Trong thời điểm các ngân hàng liên tục thay đổi và phát triển để mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì cơ hội để RPA khẳng định vị thế là rất cao. RPA giúp hàng có thể hỗ trợ khách hàng 24/7, triển khai nhanh chóng với khả năng mở rộng cùng lộ trình đánh giá chi tiết… Vậy, 10 trường hợp ứng dụng robot vào ngân hàng phổ biến hiện nay là gì, cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây!
Xem thêm:
- Xu Hướng Sử Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Ngân Hàng
- 7 Trường Hợp Sử Dụng Machine Learning Trong Ngân Hàng
- 10 Xu Hướng Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất
1. Thanh toán thương mại
Việc ứng dụng robot vào ngân hàng để thanh toán thương mại giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời cải thiện sự hiện diện của mình.
Ví dụ: Một ngân hàng ở Ấn Độ với 324 chi nhánh, 226 điểm giao dịch ngân hàng cùng hơn 300 máy ATM đã sử dụng robot phần mềm để tự động hóa những quy trình liên quan đến phát hành, quản lý và thư tín dụng.
Với sự có mặt có robot:
- Tổng thời gian quay vòng đã được cải thiện lên 70%.
- Tăng cường khả năng hiển thị quy trình lên 80%.
- Giảm 50% chi phí vận hành.
2. Mở tài khoản ngân hàng tự động
Với RPA, giờ đây quy trình mở tài khoản sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Với sự can thiệp của robot, giờ đây các lỗi sao chép dữ liệu tồn tại giữa hệ thống ngân hàng lõi và các yêu cầu mở tài khoản mới sẽ bị loại bỏ. Điều này đồng thời giúp nâng cao chất lượng dữ liệu của toàn bộ hệ thống.
Ngay từ tháng 5/2021, HDBank là ngân hàng đã triển khai thành công quy trình số hóa mở tài khoản ngay tại quầy thông qua ứng dụng trên máy tính bảng. Quy trình mới này đã giúp giảm thiểu hoàn toàn những bất cập trong suốt quá trình, tốn thời gian của cả khách hàng lẫn nhân viên giao dịch.
Ngoài ra, với việc ứng dụng công nghệ OCR – trích xuất dữ liệu tự động từ văn bản có sẵn, HDBank đã có thể dễ dàng nhận dạng và định danh người dùng một cách nhanh chóng. Điều này giúp giảm thời gian trung bình cho một giao dịch từ hơn 20 phút xuống chỉ còn vỏn vẹn 5 phút cho toàn bộ quá trình mở thẻ, bao gồm: mở tài khoản, đăng ký các dịch vụ liên quan như SMS Banking, e-Banking, thẻ Debit Card, tiền gửi thanh toán và mở tài khoản tiết kiệm, v.v
3. Báo cáo tự động
Báo cáo đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định uy tín của ngân hàng, vì thế đây là điều tuyệt đối không thể có sai sót. Mặc dù hiện nay có các hệ thống chuyên cung cấp dữ liệu và biểu mẫu để trình bày báo cáo một cách trực quan, dễ nhìn, tuy nhiên chúng không đảm bảo được sự chính xác tuyệt đối mà ngân hàng mong muốn. Lúc này, việc ứng dụng robot vào ngân hàng để thực hiện các báo cáo tự động là điều cần thiết.
Với RPA cùng khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên, ngân hàng có thể dễ dàng chuẩn bị báo cáo với nguồn dữ liệu và thông tin chuẩn xác. Các robot sẽ tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó triển khai quá trình xác nhận, trích xuất, sắp xếp dưới định dạng trực quan và lên lịch để gửi thông tin đến các bên nguồn khác nhau. Điều này không chỉ giúp ngân hàng giảm chi phí vận hành, đồng thời còn tiết kiệm được thời gian.
Societe Generale – một ngân hàng tại Brazil đã vận dụng RPA trong việc tạo cáo báo tự động. Thay vì phải tốn thời gian hàng giờ để xử lý và phân tích dữ liệu, giờ đây với sự hỗ trợ của các bot RPA, công việc này có thể hoàn thành một cách nhanh chóng vào ban đêm. Điều này giúp nhân viên có thể tập trung cho những công việc quan trọng hơn, mang đến dịch vụ với chất lượng tối ưu cho khách hàng.
4. Đối chiếu thẻ tín dụng
Một trường hợp khác của việc ứng dụng robot vào ngân hàng chính là xử lý, đối chiếu thẻ tín dụng. Với RPA, ngân hàng có thể cho phép phát hành thẻ tín dụng phát hành cho khách hàng trong vỏn vẹn vài giờ, thay vì phải tốn vài ngày như trước kia.
