8 Ví Dụ Về Chuyển Đổi Số Thành Công Của Doanh Nghiệp Việt Nam Và Thế Giới 

Chuyển đổi số mang đến một làn sóng thay đổi trong bối cảnh đại dịch, thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành để thích ứng. Hãy cùng tìm hiểu 8 ví dụ về chuyển đổi số thành công ở doanh nghiệp tại nhiều nhóm ngành giúp bạn đúc kết được những kinh nghiệm quý báu.

Xem thêm:

1. Ví dụ về chuyển đổi số ngành logistics – Doanh nghiệp USP

United Parcel Service (UPS) là doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới và là nhà cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng quy mô lớn trên toàn cầu. UPS có dịch vụ vận chuyển nội địa Hoa Kỳ và quốc tế trải dài hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên sáu lục địa. Với quy mô lớn như vậy, USP thường phải đối mặt với nhiều khó khăn như:

  • Khối lượng công việc lớn: Hàng ngày, UPS thực hiện vận chuyển 20 triệu gói hàng và tài liệu. Mỗi nhân viên của UPS có thể giao tới 100 gói hàng mỗi ngày. 
  • Đại dịch Covid-19 gây tác động tiêu cực đến ngành logistics, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ùn tắc trên các tuyến vận tải, thiếu container diện rộng,… 

Lúc này, chuyển đổi số sẽ là giải pháp phù hợp giúp UPS giảm tải khối lượng công việc cho nhân sự, tối ưu thời gian và nâng cao hiệu quả dịch vụ. UPS đã thực hiện chuyển đổi số từ rất sớm:

  • 2012: Phát triển công cụ để quản lý hệ thống phương tiện – ORION (On-road Integrated Optimization and Navigation) cho phép tối ưu hóa tuyến đường giao hàng, giảm lượng khí thải carbon. Hệ thống cũng giúp tiết kiệm chi phí nhờ tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. 
  • 2015: Phát triển EDGE (Enhanced Dynamic Global Execution) – tập hợp dữ liệu dự án để cải thiện các quy trình hoạt động nội bộ. Ví dụ: hệ thống cho phép tối ưu cách thức xếp các gói hàng vận chuyển. 
  • 2017: Phát triển NPTs (Network Planning Tools) – hệ thống giúp hợp lý hóa luồng vận chuyển của các gói hàng. Kết hợp giữa ORION và NPTs cho phép phân tích và tạo ra hàng loạt các cải tiến cho tuyến đường vận chuyển với thời gian chỉ tính bằng giây.
Hệ thống ORION - giải pháp giúp UPS tối ưu hóa tuyến đường giao hàng
Hệ thống ORION – giải pháp giúp UPS tối ưu hóa tuyến đường giao hàng

2. Ví dụ chuyển đổi số trong ngành dịch vụ – Netflix 

Thành lập từ năm 1997, Netflix ban đầu cung cấp dịch vụ cho thuê trả tiền và bán DVD trực tiếp tại cửa hàng. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet đã đặt Netflix vào thách thức nếu không thay đổi có thể đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, thậm chí là phá sản. 

Năm 2007, Netflix đã có một bước đi vô cùng táo bạo là ứng dụng internet vào mô hình kinh doanh, hướng đến việc khuyến khích khách hàng xem phim qua các thiết bị internet tại nhà. Netflix tận dụng công nghệ lưu trữ đám mây để tạo ra không gian trực tuyến chứa vô vàn các bộ phim ở nhiều thể loại khác nhau. 

Tiếp đó, Netflix đã hợp tác với Amazon để phát triển cơ sở hạ tầng back-end đẳng cấp thế giới. Netflix đồng thời cũng ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp để thu thập dữ liệu chi tiết nhất có thể về khách hàng, tự động đưa đề xuất phù hợp với nhu cầu riêng – mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng.

Netflix - doanh nghiệp thành công từ bỏ mô hình kinh doanh truyền thống để ứng dụng chuyển đổi số
Netflix – doanh nghiệp thành công từ bỏ mô hình kinh doanh truyền thống để ứng dụng chuyển đổi số

Nhờ nhạy bén thực hiện chuyển đổi số, Netflix thu được những thành công ngoài mong đợi. Đến nay, Netflix đã phát triển để trở thành trang web hàng đầu thế giới – nền tảng giải trí phổ biến trên toàn cầu. 

