Đại dịch Covid-19 đang tác động tương đối nghiêm trọng đến hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng. Đơn cử một thống kê cho thấy tại Anh, 368 ngân hàng đã bị buộc đóng cửa và tỷ lệ vốn cấp 2 giảm tới 2 điểm % ở một số ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là đòn bẩy thúc đẩy sự chuyển biến và thích nghi của ngân hàng, tạo điều kiện cho các xu hướng và nền tảng kỹ thuật số phát triển. Vậy, 7 xu hướng chuyển đổi số ngân hàng đầu năm 2022 là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
1. Đầu tư mạnh mẽ hơn vào chuyển đổi số
Chuyển đổi số là xu hướng trong năm 2021 và dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2022. Bằng chứng là hàng loạt những “cú bắt tay” trị giá hàng triệu USD giữa những đơn vị công nghệ hàng đầu và ngân hàng nhằm bắt kịp với sự thay đổi không ngừng của cuộc cách mạng 4.0.
Trên thế giới, hàng loạt ngân hàng ra mắt những sản phẩm/dịch vụ trên nền tảng số nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số như Kotak 811 của Ngân hàng Kotak Mahindra Bank (Ấn Độ), UBX của Union Bank (Philippines) hay Ngân hàng kỹ thuật số (Neobank) Klar của Mexico. Một số ngân hàng Việt Nam cũng hòa cùng xu hướng chuyển dịch số như MBBank, VPBank Neo của VPBank hay Digibank của Vietcombank.
Bằng cách đầu tư vào công nghệ hiện đại như định danh khách hàng online (eKYC), nền tảng Chuỗi khối (Blockchain), Điện toán đám mây (Cloud computing)… các ngân hàng giúp khách hàng giảm thủ tục phiền phức, mang đến những trải nghiệm vượt trội trên mọi nền tảng.
2. Kết hợp dữ liệu và AI đang là xu hướng chuyển đổi số ngân hàng
Theo Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, ước tính rằng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) có thể mang lại giá trị lên đến 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm cho ngành ngân hàng. Cũng theo khảo sát từ McKinsey, gần 60% doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính đã tích hợp ít nhất một ứng dụng của AI trong quy trình vận hành.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngân hàng giúp các ngân hàng kết nối với khách hàng 24/7 thông qua hệ thống Chatbots, thu thập và phân tích dữ liệu người dùng trên mọi điểm chạm, hỗ trợ quyết định quản lý rủi ro tài chính hay ra quyết định đầu tư.
Ngoài ra, AI còn là trợ thủ đắc lực cùng với công nghệ Máy học (Machine learning), Dữ liệu lớn (Big Data) giúp khai thác hiệu quả dữ liệu, dự báo chính xác, tăng khả năng đưa ra quyết định phù hợp và khám phá những cơ hội mới để tăng mức lợi nhuận đáng kể.
Xem thêm: 7 Trường Hợp Sử Dụng Machine Learning Trong Ngân Hàng
3. Tập trung nhiều hơn vào khách hàng trên thiết bị di động
Theo Bankmycell ước tính, có khoảng hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới sử dụng thiết bị di động, tương đương 91,69% tổng dân số toàn thế giới. Đây chính là cơ hội để các ngân hàng đẩy mạnh và nâng cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng di động.
Ngân hàng di động (mobile banking) đang trở thành xu hướng trong thời đại smartphone lên ngôi. Báo cáo Ngân hàng Bán lẻ Thế giới 2020 chỉ ra rằng 55% khách hàng ưa chuộng ngân hàng di động (Mobile banking) so với 47% trước đại dịch Covid-19.
Về phía ngân hàng, hình thức mobile banking giúp tiết kiệm 43 lần chi phí so với một chi nhánh ngân hàng, 13 lần so với ATM và 2 lần so với ngân hàng trực tuyến (Internet banking) – Theo một báo cáo của KPMG.
Với sự ra đời của các hình thức thanh toán di động thông minh, thách thức đặt ra cho ngành ngân hàng đó là không ngừng cải tiến và đổi mới các ứng dụng ngân hàng di động để trở thành hệ sinh thái giao dịch, quản lý tài chính, mua sắm đa dạng và đầy đủ tiện ích cho khách hàng.
4. Đầu tư RPA cho các quy trình Back-Office
Ứng dụng robot trong ngân hàng đang trở nên phổ biến trong đó công nghệ Tự động hóa quy trình bằng robot (Robotics Process Automation – RPA) đang dần dẫn đầu xu hướng công nghệ trong năm nay.
Theo Grand View Research, quy mô thị trường RPA toàn cầu được định giá 1,57 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (Compound Annual Growth rate – CAGR) là 32,8% từ năm 2021 đến năm 2028. Công ty tư vấn Gartner còn dự đoán rằng 90% doanh nghiệp lớn toàn cầu sẽ ứng dụng một phần của công nghệ RPA trong năm 2022.
Bằng việc ứng dụng RPA, các robot phần mềm có khả năng thu thập dữ liệu, sau đó mô phỏng và tự động hóa các thao tác của con người. RPA được coi là công cụ đắc lực giúp ngân hàng tối ưu hiệu suất vận hành, tinh gọn những nghiệp vụ ngân hàng và quy trình back-office lặp đi lặp lại, cho phép lực lượng lao động tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp hơn.