Lúc này, các bot RPA có thể điều hướng dễ dàng qua nhiều hệ thống để tiến hành các bước, bao gồm xác thực dữ liệu cũng như kiểm tra lý lịch khách hàng dựa trên quy tắc. Sau đó, RPA sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng bằng cách tiếp cận dựa trên quy tắc.
Hiện nay trên thế giới, Barclays là một trong những ngân hàng đã bắt đầu đưa vào sử dụng RPA để xử lý một loạt các quy trình liên quan đến xử lý hồ sơ tín dụng để đảm bảo độ chính xác.
5. Phát hiện và ngăn chặn gian lận
Gian lận là một trong những mối quan tâm lớn nhất của ngành ngân hàng hiện nay, đặc biệt khi số vụ gian lận ngày càng có xu hướng gia tăng. Lúc này, với sự phát triển của những công nghệ tiên tiến, rõ ràng các trường hợp gian lận lại càng có chiều hướng tăng cao hơn. Lúc này, các ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm tra mọi giao dịch đồng thời xác định được những cách thức gian lận thủ công.
Tuy nhiên, với sự can thiệp của RPA thì mọi thứ sẽ khác. Các bot RPA sẽ sử dụng phương pháp “nếu – thì” để hỗ trợ ngân hàng xác định các gian lận tiềm ẩn, đồng thời cảnh báo cho các bộ phận liên quan.
Ví dụ: Nếu có nhiều giao dịch được diễn ra trong cùng một thời gian ngắn, RPA sẽ tiến hành xác định tài khoản và gửi cảnh báo để tìm ra mối đe dọa tiềm ẩn. Lúc này, ngân hàng có thể tiến hành xem xét kỹ lưỡng tài khoản, đồng thời tiến hành điều tra xem có gian lận hay không (nếu cần).
Barclays cũng là một trong những ngân hàng bắt đầu đưa RPA vào sử dụng trong một loạt các quy trình như phát hiện gian lận, giám sát rủi ro. Điều này giúp ngân hàng có thể đảm bảo giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn.
6. Tuân thủ quy định
Với một loạt những quy tắc, rõ ràng việc tuân thủ theo từng quy định cụ thể thật sự là một trong những nghiệp vụ khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt. Hiện nay, với sự có mặt của các bot RPA, ngân hàng có thể dễ dàng tuân thủ theo các quy tắc được đề ra hơn.
RPA cung cấp công cụ tối ưu để duy trì, đồng thời giám sát, ghi lại và theo dõi mọi khía cạnh tuân thủ trong nội bộ. Về bản chất, các phần mềm được thiết lập như một quy trình làm việc. Lúc này, nhân viên hoặc khách hàng không được phép thực hiện những bước lệch ra khỏi quy trình chuẩn ban đầu. Điều này giúp ngân hàng có thể loại bỏ các thông tin không cần thiết hoặc không chính xác.
Ngoài ra, với khả năng hoạt động 24/7, rõ ràng năng suất và chất lượng của quy trình tuân thủ sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, sự hài lòng của nhân viên cũng được tăng lên khi loại bỏ những nghiệp vụ đơn giản, nhàm chán. Lúc này, họ có cơ hội tập trung vào các nghiệp vụ đòi hỏi trí tuệ con người nhiều hơn, thay vì thực hiện những thao tác thủ công có tính lặp đi lặp lại.
ANZ là một trong những ngân hàng ứng dụng RPA trong việc quản lý nhân sự, đồng thời xử lý chi trả lương cho nhân viên theo lô. Điều này giúp cho ngân hàng có thể giảm thiểu được những sai sót có thể xảy ra, đồng thời cải thiện sự hài lòng của nhân viên.
7. Chăm sóc khách hàng
Trong một ngày, các ngân hàng cần phải giải quyết đa dạng các yêu cầu từ khách hàng, bao gồm truy vấn thông tin tài khoản, trạng thái đơn đăng ký cho đến việc kiểm kê số dư. Lúc này, rõ ràng ngân hàng gặp phải những khó khăn nhất định trong việc phản hồi các truy vấn của khách hàng chỉ trong khoản thời gian ngắn.
Tuy nhiên, với sự góp mặt của RPA, giờ đây mọi chuyện đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Các ngân hàng thường sử dụng các bot RPA để phản hồi các truy vấn của khách hàng trong thời gian thực, đồng thời giảm thiểu thời gian quay vòng xuống chỉ còn vài giây. Điều này góp phần giải phóng nguồn nhân lực cho các nhiệm vụ quan trọng hơn.
Ngoài ra, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), các bot RPA cũng có thể giải quyết các truy vấn mang tính ra đưa ra quyết định. Đồng thời với sự hỗ trợ của NLP, Chatbot có thể hiểu ngôn ngữ tự nhiên, từ đó dễ dàng trò chuyện với khách hàng và phản hồi như chính nhân viên thực.
