8 Trường Hợp Phổ Biến Ứng Dụng AI Trong Logistics 

Tự động hoá, đặc biệt là AI (trí tuệ nhân tạo) đang tham gia rất sâu rộng vào hoạt động ngành logistics và đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp này. Lý do là vì ứng dụng AI trong Logistics mang đến nhiều lợi ích, giúp rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh… cho doanh nghiệp. Vậy, 8 trường hợp phổ biến ứng dụng AI trong Logistics là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây! 

1. Ứng dụng AI trong việc lập kế hoạch Logistics

Logistics là ngành đòi hỏi phải có những kế hoạch cụ thể, chi tiết và khả thi khi có thể liên kết, phối hợp linh hoạt giữa nhà cung cấp, khách hàng và các phòng ban khác có liên quan. Với việc ứng dụng AI trong Logistics, doanh nghiệp có thể vận dụng ML (Machine Learning) để lập kế hoạch. ML có khả năng dự báo hàng tồn kho, nhu cầu và nguồn cung, từ đó cho ra những kết phân tích kịch bản và phân tích số phù hợp. Từ nguồn dữ liệu này, doanh nghiệp có thể vạch ra những kế hoạch, kịch bản tốt nhất để tối ưu hóa việc phân phối hàng hóa và bảo đảm cân bằng giữa cung và cầu.

Việc ứng dụng AI trong Logistics giúp việc lập kế hoạch của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn cả
Việc ứng dụng AI trong Logistics giúp việc lập kế hoạch của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn cả

2. Quản lý kho hàng bằng AI

Theo Báo cáo Công nghiệp thường niên năm 2020 của MHI, chỉ có 12% doanh nghiệp đang vận dụng AI trong hoạt động quản lý kho. Tuy nhiên, con số này dự kiến sẽ đạt 60% trong vòng 6 năm tới. Con số này cho thấy, việc vận dụng AI trong quản lý kho đã thật sự trở thành xu hướng mới. 

Với việc ứng dụng AI trong Logistics, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động quản lý như thu thập dữ liệu, kiểm kê một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh thu một cách hiệu quả.

AI hứa hẹn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra các quản lý nhu cầu, sửa đổi đơn đặt hàng và định tuyến lại các sản phẩm đang được vận chuyển
AI hứa hẹn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra các quản lý nhu cầu, sửa đổi đơn đặt hàng và định tuyến lại các sản phẩm đang được vận chuyển

Từ nguồn dữ liệu của AI, doanh nghiệp cũng có thể linh hoạt điều chỉnh đơn đặt hàng và những mặt hàng khác theo yêu cầu trước khi chuyển đến kho hàng địa phương. Nếu doanh nghiệp có nhiều nhà kho trong chuỗi, AI sẽ hỗ trợ kết nối để tìm ra lộ trình phù hợp nhất để vận chuyển hàng tồn. Việc dự đoán nhu cầu và lập kế hoạch hậu cần cụ thể từ trước sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu được một phần chi phí vận tải. 

3. Ứng dụng AI trong quản lý nguồn cung cấp 

Quản lý nguồn cung cấp là một trong những mối quan tâm lớn của doanh nghiệp logistics nếu muốn tăng cường tính bền vững của chuỗi cung ứng. Với việc vận dụng AI, giờ đây các hành động đánh giá nhà cung cấp, kiểm toán và chấm điểm tín dụng cung cấp đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ứng Dụng AI Trong Logistics giúp doanh nghiệp quản lý nguồn cung
Quản lý nguồn cung đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính bền vững của doanh nghiệp logistics

Với sự hỗ trợ của ML và các thuật toán khác, AI sẽ kích hoạt quy trình thu thập dữ liệu thụ động. Nguồn dữ liệu này sẽ được tạo ra thông qua quá trình tự động hóa, sau đó cung cấp nhiều lựa chọn dựa trên tham số mà doanh nghiệp mong muốn. Từ nguồn này, doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá, cân nhắc để tìm ra những nhà cung cấp hứa hẹn mang đến thành công ngay từ lần hợp tác đầu tiên.

4. Ứng dụng AI trong vận chuyển và giao hàng

Trong quản lý chuỗi cung ứng thì việc vận chuyển và giao hàng là công việc hàng đầu được ưu tiên tự động hoá, ứng dụng AI. Hiện nay, các ứng dụng AI trong công việc này phổ biến hơn cả bao gồm: xe tự lái, máy bay không người lái, robot kho hàng và con đường thông minh.

