Ngành y tế đang ngày càng thay đổi để phục vụ được nhiều bệnh nhân hơn và cải tiến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Y tế là một ngành đặc thù do có nhiều quy định chặt chẽ, chưa kể vấn đề nhạy cảm liên quan tới thông tin bệnh nhân. Do đó, tự động hóa chưa được ứng dụng phổ biến trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dẫn đến việc tăng chi phí cho bệnh viện. Theo nghiên cứu của tổ chức Peter G. Peterson, trong thập kỷ tới, chi phí y tế được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 5.5% mỗi năm. Các bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế phải giải quyết một số lượng lớn các công việc hành chính trước khi có thể tập trung vào chăm sóc người bệnh. Ở cấp độ tổ chức, những việc như xử lý thanh toán và ghi danh bệnh nhân là những công việc mang tính lặp lại. Thực hiện những công việc này theo cách thủ công làm tăng thời gian xử lý và tăng chi phí đáng kể.
Theo báo cáo từ McKinsey, khoảng 30% các thao tác có thể được tự động hóa trong hầu hết các ngành nghề. Với lợi ích chính từ việc tự động hoá các thao tác mang tính trùng lặp, RPA chứng tỏ là giải pháp đúng đắn cho các bệnh viện, phòng khám để cắt giảm chi phí và thời gian.
Nguồn: IndustryWired
Những lợi ích của tự động hóa quy trình bằng robot (RPA):
- Tiết kiệm chi phí và tăng năng suất: Giống như cách RPA đã làm với các ngành nghề khác, ngành y tế không phải ngoại lệ. Bằng việc tự động hoá các công việc hành chính mang tính lặp lại, dễ mắc sai lầm, RPA làm giảm khối lượng công việc, thời gian và chi phí.
- Tăng tính bảo mật dữ liệu: RPA giúp mã hoá các thông tin nhạy cảm của bệnh nhân sau khi được nhập vào hệ thống và lưu trữ một cách chính xác. RPA giúp bảo mật dữ liệu cho bệnh nhân và giảm thiểu các sai sót của con người.
- Hỗ trợ quản trị hiệu quả: RPA tự động xử lý các yêu cầu bảo hiểm, lên lịch khám cho bệnh nhân, giúp nhân viên tập trung hơn vào các công việc chăm sóc bệnh nhân cấp thiết hơn.
- Phần mềm không xâm lấn: RPA sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống đang có vì phần mềm hoạt động trên lớp GUI bề mặt của hầu hết các cơ sở hạ tầng IT.
Với những ưu điểm đề cập trên, làm thế nào để áp dụng RPA vào các hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe ? Dưới đây là những cách các bệnh viện hay phòng khám có thể áp dụng RPA:
- Quản lý dữ liệu của bệnh nhân: Với một lượng lớn các bệnh nhân sử dụng dịch vụ, các bệnh viện và nhà cung cấp cần thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau. RPA giúp bệnh viện và phòng khám trích xuất và tối ưu hoá các dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, những dữ liệu này có thể được tổng hợp thành những phân tích hữu ích hỗ trợ các bác sĩ và y tá chẩn đoán và có những điều trị cá thể hóa cho bệnh nhân.
- Đặt lịch khám cho bệnh nhân: Theo cách đặt lịch truyền thống, các bệnh viện và phòng khám cần một nhân viên trực điện thoại của người bệnh, xem lịch trống và nhập thông tin. Với RPA, bệnh nhân có thể đặt lịch trực tuyến và tự điền các thông tin cần thiết trên mạng. Phần mềm sẽ lấy dữ liệu, tập hợp báo cáo cần thiết và đặt các cuộc hẹn vào các lịch trống.
- Cải thiện chu kỳ doanh thu: RPA giúp hạn chế các khoản thanh toán chậm và lỗ hổng tài chính bằng cách tự động hóa các quy trình xuất hóa đơn phù hợp với từng loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Quản lý vật tư y tế: Hệ thống theo dõi không hiệu quả, không bám sát thời gian thực có thể dẫn đến 20-30% vật tư của bệnh viện bị lãng phí. RPA có thể cung cấp một hệ thống theo dõi hàng tồn kho cập nhật và dễ dàng, giúp giảm bớt gánh nặng cho nhân viên và tiết kiệm chi phí cho bệnh viện.
Những ví dụ nêu trên chỉ là một vài cách RPA được áp dụng vào các hệ thống chăm sóc sức khoẻ để nâng cao hiệu quả trong tổ chức. Xử lý nhanh và chính xác các quy trình kinh doanh sẽ cải thiện hoạt động lâm sàng và cho phép nhân viên tập trung vào chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.
Nguồn:
- How Robotic Process Automation (RPA) Can Improve Clinical Outcomes
- Why RPA is Literally Vital: Top 5 Use Cases in Healthcare
- Healthcare Costs for Americans Projected to Grow at an Alarmingly High Rate
- RPA for the Healthcare Industry – Healthcare Automation
- 6 Real World Use Cases for RPA in Healthcare
akaBot (FPT) là giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng RPA (tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm) kết hợp với các công nghệ khác như Process Mining, OCR, Intelligent Document Processing, Machine Learning, Conversational AI… Phục vụ khách hàng tại trên 20 quốc gia, 8 ngành dọc (tài chính – ngân hàng, bán lẻ, IT, sản xuất, logistics….), akaBot đã được xếp hạng bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (Gartner Peer Insights, G2…), giành Giải “Oscar của giới công nghệ” Stevie Award, Top 6 nền tảng RPA thế giới do Software Reviews bình chọn, Giải thưởng The Asian Banker 2021…
Đặt lịch hẹn với akaBot để tìm hiểu giải pháp tối ưu vận hành doanh nghiệp ngay hôm nay!