần ba số CFO tự tin rằng công nghệ của họ phù hợp với các yêu cầu của họ để đảm bảo sự thành công trong tương lai của tổ chức. Nguyên nhân nằm ở chỗ, các công nghệ lạc hậu vẫn hiện diện trong hoạt động tài chính ở một số công ty. Những thách thức đến từ quy trình, hiệu suất và con người là những vấn đề đầu tiên mà các CFO phải đối phó trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số.

Source: Finonyx

Trên cương vị là giám đốc tài chính, họ cần phải đưa ra quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm. Với lượng dữ liệu khổng lồ cần phân tích, độ chính xác chính là chìa khóa để quản lý tài chính. Các công nghệ như tự động hóa quy trình robot (RPA), phân tích dữ liệu và học máy, trí tuệ nhân tạo (AI) giúp vấn đề này trở nên khả thi hơn và nhanh chóng hiện đại hóa toàn bộ hệ thống hoạt động tài chính.

Trong trường hợp chuyển đổi tài chính, những chủ đề xoay quanh việc tái đào tạo nhân lực, quy trình và hệ thống nhằm cắt giảm chi phí, giảm thời gian hoạt động và xây dựng chiến lược tài chính thường được đề cập thường xuyên vì đây là những tiêu chí mà các CFO hướng tới. Từ đó, họ có thể xác định nguồn mức đầu tư vào các công nghệ và dự trù những phương án cần thiết để cải thiện những mục tiêu này.

Tương lai của tài chính

Hiện tại nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn đầu áp dụng các công nghệ mới vào hệ thống của mình, Gartner khuyên nên đầu tư vào các công nghệ gia tăng giá trị tài chính. Do lĩnh vực tài chính hiện tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng, nên công nghệ Hyperautomation đang là một trong những giải pháp công nghệ tốt nhất cho các CFO. Bằng cách tự động hóa hoàn toàn tất cả các quy trình tài chính phức tạp, các CFO có thể tập trung vào phát triển các dịch vụ gia tăng giá trị mới.

Source: Gartner

Với sự trợ giúp bổ sung từ công nghệ Hyperautomation vào các quy trình hoạt động của mình, nhiều doanh nghiệp hướng đến mục tiêu giảm bớt nhu cầu tìm kiếm các kỹ năng chuyên môn cao để thực hiện các phân tích phức tạp. Từ đó, các CFO có thể tạo ra nhiều insight quan trọng nhằm cung cấp nền tảng cho các quyết định chiến lược của hội đồng quản trị. Nghiên cứu của BearingPoint cho thấy rằng chuyển đổi số tác động đến hiệu quả hoạt động hàng ngày, hợp tác kinh doanh và chiến lược tài chính. Bên cạnh đó, việc triển khai các công nghệ tiên tiến không chỉ mở rộng khả năng của bộ phận tài chính mà còn cải cách mô hình kinh doanh.

Tóm lại, sáng kiến về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là rất quan trọng vì chúng hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và tài chính nói riêng.

Nguồn:

akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…

Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 Share
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.