  • Năm 2020 tạo ra doanh thu 24,9 tỷ đô la, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận hoạt động là 4,5 tỷ đô la, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước.
  • Năm 2021, Netflix có 209 triệu người đăng ký trên toàn thế giới…

3. Ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục – ThePowerMBA

Power MBA là chương trình cấp chứng chỉ kinh doanh trực tuyến được phát triển bởi lãnh đạo của các doanh nghiệp như Shazam, Waze và Airbnb. Power MBA ra đời vào năm 2017 với sứ mệnh “mở ra khả năng tiếp cận kiến ​​thức, công cụ và nguồn cảm hứng quan trọng cho tất cả những người muốn học, dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới”.

Các học phần của The Power MBA - mô hình chuyển đổi số trong ngành giáo dục lấy khách hàng làm trung tâm
Các học phần của The Power MBA – mô hình chuyển đổi số trong ngành giáo dục lấy khách hàng làm trung tâm

The Power MBA là ví dụ về chuyển đổi số nổi bật trong lĩnh vực giáo dục. Chương trình Power MBA có nhiều điểm khác biệt với chương trình MBA truyền thống:

  • Các bài học video được ghi lại và phân phối bằng công nghệ hiện đại, Thời lượng bài giảng ngắn;
  • Học viên có thể đăng ký trực tuyến và học tại nhà;
  • Chi phí khóa học không quá lớn;
  • Giảng viên là lãnh đạo của các doanh nghiệp, tập đoàn chứ không phải các giáo sư trong trường học.

Mô hình chuyển đổi số dựa trên công nghệ và lấy khách hàng làm trung tâm của Power MBA thể hiện nhiều ưu việt và nhanh chóng “gặt hái” thành công. Theo thống kê của Business Because, chương trình hiện có 35.000 học viên, cựu học viên và mỗi tháng có khoảng 3.000 học viên mới đăng ký tham gia. 

4. Ví dụ về chuyển đổi số trong ngành sản xuất, bán lẻ – Nike

Nike là một thương hiệu đồ thể thao được thành lập vào năm 1964. Trải qua nhiều thập kỷ tồn tại và phát triển, Nike đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên thiết kế, phát triển và phân phối sản phẩm thể thao quy mô toàn cầu. 

Là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử nên mô hình kinh doanh của Nike về cơ bản cũng có phần truyền thống và khó thay đổi. Nike đã phải trả giá vì mô hình kinh doanh chậm chạp và có phần lỗi thời. Cụ thể vào đầu năm 2017, giá cổ phiếu của Nike tụt xuống khoảng 52 USD và doanh thu chỉ đạt 33,5 tỷ USD. 

Các lãnh đạo của Nike nhanh chóng nhận thấy điều này và đưa ra những quyết định kịp thời. Từng bước trong nỗ lực đổi chuyển đổi số đã giúp Nike vực dậy và sau 2 năm kể từ khi bắt đầu những bước chuyển mình đầu tiên, đến năm 2019 giá cổ phiếu của Nike đã tăng lên 88 USD. Chuyển đổi số ở Nike diễn ra như sau:

  • Kinh doanh trực tuyến, kết nối online, thương mại điện tử: Nike xây dựng hệ sinh thái mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng thuận tiện mua sắm mà không cần trực tiếp tới cửa hàng. Đồng thời, dữ liệu về khách hàng cũng được ghi nhận chi tiết và phân tích để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
  • Ứng dụng SNKRS: Khách hàng có thể tìm hiểu về các mẫu giày sắp được phát hành, tìm kiếm và mua các mẫu mã mình ưng ý ngay trên ứng dụng. Khả năng lưu trữ thông tin giao dịch giúp khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng. Nike cũng sử dụng SNKRS như một công cụ marketing để đẩy mạnh việc bán hàng.
  • Ứng dụng Nike Fit: Ứng dụng này giải quyết bài toán lớn nhất của mô hình kinh doanh trực tuyến – nhu cầu thử sản phẩm. Được trang bị công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) kết hợp với AI và ML ứng dụng đề xuất mẫu giày phù hợp và cho phép khách hàng trải nghiệm thử giày online.
Ứng dụng SNKRS - dấu ấn trong hành trình chuyển đổi số của Nike.
Ứng dụng SNKRS – dấu ấn trong hành trình chuyển đổi số của Nike.