  • Xe tự lái: Việc sử dụng xe tự lái hứa hẹn giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được phần lớn thời gian và tiền bạc, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ tai nạn. Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn còn những mặt hạn chế khi công nghệ và quy định chưa cho phép xe tự lái có thể chạy trên đường mà không có sự giám sát của con người.
  • Máy bay không người lái: Rõ ràng, đây là phương tiện hoàn hảo giúp doanh nghiệp có thể giao sản phẩm đến những nơi khó vận chuyển. Máy bay không người lái là phương thức vận chuyển an toàn, đáng tin cậy, đặc biệt đối với những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn như ngành chăm sóc sức khỏe. Với phương thức vận chuyển này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lãng phí và hạn chế chi phí phát sinh đầu tư cho kho lưu trữ.
  • Robot kho hàng: Robot kho hàng là một công nghệ ứng dụng AI trong Logistics được chú trọng hiện nay. Thị trường này có trị giá 2,28 tỷ USD trong năm 2016 và hứa hẹn tăng 11,8% trong giai đoạn từ 2017 – 2022. Amazon là một trong những tên tuổi lớn vận dụng robot kho hàng hiện nay với 200.000 robot làm việc tại các kho hàng để hỗ trợ việc chọn, phân loại, vận chuyển và sắp xếp hàng hóa.
  • Con đường thông minh: Đây là một trong những ứng dụng AI trong Logistics khác được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đường thông minh được trang bị các tấm pin mặt trời và đèn LED, giúp sản xuất điện và ngăn đường trơn trượt, trong khi đèn LED cảnh báo người lái xe về điều kiện đường thay đổi. Những con đường có cảm biến cáp quang kết nối internet sẽ cảm nhận được lưu lượng giao thông, cảnh báo người lái xe. Giải pháp này giúp cải thiện độ an toàn, giảm sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng, từ đó thúc đẩy việc giao hàng diễn ra nhanh chóng hơn. 
Xe tự lái, máy bay không người lái, Robot kho hàng và con đường thông minh là bốn phương thức vận chuyển hiện đại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Xe tự lái, máy bay không người lái, Robot kho hàng và con đường thông minh là bốn phương thức vận chuyển hiện đại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

5. Ứng dụng AI trong các tác vụ back-office

Những tác vụ văn phòng đóng vai trò quan trọng trong ngành Logistics. Với việc kết hợp AI và Tự động hóa Quy trình Robot (RPA) trong các tác vụ back-office, người lao động có cơ hội nâng cao chất lượng công việc, cải thiện tốc độ và độ chính xác hơn. 

Với việc ứng dụng AI trong Logistics, doanh nghiệp có thể tự động hóa các tác vụ văn phòng, bao gồm việc lập kế hoạch và theo dõi, tạo báo cáo, xử lý các hóa đơn, vận đơn, bảng tỷ giá và những email khác.

  • Lập kế hoạch và theo dõi: AI có khả năng lên kế hoạch vận chuyển, điều phối hướng vận chuyển hàng hóa cũng như phân công, quản lý các nhân viên khác nhau đến từng điểm giao cụ thể. Ngoài ra, AI còn có khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa trong kho để kịp thời cập nhật.
  • Tạo báo cáo: Thông thường, các công ty Logistics thường sử dụng RPA để tạo tự động các báo cáo có tính thường xuyên để thông báo cho nhà quản lý, đảm bảo mọi người đều nắm rõ được tình hình. Những giải pháp RPA có thể dễ dàng tự tạo báo cáo, phân tích nội dung và gửi qua email cho các bên liên quan dựa trên nội dung báo cáo.
  • Xử lý các hóa đơn, vận đơn, bảng tỷ giá: Các loại giấy tờ này giúp cho việc trao đổi giữa người mua, nhà cung cấp và bên cung cấp dịch vụ hậu cần diễn ra thuận lợi. Việc vận dụng các giải pháp tự động hóa trong việc xử lý tài liệu dựa trên việc nhập liệu, đối chiếu lỗi giúp tăng tính hiệu quả hơn trong việc xử lý dữ liệu.
  • Xử lý email: Dựa trên nội dung của các báo cáo được tạo tự động, những bot RPA có thể tiến hành phân tích nội dung, sau đó tự động gửi email đến các bên liên quan.
Việc vận dụng AI trong các tác vụ back-office giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra
Việc vận dụng AI trong các tác vụ back-office giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra

Với việc ứng dụng AI trong các tác vụ có tính lặp đi lặp này này, nhân viên có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đồng thời giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra đến mức thấp nhất, bởi robot thường không mắc lỗi. 