TPBank là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng robot vào ngân hàng ngay từ năm 2017. Ngân hàng đã sử dụng sản phẩm trợ lý ảo TAio trên trang fanpage Facebook để phản hồi các thông tin của khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
8. Lập hóa đơn
Các ngân hàng cần phải trả lời các yêu cầu của kiểm toán viên đối với những báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp. Lúc này, các bot RPA đã được sử dụng để thu thập tất cả số dư trong tài khoản khách hàng, sau đó gửi lại cho thư ký dưới định dạng tài liệu Word. Điều này có thể rút ngắn thời gian từ vài giờ, có thể lên đến vài ngày xuống còn vỏn vẹn vài phút mà thôi.
Với việc vận dụng robot vào ngân hàng, giờ đây việc lập hóa đơn sẽ trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Bộ phận kế toán có thể giảm thiểu được đến mức tối đa việc sai sót khi nhập liệu hoặc dữ liệu không đồng nhất trên các hệ thống.
Ví dụ: Một ngân hàng có trụ sở đặt tại Vương quốc Anh đã vận dụng RPA trong việc tự động hóa 10 quy trình, bao gồm: hủy ghi nợ trực tiếp, đóng tài khoản, CHAPS, thanh toán, giao dịch nước ngoài, báo cáo kiểm toán, v.v. Việc này giúp cho cả quá trình rút ngắn xuống còn một vài phút, một con số lý tưởng nếu so với quy trình thủ công lên đến 6,7 giờ như trước kia.
9. Quản lý tài sản
Trong một ngày, các ngân hàng cần phải xử lý lượng lớn dữ liệu cũng như liên tục thu thập, cập nhật các thông tin cần thiết như doanh thu, nợ phải trả và chi phí. Sau đó, từ nguồn dữ liệu nói trên, ngân hàng phải tổng hợp và lập ra các báo cáo tài chính. Rõ ràng, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức và rủi ro đối với ngân hàng khi phải xử lý và biên dịch chúng thành báo cáo tài chính hoàn chỉnh.
Đây là lúc RPA có thể khẳng định được giá trị của mình. Với sự xuất hiện của RPA, các ngân hàng có thể thu thập, cập nhật và xác thực lượng lớn thông tin từ các hệ thống khác nhau trong thời gian ngắn. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể đảm bảo tính chính xác trong báo cáo bởi robot thường không mắc lỗi.
Trên thế giới, Barclays là một trong những ngân hàng đã ứng dụng RPA trong việc xử lý các khoản thu, giúp rút ngắn thời gian và hạn chế tối đa những sai sót có thể mắc phải.
10. Xử lý thế chấp
Cho vay là một trong những lĩnh vực quan trọng. Trên thực tế, quy trình cho vay và xử lý thế chấp đòi hỏi phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt nên luôn tốn rất nhiều thời gian. Chính bởi thế nên, việc ứng dụng robot vào ngân hàng để xử lý thế chấp giúp rút ngắn thời gian, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
RPA cho phép dễ dàng tự động hóa các nghiệp vụ quan trọng khác nhau trong quy trình, bao gồm bắt đầu khoản vay, xử lý tài liệu, so sánh tài chính và kiểm soát chất lượng. Lúc này, các khoản vay có thể được phê duyệt nhanh hơn so với cách đối chiếu truyền thống. Ngoài ra, sự có mặt của RPA cũng góp phần giải phóng gánh nặng cho nhân viên, giúp họ có thể tập trung xử lý những công việc có giá trị cao hơn.
akaBot là đơn vị tiên phong trong việc triển khai giải pháp Tự động hóa Quy trình Robot (RPA), hỗ trợ vận dụng robot vào ngân hàng Việt. Trải qua gần 4 năm ra mắt thị trường, akaBot đã đồng hành cùng hơn 200 doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong công cuộc chuyển đổi số. akaBot vinh dự đồng hành cùng các tên tuổi lớn trong ngành tài chính ngân hàng như Mizuho, HSBC, Vietcombank, BIDV, TPBank, v.v.
Với chiến lược “Fast-to-Mass” phù hợp thực tiễn khối ngân hàng tại Việt Nam, akaBot đã vinh dự đạt hơn 10 giải thưởng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là The Asian Banker 2021, IT World Award 2021 cùng Stevie Award 2020. Rõ ràng, với sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, quá trình ứng dụng robot vào ngân hàng Việt giờ đây sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Những lợi ích mà RPA mang đến cho khối ngân hàng là điều không thể phủ nhận. Hiện nay, các ngân hàng Việt đã bắt đầu cuộc đua chuyển đổi số một cách mạnh mẽ khi ứng dụng robot vào ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến. Các ngân hàng có thể thay đổi ngay từ bây giờ để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline: +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền form đăng ký để nhận được những tư vấn chi tiết nhất tại đây.