5. Ví dụ về chuyển đổi số ngành ngân hàng, tài chính – TPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (hay TPBank) là đại diện tiêu biểu của Việt Nam khi nhắc đến ví dụ về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. TPBank được thành lập vào năm 2008 hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Tuổi đời tương đối trẻ và là ngân hàng thương mại tư nhân nên TPBank cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là các tác động tiêu cực từ khủng hoảng đại dịch.

TPBank - ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số - đơn vị 3 năm liên tiếp được vinh danh là “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc"
TPBank – ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số – đơn vị 3 năm liên tiếp được vinh danh là “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”

Nhận thấy chuyển đổi số là lời giải phù hợp nhất, TPBank đã theo đuổi chiến lược chuyển đổi số từ rất sớm với việc đầu tư bài bản cho công nghệ. Sản phẩm, dịch vụ của TPBank hiện nay sử dụng AI và các công nghệ hiện đại khác như: máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) hay nhận dạng ký tự quang học (OCR). 

Ngân hàng này cũng triển khai gần 300 bot ảo – ứng dụng công nghệ tự động hóa RPA của akaBot trong vận hành nội bộ để rút ngắn thời gian xử lý quy trình, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và giải phóng sức lao động cho nhân sự. Nhờ những nỗ lực chuyển đổi số, TPBank đạt danh hiệu “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” do Hội truyền thông số Việt Nam trao tặng trong 3 năm liên tiếp.

Một đại diện quốc tế khác góp mặt trong hệ thống các ngân hàng chuyển đổi số là Ngân hàng Thương mại Kuwait (CBK). Ngân hàng này đã triển khai giải pháp trò chuyện video trực tiếp để tăng mức độ tương tác của người dùng thông qua các hoạt động ngân hàng trực tuyến. Nhờ khả năng phản hồi khách hàng theo thời gian thực và nhanh chóng giải quyết vấn đề cho khách hàng mà CBK đã gia tăng được sự tín nhiệm từ phía người dùng.

6. Ví dụ chuyển đổi số trong ngành chăm sóc sức khoẻ 

Đại dịch COVID-19 xuất hiện và thay đổi đáng kể hiện trạng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đại dịch thay đổi sở thích của người tiêu dùng, thay đổi cách thức và phương thức khám chữa bệnh. Đối mặt với những xu hướng này, các cơ sở chăm sóc sức khỏe đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ số để có giải pháp thích ứng phù hợp.

Ngoài tác động từ đại dịch, hệ thống y tế cũng nhận ra rằng chuyển đổi số là điều cần thiết để cải thiện dịch vụ và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Trên thực tế, trong hai thập kỷ gần đây, nhiều bệnh viện và hệ thống y tế đã áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động chăm sóc sức khỏe. 

Các nỗ lực áp dụng công nghệ như: thống hồ sơ sức khỏe điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (VR)  trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hãy cùng xem VR được áp dụng trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân mang đến lợi ích như thế nào:

  • Giảm đau: Thật khó tin nhưng các cơ sở chăm sóc sức khỏe đang sử dụng VR để hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân. Về cơ bản VR có thể hỗ trợ giảm đau tâm lý, không giảm đau vật lý.
  • Mô phỏng VR để giúp bác sĩ và bệnh nhân hiểu tình trạng bệnh: Mô phỏng thực tế để giúp biểu thị cảm giác và trải nghiệm các giai đoạn bệnh. 
  • Tăng tốc độ phục hồi trong vật lý trị liệu: Kết hợp VR và ML giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi trong vật lý trị liệu.
Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã được thực hiện từ sớm, trước cả khi đại dịch Covid-19 xuất hiện
Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã được thực hiện từ sớm, trước cả khi đại dịch Covid-19 xuất hiện

7. Ví dụ chuyển đổi số trong thương mại điện tử – chiến lược đa kênh của Sephora 

Sephora vốn là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng toàn cầu. Sephora hiện cung cấp các sản phẩm làm đẹp, trang điểm, chăm sóc da, tóc và nước hoa. Đến nay, Sephora đã có hơn 2500 cửa hàng, có mặt tại hơn 33 quốc gia với 250 thương hiệu và 16000 sản phẩm. 