Đặc biệt, một trong những lợi thế của RPA chính là không yêu cầu doanh nghiệp thay đổi đáng kể hệ thống hiện tại hay phát triển ngôn ngữ lập trình cao siêu, do đó giảm thiểu nhân lực giám sát IT và chi phí vận hành phần mềm.
5. Tăng cường các hoạt động xã hội và môi trường
Hiện nay, ngân hàng là lĩnh vực có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Hơn thế, ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm đến yếu tố trách nhiệm và xã hội của ngân hàng mà họ lựa chọn sử dụng.
Xu hướng chuyển đổi số ngân hàng này được dự đoán sẽ nở rộ trong năm 2022, tạo ra vô vàn cơ hội cho các doanh nghiệp đóng góp tích cực cho xã hội, môi trường thông qua các chiến lược xanh, tạo kết nối với khách hàng và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
Dữ liệu lớn và các hoạt động nghiên cứu, phân tích sẽ hỗ trợ sáng kiến này bằng việc cho phép các tổ chức tài chính thu thập kết quả từ các dự án xã hội, môi trường và thực hiện báo cáo cho công chúng. Điều này sẽ duy trì tính bền vững và minh bạch của các hoạt động này.
6. Tập trung kết nối cảm xúc với khách hàng
Kết nối cảm xúc chính là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự gắn kết lâu dài của khách hàng đối với các công ty dịch vụ tài chính, theo Financial Brand. Đặc biệt đại dịch Covid-19 là ngọn nguồn làm tăng cảm giác cô độc của con người. Do đó, tăng cường kết nối cảm xúc với khách hàng là điều mọi doanh nghiệp cần hướng đến.
Tuy nhiên, những kết nối cảm xúc vô hình này thường không được các công ty tài chính nắm bắt khi nghiên cứu thị trường. Trái lại, họ thường tập trung vào khía cạnh tính năng, tiện ích hay giá trị sản phẩm. Thực tế là, sản phẩm và dịch vụ được tuy được sáng tạo và đổi mới liên tục nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tỷ lệ bán chéo (cross-selling) trì trệ và các chiến thuật bán hàng truyền thống dần đi vào ngõ cụt.
Vì vậy, các ngân hàng cần nhận thức được rằng, chìa khóa để đẩy mạnh sự phát triển bền vững nằm ở việc kết nối với khách hàng ở cấp độ cảm xúc. Những nhu cầu, mong muốn và cảm xúc rõ rệt của khách hàng cần phải được nghiên cứu để đưa ra chiến lược kết nối cảm xúc phù hợp nhất. Tránh việc gán ghép cảm xúc một cách gượng ép vì điều này sẽ gây hiệu ứng tiêu cực đối với khách hàng và làm giảm chất lượng mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
7. Tự động hoá và tăng cường chuyển đổi sang EQ
Trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient – EQ) đang dần trở thành một phần quan trọng trong chiến lược vận hành và phát triển của các tổ chức tài chính. Như đã đề cập, kết nối cảm xúc chính là phương thức hữu hiệu giúp nâng cao vị thế trong lòng khách hàng và đẩy mạnh mối quan hệ lâu dài với họ. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần khơi gợi ước muốn của khách hàng, tạo cho họ niềm tin, trở thành nơi họ ưa thích và tìm đến.
Một ví dụ là nền tảng ngân hàng BELLA với việc tích hợp EQ để tạo nên một cộng đồng người dùng thân thiện, luôn thấu hiểu, giúp đỡ mọi người xung quanh. Bằng chứng là khi quẹt thẻ ghi nợ BELLA, người dùng có thể nhận được một điều bất ngờ (BELLA Surprise) từ một thành viên khác trong cộng đồng hoặc từ chính BELLA.
Song song với chuyển đổi số và các hình thức tích hợp EQ, các tổ chức còn cần đẩy mạnh phát triển quy trình tự động hóa. Ở đây chính là những quy trình thủ công tẻ nhạt, tiêu tốn nhiều thời gian và nhân sự. Việc kết hợp giữa con người và tự động hóa thông minh sẽ giúp ngân hàng tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, giải phóng nhân viên khỏi những công việc đơn điệu và dành thời gian cho các công việc mang lại giá trị tích cực.
Lời kết
Như vậy, bài viết đã giới thiệu chi tiết về 7 xu hướng chuyển đổi số ngân hàng năm 2022. Chuyển đổi số là một hành trình dài, đòi hỏi các ngân hàng phải tích cực thích nghi và triển khai các giải pháp số toàn diện, hiệu quả. Bên cạnh công nghệ AI, Big Data, RPA đang nhận được sự quan tâm lớn nhờ lợi ích vượt trội mà nó mang lại cho các doanh nghiệp ngân hàng.
akaBot là đơn vị tiên phong trong việc triển khai RPA tại các ngân hàng Việt Nam, đồng hành cùng 200 doanh nghiệp tài chính trong nước và quốc tế. Với việc thấu hiểu thị trường Việt Nam và APAC cùng đội ngũ giàu kinh nghiệm, quy trình tự động hóa và chuyển đổi số của ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Các ngân hàng có thể nhanh chóng triển khai công nghệ RPA ngay từ bây giờ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline +84 (24) 3 768 9048 hoặc điền form đăng ký để nhận được những tư vấn chi tiết nhất tại đây.