6. Dự đoán nhu cầu 

Để phát triển tốt và bền vững thì việc một doanh nghiệp logistics phải dự đoán nhu cầu trong tương lai về số lượng hàng hóa cũng như nguồn cung cấp là điều cần thiết. Nếu không thể kịp thời đưa ra các dự đoán chính xác cũng như lượng hàng hóa không sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu, rõ ràng, doanh nghiệp đó sẽ gặp phải tình trạng thua lỗ. 

Việc dự đoán nhu cầu thông qua AI giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan và rõ nét về tình trạng mua sắm trong tương lai
Việc dự đoán nhu cầu thông qua AI giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan và rõ nét về tình trạng mua sắm trong tương lai

Với việc ứng dụng AI trong Logistics, các công cụ này có thể đưa ra các thuật toán để dự đoán những xu hướng mới. Bên cạnh đó, một số công cụ dựa trên AI có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn cả so với các chuyên gia. Điều này sẽ góp phần giúp cho lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm thiểu đến mức thấp nhất, trong khi quy trình quản lý kho hàng sẽ được đơn giản hóa hơn rất nhiều. 

Doanh nghiệp có thể dựa trên những dự đoán này để tối ưu hóa số lượng phương tiện vận chuyển đến các kho hàng địa phương, đồng thời giảm thiểu chi phí hoạt động với các kế hoạch bố trí nhân lực phù hợp. 

7. Phát hiện lỗi 

Những sản phẩm bị hư hỏng hoặc có chất lượng kém nếu bán ra sẽ khiến doanh nghiệp mất đi sự tín nhiệm của thị trường. Nghiêm trọng hơn, rất có thể họ sẽ cảm thấy không hài lòng với những trải nghiệm mua hàng trước đó và dễ dàng chuyển sang mua ở các cửa hàng của đối thủ cạnh tranh.

AI có khả năng phát hiện kịp thời các vấn đề hỏng hóc, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất đến mức thấp nhất
AI có khả năng phát hiện kịp thời các vấn đề hỏng hóc, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất đến mức thấp nhất

Với việc ứng dụng AI Trong Logistics, giờ đây doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện những vấn đề hỏng hóc, thiệt hại trong sản phẩm thông qua công nghệ thị giác máy tính. Khi phát hiện kịp thời những lỗi sai, doanh nghiệp có thể xác định được độ nghiêm trọng của vấn đề, xác định được loại thiệt hại của sản phẩm ra sao. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng triển khai những hành động thiết thực để giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa trước khi phát sinh những vấn đề nghiêm trọng hơn.

8. Quản trị quan hệ khách hàng

Với việc ứng dụng AI trong Logistics, doanh nghiệp có thể quản lý được nguồn hàng tồn trong kho, hạn chế tình trạng khách hàng không thể mua sắm do hết hàng. Điều này có thể sẽ khiến mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp bị giảm đi một cách đáng kể.

Ứng Dụng AI Trong Logistics giúp nâng cao trải nghiệp khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra được cộng đồng khách hàng trung thành
AI góp phần giúp nâng cao trải nghiệp khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra được cộng đồng khách hàng trung thành

Không chỉ thế, với AI, doanh nghiệp còn có khả năng cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua quá trình cá nhân hóa. Từ nguồn dữ liệu đã thu thập được, AI có thể dễ dàng đưa ra các đề xuất xoay quanh những sản phẩm liên quan, phù hợp với thói quen và sở thích, nhu cầu mua sắm của từng người. 

Với những lợi ích lý tưởng này, khách hàng sẽ đánh giá cao trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, từ đó trở thành một trong số những người khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Như bạn có thể thấy, giờ đây AI đã không còn gói gọn trong một phạm vi cụ thể mà đã trở thành xu hướng tiềm năng trong cuộc sống lẫn kinh doanh. Với việc ứng dụng AI trong Logistics, các doanh nghiệp có thể đơn giản hóa các quy trình thiết yếu, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng sự hài lòng của khách hàng. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline: +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền form đăng ký để nhận được những tư vấn chi tiết nhất tại đây.

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.