Sephora về cơ bản khó tránh khỏi những tác động từ sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong thời đại internet đang chiếm lĩnh. Nhận thấy điều này, lãnh đạo Sephora đã nhanh chóng đưa ra quyết định phát triển song song việc kinh doanh truyền thống và kinh doanh hiện đại. Ngoài duy trì các cửa hàng bán lẻ, Sephora đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến và phát triển thương mại điện tử. 

Kết hợp Sephora Virtual Artist và thương mại điện tử giúp Sephora nhanh chóng thu về những kết quả ngoài mong đợi khi triển khai kinh doanh trực tuyến.
Kết hợp Sephora Virtual Artist và thương mại điện tử giúp Sephora nhanh chóng thu về những kết quả ngoài mong đợi khi triển khai kinh doanh trực tuyến.

Không chỉ giúp khách hàng mua sắm trực tuyến các sản phẩm, kênh bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử của Sephora:

  • Ghi nhận dữ liệu về khách hàng để cải thiện chăm sóc, tối ưu chuyển đổi và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
  • Hợp tác với Google để phát nội dung video trên Google Home Hub tại cửa hàng giúp khách hàng khám phá thêm về sản phẩm.
  • Sephora Virtual Artist: Mang đến trải nghiệm trực tiếp 3D, không cần sử dụng mỹ phẩm vật lý cũng biết được hình ảnh chân thực của sản phẩm khi sử dụng lên bản thân.

8. Ví dụ chuyển đổi số trong ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống

Phần lớn các doanh nghiệp thực phẩm đều phải đối mặt với thách thức từ sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ trên thị trường cùng những tác động trong sự thay đổi từ phía người dùng. Ứng dụng chuyển đổi số giúp họ cải thiện trải nghiệm khách hàng và duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khách hàng của Domino's Pizza giờ đây có thể đặt hàng và theo dõi quá trình giao hàng trên ứng dụng.
Khách hàng của Domino’s Pizza giờ đây có thể đặt hàng và theo dõi quá trình giao hàng trên ứng dụng.

Các ví dụ về chuyển đổi số sau đây sẽ chỉ rõ sự chuyển mình của doanh nghiệp ngành thực phẩm:

  • AB InBev: Phát triển ứng dụng B2B để hỗ trợ nhân viên bán hàng, xây dựng phòng thí nghiệm Beer Garage để khai thác trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và Internet vạn vật (IoT) nhằm cải thiện sản phẩm để tối ưu trải nghiệm khách hàng,… 
  • Domino’s Pizza: Phát triển chatbot AI cho phép khách hàng đặt hàng online mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên, đồng thời thông tin cập nhật về tình hình chuẩn bị và giao hàng cũng được gửi cho khách theo thời gian thực. Nhờ đó, Domino’s Pizza đã tăng được sự hài lòng từ phía khách hàng.

Qua những ví dụ về chuyển đổi số trong một loạt các ngành, lĩnh vực của đời sống, dễ dàng thấy được xu hướng chuyển đổi số đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp dù ở ngành nghề, lĩnh vực nào cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi chuyển đổi số. Việc làm cần thiết là nghiên cứu, chuẩn bị và nhanh chóng có những bước đi phù hợp. 

Lời khuyên cho các doanh nghiệp đang “chập chững” bước vào hành trình chuyển đổi số là nên tìm kiếm một đơn vị đồng hành có kinh nghiệm. Một trong những ví dụ điển hình có thể nhắc đến akaBot – đơn vị đã đồng hành cùng 200+ doanh nghiệp lớn nhỏ thực hiện chuyển đổi số. Với lợi thế tự chủ công nghệ và rất nhiều điểm mạnh khác, akaBot tự hào sẽ trở thành người đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ theo hotline: +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền form đăng ký tư vấn

0 Share
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe to Our Newsletter
Donec euismod arcu vel neque volutpat, sed ullamcorper tortor blandit. Spendisse potenti lacus neque.